Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Tre Việt Nam Nguyễn Duy Có rất nhiều bài thơ hay viết về cây tre Việt Nam nhưng ta không thể "nhầm" bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy với các bài thơ khác. Nó sẽ cùng đồng hành với tác giả và sống mãi với thời gian. Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Các tập thơ: Cát trắng, ánh trăng (giải thưởng văn học về thơ 1984) của Nguyễn Duy đã ghi nhận những thành công bước đầu của nhà thơ. Bài Tre Việt Nam nằm trong tập Cát trắng được giải thưởng báo Văn nghệ 1972-1973 đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và sáng tạo của nhà thơ. Bằng hình tượng thơ gợi cảm và có chiều sâu triết lí, Qua, hình ảnh "tre xanh" ngàn đời, tác giả đã thành công trong việc miêu tả tính cách của người Việt Nam. Bao trùm bài thơ là giọng điệu trữ tình. Bài thơ Tre Việt Nam được làm theo thể thơ lục bát quen thuộc. Tuy nhiên có "câu lục" ở phần đầu và phần cuối có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn không ngoài mục đích tăng tính trữ tình cho bài thơ. Câu lục mở đầu bài thơ được ngắt ra làm hai dòng thơ gây sự chú ý về hình ảnh tre xanh: Tre xanh xanh tự bao giờ? Nếu để nguyên câu lục: Tre xanh xanh tự bao giờ? Thì sự chú ý sẽ bị giảm đi rất nhiều bởi nhịp điệu dàn trải 2/2/2 của câu thơ, không gây ấn tượng với người đọc. Tương tự như vậy, câu lục cuối bài đã tách ra làm ba dòng thơ để làm nổi bật dòng chảy của thời gian là bất tận. Và câu bát vẫn được giữ nguyên nhịp điệu 2/2/2/2 kéo dài với ba điệp từ xanh khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh sắc quê hương, sức sống mãnh liệt của dân tộc là vĩnh hằng, là muôn thuở như màu xanh của tre: Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. Nghệ thuật ngắt nhịp trong một số câu 6 thành 2 nhịp lẻ 3/3 đã làm cho giọng thơ, nhịp điệu biến đổi đầy tính thẩm mĩ: - Thân gầy guộc lá mong manh - Có gì đâu / có gì đâu - Năm qua đi / tháng qua đi. Cách ngắt nhịp lẻ ấy, lúc thành hai vế biến đổi, lúc lại lấy lại vần thơ để gây ấn tượng và cảm xúc về nhạc tính, về âm điệu trữ tình thiết tha. Nghệ thuật nhân hóa đã góp phần làm cho thơ của Nguyễn Duy có chiều sâu triết lí: Tre đã trở thành biểu tượng cho đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Với sự cần cù, siêng năng, chịu khó, ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời hàng loạt các hình ảnh nhân hóa hồn nhiên, ý nhị gợi cho ta những liên tưởng thấm thìa: Tre đu, Tre hát, Tre yêu nhiều, không dứng khuất mình.. Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh, Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Câu thơ giàu chất triết lí nhưng vẫn rất thơ. Có trời "xanh" nên mới có "tre xanh". Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập, tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc ta. Tả tre trong bão bùng thử thách. Hàng loạt hình ảnh nhân hóa sống động, thấm đậm tình người: Tay ôm, tay niu, thương nhau tre chẳng ở riêng, có manh áo cộc tre nhường cho con. Phải chăng đó là tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết sẻ chia trong một cộng đồng! Vậy thì nhà thơ đang nói tre hay nói chính con người Việt Nam, về đạo lí làm người. Đạo lí làm người là lòng trung hiếu, tình yêu nước thương nhà đã trở thành cái gốc của dân tộc ta và được ông cha truyền lại cho muôn dời con cháu. Nhà văn không nói thẳng ra mà lại ý nhị gửi gắm qua hình tượng tre với một lối tư duy nghệ thuật độc đáo: Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyến cái gốc truyền đời cho măng Lại nói đến "măng" tre vẫn lối tư duy dộc đáo và mới mẻ, nhà thơ đã ví măng với mũi chông nhọn hoắt: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã thẳng nhủ chông lạ thường. Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp gợi liên tưởng cho người đọc, đó chẳng phải là nhà văn đang ca ngợi chí hiên ngang, tinh thần bất khuất của triệu triệu thế hệ con người dũng mãnh như cả rừng măng, rừng chông nhọn hoắt đang thách thức với kẻ thù? Câu thơ có chất trí tuệ nhưng vẫn không mất đi chất trữ tình, vẫn phảng phất đâu đó "hồn" cạ dao. Tre và măng lại được nhân hóa, ca ngợi mẫu tử, tình thâm. Người cũng như tre: Hồn hậu, giàu đức hy sinh: Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con Lòng mẹ Việt Nam được nói đến đậm đà, sâu sắc và cảm động quá! "Măng" lại tiếp tục được nhân hóa: Lớp măng con tượng trưng cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Các em là tinh hoa dân tộc, xứng đáng kế tục sự nghiệp của cha ông: Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gỉ lạ đâu. Tre già măng mọc là một câu tục ngữ quen thuộc đã trở thành biểu tượng của thế hệ trẻ - tương lai của đất nước. Mỗi nhà văn lại có cách thể hiện khác nhau. Măng mọc trên phù hiệu ờ ngực của thiếu nhi Việt Nam - lứa tuổi măng non của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. (Thép Mới). Mỗi cách thể hiện đều in đậm phong cách của từng nhà văn. Trong bài thơ, nghệ thuật sử dụng điệp từ "xanh" được nhắc đi nhắc lại khẳng định cảnh sắc và sức sống mãnh liệt của quê hương, đất nước như màu xanh muôn thuở của tre. Qua bài thơ Tre Việt Nam, ta thấy Nguyễn Duy đã thừa kế những ý tưởng truyền thống về Cây tre Việt Nam và diễn tả thành thơ bằng những nét nghệ thuật riêng của mình: Cấu trúc câu thơ lục ngắt nhịp có nhiều biến đổi và có sự cách tân đáng quí. Sử dụng biến đổi hài-hòa, các biện pháp tu tứ, nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, điêp từ, điệp ngữ được vận dụng sáng tạo để viết nên nhịp câu thơ đầy hình ảnh, nhạc điệu, đậm đà màu sắc dân gian. Câu thơ đa thanh, đa nghĩa, có lúc mang ý vị như mang những triết lí vô cùng thấm thìa: Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh "." Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm, vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng, Tre già măng mọc có gì lạ đâu. Tần số từ "xanh" xuất hiện nhiều lần trong bài thơ cho ta thấy cái tài sử dụng ngôn từ tạo lên tính hình tượng vồ tính truyền cảm cho lời thơ đẹp. Tre Việt Nam là bài thơ hay. Có rất nhiều bài thơ hay viết về cây tre Việt Nam nhưng ta không thể "nhầm" bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy với các bài thơ khác. Nó sẽ cùng đồng hành với tác giả và sống mãi với thời gian. Ý nghĩa bài thơ Tre Việt Nam "Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy, được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương, truyền cảm. Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng cây tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam: "Tre xanh, Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa.. đã có bờ tre xanh". Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững: "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau, tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người." Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh cây tre, măng tre, để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta: "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm". Hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường". Hay: "Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre". Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền: "Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con". "Tre già măng mọc" là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai. Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bền vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau: "Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh". Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre; yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước; thêm tự hào về những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Phân tích bài Cây Tre của Nguyễn Duy Nhắc đến Nguyễn Duy ta thường nhớ đến bài thơ Ánh Trăng thế nhưng ngoài bài thơ ấy Nguyễn Duy còn mang đến cho chúng ta một bài thơ hay không kém và đặc biệt nó còn có ý nghĩa nói đến nhân dân ta. Đó chính là bài thơ Tre Việt Nam. Nói về hình ảnh làng quê của đất nước ta không thể thiếu được hình bóng của những cây tre cao vút, mọc thành khóm thành cụm bên nhau. Bài thơ là những nét về cây tre ấy nhưng đồng thời nó thể hiện cho phẩm chất vẻ đẹp của con người Việt Nam ta. Nhà thơ bắt đầu bằng hai từ tre xanh. Và tiếp đến là câu hỏi cây tre xanh ấy có từ bao giờ: "Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa.. đã có bờ tre xanh" Hai tiếng tre xanh gợi lên cho những con người Việt Nam chúng ta một cảm xúc vô cùng bâng khuâng chạnh lòng mà nhớ đến những huyền thoại bên cạnh những cây tre ấy. Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa rất xưa rồi. Cách mở đầu đi thẳng vào hình ảnh tre xanh đã làm hấp dẫn người đọc bởi vì tre xanh đối với nước ta mà nói quả thật là thứ cây đại diện cho những chiến thắng những đấu tranh bền bỉ lâu dài. Nguyễn Khoa Điềm cũng nói "Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc". Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Gióng, cây tre trăm đốt.. Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó. Đến những câu thơ tiếp theo Nguyễn Duy vẽ lên những vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp ấy ta thấy được những phẩm chất của con người Việt Nam ta: Thứ nhất là vẻ đẹp của màu sắc, hình dáng của những cây tre xanh nước ta: "Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu" Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau. Thứ hai, cây tre Việt Nam có sức sống mãnh liệt, con người Việt Nam cũng vậy: "Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm" Sức sống của tre xanh vượt qua biết bao nhiêu là sự nghèo khổ. Đất đá kia bạc màu không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi vì rễ kia siêng tìm nguồn dinh dưỡng. Cho nên đất có nghèo thì tre vẫn xanh tốt mà thôi. Và khi ấy tre vẫn vươn mình đu đưa theo những ngọn gió, tre in mình lên những khoảng trời xanh tôn lên vẻ đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam. Và cứ như thế tre xanh Việt Nam cao vút trên nền trời và không bao giờ đứng khuất bóng râm của một loài cây nào khác bởi chính tre cũng cao lắm rồi. Trước mắt ta Nguyễn Duy đã vẽ lên một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, cái màu xanh của tre hòa quyện với cái màu xanh của bầu trời, tre đu mình theo gió tạo nên một cảnh sắc bình yên vốn có của nước ta. Và qua những hình ảnh ấy Nguyễn Duy muốn nói đến phẩm chất của con người. Đó là phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta tuy nhỏ bé hiền lành thế nhưng cho dù nghèo đói cũng không chịu đứng bóng râm của ai, không chịu luồn cúi mà sống ngay thẳng đôi chân bước đi, đôi tay kia tìm việc để lo cho cuộc sống. Sự cần cù đối với nhân dân ta là một đức tính không thể thiếu. Thứ ba là vẻ đẹp của những khóm tre san sát bên nhau, bao bọc lấy nhau trước những sóng gió nắng mưa của đất trời: "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con" Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống "tre già măng mọc" của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. Trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như "lá lành đùm lá rách". Khổ thơ cuối nhà thơ miêu tả hình ảnh măng non như biểu tượng cho những thế hệ thiếu niên nhi đồng: "Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau, Mai sau, Mai sau.. Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh" Sự truyền nối tre già măng mọc là truyền sinh tồn của tre, những búp măng mới nhú cũng đã mang những dáng hình của tre rồi. Và năm tháng qua đi cho đến mai sau thì thì đất vẫn mang một màu xanh của những cây tre xanh ấy. Điệp từ mai sau kết hợp với câu thơ cuối với điệp từ "xanh" thể hiện cảnh vật nước Việt luôn xanh màu tre xanh. Con người Việt Nam những thế hệ thiếu niên nhi đồng lớn lên cũng mang những dáng hình của ông bà tổ tiên và đến mai sau nữa thì phẩm chất con người Việt Nam vẫn mãi đẹp như cây tre ấy. Qua đây ta thấy Nguyễn Duy không nói tre xanh như thép mới: "Tre anh hùng lao đông, tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín" mà đi miêu tả sức sống bình thường của tre để qua đó vẫn thấy lấp lánh những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam ta. Cảm thụ bài cây tre việt nam Đây là bài thơ Nguyễn Duy sáng tác trong thời còn trẻ, khi đang là một người lính thông tin trong quân đội. Bài thơ đã cùng một số tác phẩm khác giúp anh đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ 1972. Tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và các giáo trình đại học. Nhiều ý kiến đã phân tích, bình luận, bình giảng, cảm nhận bài thơ đặc biệt này. Tuy nhiên, điểm đặc biệt nhất khiến bài thơ thành công thì có ít người nói đến hoặc chỉ sơ sài vài nhận định trong phân tích của mình. Theo chúng tôi, thành công của bài thơ, điểm khiến nó khác biệt và được yêu thích nằm chính ở chỗ: Tác giả có một điểm nhìn mới và khác với tất cả những ai đã viết về tre trước đó, đồng thời và ngay cả sau này. Chính ở cách quan niệm, niềm cảm hứng, nghệ thuật diễn đạt thơ ca đã tạo nên một tác phẩm thành công vượt trội. Cái cốt lõi đó có thể diễn đạt bằng đẳng thức: Cây tre = Người dân = Nông dân = Việt Nam. Trong thơ ca trung đại phương Đông cũng như Việt Nam, người ta nhìn về tre rất khác Nguyễn Duy. Họ không tạo cho anh bất cứ một tiền lệ cảm hứng chủ đạo nào theo hướng đó để tiếp thu. Đối vớ họ, tre chính là TRÚC với tính ước lệ (theo mô thức cũ) từ tên gọi. Chỉ cần khảo sát một trường hợp tiêu biểu, cụ thể là chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó. Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi sáng tác Quốc âm thi tập, một tập thơ chữ Nôm đầu tiên của nền văn học Việt Nam với 254 bài. Trong tập này có đến 35 bài có hình ảnh trúc xuất hiện cộng thêm vào đó là mục TRÚC THI gồm bai bài tứ tuyệt thủ vĩ liên ngâm. Một con số rất ấn tượng về định lượng, nói lên rằng, thi hào đã dành cho tre một ưu ái đặc biệt. Trong 35 lần xuất hiện hình ảnh đó, ta dễ dàng "đọc" ra thông điệp của nó: - Hình ảnh trúc cụ thể: 5 lần chỉ gậy trúc, máng nước trúc, pháo trúc. - Hình ảnh trúc vừa cụ thể vừa biểu trưng cho không gian ẩn dật: 20 lần với các kết cấu am trúc, hiên trúc, ổ trúc, đường trúc, vườn trúc, cửa trúc, khóm trúc làm dậu, bóng trúc, bến trúc. - Hình ảnh trúc biểu tượng cho bạn tri âm, người quân tử, kẻ trượng phu, tâm hư không, trúc hóa rồng: 10 lần còn lại. Trong ba bài còn lại trúc được hình dung bằng: Người quân tử - kẻ trượng phu – trúc hóa long. Nguyễn Trãi rất thạo nông nghiệp, sống trong không gian nông thôn để làm thơ Nôm, ông nhắc đến những kinh nghiệm, những giống má, sản vật, nhân vật nông dân nhưng với hình ảnh TRÚC, không có bóng dáng nông dân trong đó. Văn học hiện đại ngay trước Nguyễn Duy, tiêu biểu là tùy bút Cây tre của nhà văn Thép Mới. Vốn là lời thuyết minh cho phim phóng sự Cây tre Việt Nam, tác phẩm đậm đà tính trữ tình, cấu trúc bằng những ngôn đoạn hướng đến sự âm vang của phát ngôn, tác phẩm là một áng văn đẹp đi vào giáo khoa của nhiều thế hệ và phải học thuộc lòng. Trong tác phẩm này, tác giả khai thác hình ảnh tre chủ yếu như là "BẠN THÂN của nông dân Việt Nam, BẠN THÂN của nhân dân Việt Nam" để đi đến "Tre, anh hùng xây dựng. Tre, anh hùng chiến đấu". Tre thân thương, tre công cụ, tre vũ khí, tre thực phẩm, tre buộc chặt mối tình quê.. là những phẩm chất tre được chú trọng thể hiện. BẠN THÂN thì chưa phải là chính mình, cùng lắm là tri âm tri kỉ. Tre của Nguyễn Duy là một bước đột phá ngoạn mục, đặc sắc. Tre trước hết chính là ta, là NÔNG DÂN, người DÂN. Những phẩm cách của tre là phẩm cách của chính người dân Việt. Một tích lũy chứa chan phẩm cách đó được hình dung cho tre. Những hình dung thân gầy guộc, chắt dồn (tính chắt bóp), siêng, bấy nhiêu cần cù, vươn mình, kham khổ, hát ru, yêu, khuất mình, thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu, ở riêng, truyền đời, nòi (không là loài), lưng trần, manh áo cộc, nhường, con.. Đó chính là người nông dân vậy, với dáng vẻ, cư ngụ, tinh thần, phẩm hạnh của họ. Một phát hiện độc sáng của Nguyễn Duy là là quan sát tre từ RỄ: Rễ siêng không ngại đất nghèo/Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Hình như chưa ai và không ai cả, trong thơ ca, nhìn tre từ góc nhìn này. Trong dân gian chỉ nói đến "tóc rễ tre" như một thành ngữ chỉ mái tóc xơ cằn, lởm chởm vì nắng gió. Có lẽ chỉ người lính đào hầm, ngồi hầm dưới những lũy tre mới có cái nhìn này: Từ trực quan về rễ tre, những rễ đứt trên vách hào, nước mát rịn ra như mồ hôi vai áo, dẫn đến một biểu hiện cho đức tính nhà nông. Xác nhận điểm nhìn, góc nhìn là rất quan trọng cho một sáng tạo. Đem đến một điểm nhìn thế giới khách quan mới là một thành công cho bất cứ tác phẩm văn chương nào. Hay nói cách khác mọi sáng tạo đích thực đều cung cấp cho độc giả một góc nhìn mới về thế giới vật ngoại. Tuy nhiên, là thơ ca, những góc nhìn, những phát hiện đều phải được thể hiện bằng chất liệu ngôn ngữ thơ đẹp đẽ, phù hợp. Chất liệu của Nguyễn Duy là một chất giàu chất dân gian, mang tính biểu hiện cao kết hợp mô tả cụ thể. Thể lục bát được sử dụng (có biến tấu) là hẳn nhiên: Đó là thể dân tộc, truyền thống. Nhưng, qua diễn đạt, trước hết ta thấy sung mãn những thành ngữ và kiểu nói thành ngữ dân gian: Gầy guộc – mong manh, nên lũy – nên thành, đất sỏi – đất vôi, rễ siêng không ngại đất nghèo, bao nhiêu – bấy nhiêu, nắng nỏ - trời xanh, thân bọc lấy thân, tay ôm - tay níu, thân gãy – cành rơi, phơi nắng – phơi sương, dáng thẳng – thân tròn, tre già - măng mọc.. Mật độ kiểu thành ngữ là dày đặc trong một tác phẩm 15 cặp lục bát. Mức độ tập trung tín hiệu khiến bài thơ cứ như từ dân gian mọc ra một nòi tre quý giá đặc biệt. Vừa thân quen vừa kì diệu. Tre chính là DÂN, người nông dân vĩnh hằng, tụ cư, cần cù chắt bóp, bao bọc nhau trong hoạn nạn, người nông dân bất khuất, người nông dân kham khổ vẫn hát ru lá cành, người nông dân truyền đời tồn tại cho cháu con, người nông dân là thành lũy cho quốc gia cho dân tộc. Trở lại với tiêu đề bài thơ: Tre Việt Nam. Rất tự tin của một nhà thơ trẻ. Định danh Việt Nam gắn trực tiếp với Tre như một sự khẳng định của một lớp thanh niên sinh ra trong kháng chiến chống Pháp, tham gia trực tiếp cuộc chiến tranh chống Mĩ vì độc lập dân tộc. Quốc hiệu đã trở thành một niềm tự hào, niềm tin vững chắc cần được phát ngôn xứng đáng. Với một thế hệ và suy nghĩ khác, họ có thể chỉ dùng tiêu đề: Tre xanh, Cây tre, Tre.. chắc cũng đủ. Thơ là vĩnh hằng nhưng cũng kí tải tính thời điểm, thời đại của nó. Vấn đề là, với Nguyễn Duy, đặc biệt qua thi phẩm Tre Việt Nam, đã tồn tại một quan niêm sáng tác vững bền trong suốt hành trình sáng tạo: Tổ Quốc, nhìn từ.. DÂN! Xem thêm: Đăng bài kiếm tiền tại nhà Cách kiếm tiền miễn phí trên Binance