Các quốc gia chấp nhận tiền điện tử Là một loại tài sản kỹ thuật số, tiền điện tử là một trong những phương thức đầu tư kiếm lời và thanh toán mới được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên có một vấn đề là không phải đất nước nào cũng chấp nhận và cho phép đầu tư tiền điện tử. Liên quan đến vấn đề này, hôm nay trong bài viết này sẽ đề cập đến những quốc gia chấp nhận tiền điện tử cũng như những thông tin liên quan. Tiền điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu về các quốc gia chấp nhận tiền điện tử thì chúng ta cần phải hiểu bản chất của nó là gì. Tiền điện tử, hay còn gọi là tiền ảo, crypto, tiền kỹ thuật số, chúng là một loại "đồng tiền" được xây dựng dựa trên các con số kỹ thuật. Nếu như tiền tệ pháp định sẽ được phát hành bởi ngân hàng nhà nước thì tiền kỹ thuật số lại được tạo ra bằng cách "đào" và sử dụng mật mã điện tử đặc biệt để lưu trữ, thường là trên các hệ blockchain. Tiền điện tử được nhiều người ưa chuộng và có nhiều nhà đầu tư nhắm đến loại tài sản mới này vì lợi nhuận và thanh khoản của tiền điện tử khá cao, cũng khá thuận tiện trong cuộc sống. Tiền điện tử không có thực thể, không thể cầm nắm, điều này có nghĩa là khả năng đánh rơi, bị hư tổn trong quá trình lưu thông rất ít. Đồng thời mỗi đồng tiền điện tử đều có một mã số riêng biệt của mình, giúp chống làm giả một cách hiệu quả. Với nhiều tính chất đặc biệt của mình thì cộng đồng người chấp nhận sử dụng tiền điện tử đã phát triển vượt bậc, thập chí nhiều nhà tài chính lớn trên thế giới còn đặc ra kỳ vọng vào một thị trường tương lai với sự thông dụng của tiền điện tử cũng như giá cả tăng vọt của chúng. Những quốc gia chấp nhận tiền điện tử Do tính chất được tạo thêm thông qua việc đào và giải quyết thuật toán, cũng như khả năng tự tạo nên tiền điện tử dựa trên các blockchain mà loại tiền ảo này thường gặp nhiều vấn đề trong lĩnh vực pháp lý cũng như khả năng chấp nhận của các quốc gia. Có nhiều quốc gia sẽ có cái nhìn thoáng và chấp nhận tiền điện tử và ngược lại cũng có một vài quốc gia có những chính sách tiêu cực với loại tài sản mới này, điển hình là Trung Quốc. Vậy những quốc gia nào nằm trong diện chấp nhận tiền điện tử? Trước tiên cần phải hiểu rõ rằng vấn đề chấp nhận tiền điện tử ở đây có hai khái niệm: Thứ nhất là những quốc gia hoàn toàn chấp nhận, ủng hộ tiền điện tử, nghĩa là những vùng lãnh thổ này sẽ xem tiền ảo như một loại tiền tệ pháp định và có giá trị tương đương với đồng fiat, được quyền sử dụng để mua bán, trao đổi hàng hóa. Thứ hai đó là những quốc gia không công nhận loại tiền kỹ thuật số này là một loại tài sản, chúng không có giá trị trao đổi, mua bán hàng hóa càng không có "địa vị" như tiền tệ fiat, tuy nhiên công dân các nước vẫn có quyền xem tiền điện tử như một loại phương thức đầu tư mạo hiểm. Các nước chấp nhận tiền điện tử nhưng không công nhận chúng là tiền tệ hợp pháp Đây là nhóm nước đông nhất trên thị trường tiền điện tử, có thể nói hầu hết tất cả các quốc gia đi đầu về công nghệ thông tin trên thế giới điều duy trì thế "lập lờ nước đôi" với tiền kỹ thuật số. Họ không ban hành bất cứ điều luật cấm mua bán hay hạn chế hoạt động đầu tư nào của thị trường tiền điện tử, nhưng đồng thời họ cũng liên tục nhấn mạnh vả cảnh báo rằng những loại tiền tệ này không được công nhận là tiền tệ hợp pháp và được quyền lưu hành trên thị trường. Đồng thời, các quốc gia này cũng đưa ra một số chính sách truy thu thuế, một số biện pháp nhằm giám sát, giảm thiểu khả năng buông lâu hay rửa tiền thông qua tiền điện tử. Nhóm các quốc gia này bao gồm: Nhật Bản, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Philippines, New Zealand.. Những quốc gia chấp nhận và sử dụng tiền điện tử như một loại tiền tệ lưu hành trong quốc gia El Salvador Nếu kể đến những "thần hộ pháp" của tiền điện tử thì El Salvador và chính phủ nước này phải là cái tên đứng đầu được nhắc đến. El Salvador là quốc gia đầu tiên đi đầu trong việc chấp nhận và cho phép sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán, mua bán hàng hóa sản phẩm. Đồng thời đây cũng là một "công thần" góp phần đẩy giá Bitcoin lên đến đỉnh cao trong những năm trước. Hiển nhiên, không phải El Salvador chấp nhận toàn bộ tiền điện tử đều có thể làm đồng tiền lưu hành hợp pháp tại đất nước này, mà tổng thống của El Salvador là ông Nayib Bukele chỉ mới phê duyệt vấn đề sử dụng Bitcoin làm đơn vị tiền tệ hợp pháp. Tuy nhiên đây vẫn được xem là một bước ngoặt lớn của thị trường tiền điện tử khi sau ngần ấy năm bị "đối xử lạnh nhạt", thậm chí là cấm ở nhiều quốc gia thì tiền điện tử cũng có được một giá trị mới. Thậm chí, không chỉ chấp nhận Bitcoin trở thành tiền tệ pháp định mà tổng thống của El Salvador còn công bố một kế hoạch xây dựng thành phố Bitcoin được hỗ trợ bằng trái phiếu của chính đồng tiền kỹ thuật số này. Cũng nhờ việc đó mà El Salvador đã mở rộng ngành du lịch của đất nước mình, đánh dấu những lợi ích đầu tiên khi công bố thừa nhận Bitcoin. Được biết, thành phố này có đầy đủ các khu vực truyền thống như khu dân cư, trung tâm thương mại, nhà hàng, công viên giải trí và hệ thống giao thông. Thậm chí, ngay khi giá của Bitcoin lao dốc và thị trường tiền điện tử rơi vào tình cảnh lao đao thì El Salvador vẫn là chỗ dựa vững tin của tiền ảo khi mà bộ trưởng bộ Tài chính của quốc gia này đã khẳng định rằng, El Salvador không hề lỗ khi đầu tư vào Bitcoin. Cộng hòa Trung Phi Cộng hòa Trung Phi là quốc gia thứ hai chấp nhận tiền điện tử - hay cụ thể hơn là Bitcoin làm tiền tệ chính thức. Theo đó, BTC đã trở thành đồng tiền pháp định được lưu hành song song với đồng CAF Franc Trung Phi – tiền tệ chung 6 nước Trung Phi trong Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (CEMAC) gồm: Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Cộng hòa Congo, Guinea Xích Đạo và Gabon. Động thái này của Cộng hòa Trung Phi đã nhận được rất nhiều lời khen từ cộng đồng ủng hộ tiền điện tử, đồng thời cũng góp phần trong công cuộc đưa tiền kỹ thuật số trở thành "chính thống". Những quốc gia nằm trong vòng kỳ vọng sẽ chấp nhận tiền điện tử làm tiền tệ chính thức Đến hiện nay chỉ có hai quốc gia là El Salvador và Cộng hòa Trung Phi chính thức công bố việc chấp nhận tiền điện tử làm tiền tệ pháp định. Thế nhưng, hiện trên thế giới cũng đang có rất nhiều quốc gia có triển vọng trong việc "mở cửa" với tiền điện tử cũng như nối góp chấp nhận loại tài sản này. Venezuela Sở dĩ Venezuela được nhiều người kỹ vọng về việc chấp nhận tiền ảo như thế là vì đà lạm phát ngày càng tăng vọt của đất nước này. Chính điều này khiến người dân của quốc gia này mang tâm lý sẵn sàng mạo hiểm bất chấp nhiều mối nghi ngờ liên quan đến Bitcoin. Đã có rất nhiều cửa hàng lớn tại Venezuela chấp nhận sử dụng Bitcoin như một phương thức thanh toán. Điển hình như Pizza Hut đã chấp nhận BTC và ETH vào năm 2020, hay Burger King lựa chọn BTC và đồng Dash làm một phương thức thanh toán mới tại 40 cửa hàng trên toàn đất nước Venezuela. Thậm chí sân bay Simon Bolivar International Airport, hãng hàng không Turpial Airlines cũng chấp nhận Bitcoin. Úc Tuy chưa chính thức ban hành luật lệ hay ký duyệt bất cứ văn bản nào, thế nhưng từ quý ba năm 2022, người dân Úc đã có thể mua xăng bằng Bitcoin, đây được xem là thành quả sau cuộc hợp tác thương lượng giữa sàn giao dịch Crypto.com và dịch vụ thanh toán DataMesh. Thông qua cuộc hợp tác này, tất cả những người sử dụng ví Crypto.com có thể mua các vật dụng gia dụng hằng ngày và cần thiết như xăng, cà phê, bánh mì trên các chuỗi của hàng tiện lợi, trạm nhiên liệu OTR ở Victoria, Nam Úc và Tây Úc. Đồng thời, Úc cũng đang đẩy mạnh việc lắp đặt 99 máy ATM Bitcoin trên toàn quốc, vượt mặt El Salvador về số lượng ATM Bitcoin. Panama Ngay từ khi El Salvador vừa thông qua dự luật chấp nhận Bitcoin thì một thứ trưởng của Panama cũng đã đề cập đến chuyện tham gia vào thị trường tiền điện tử. Thậm chí quốc gia này cũng đã cho ra mắt một dự luật mới nhằm tận dụng lợi thế của Blockchain, từ đó cung cấp được nguồn công việc mới cho người dân lao động. Quốc gia Trung Mỹ cũng dự định sẽ áp dụng tiền điện tử làm tiền tệ chính thức trong vùng lãnh thổ của mình. Những quốc gia không "thân thiện" với tiền điện tử Trung Quốc Nếu nói đến quốc gia bài xích tiền điện tử thì Trung Quốc nhất định đứng đầu. Từ năm 2013, Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế tiền điện tử xuất hiện trong vùng lãnh thổ của mình. Thế nhưng với số lượng dân số khổng lồ của mình, trong thời gian dài, Trung Quốc lại trở thành một mảnh đất màu mỡ dành cho tiền ảo, nhất là những thợ đào. Mãi đến tận tháng 9 năm 2021, Truong Quốc mới ban hành dự luật cấm triệt đệ tiền điển tử. Tất cả những thợ đào ở thị trường Trung Quốc đều bị ảnh hưởng, nhiều người phải bán máy, bỏ nghề còn một số thì di chuyển sang quốc gia khác. Lệnh cấm của Trung Quốc được xem là lệnh cấm nghiêm ngặt nhất - không chỉ không dùng tiền điện tử như tiền fiat mà cấm tất cả mọi hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số. Điều này dẫn đến một số sàn giao dịch lớn của nước này phải nhanh chóng di chuyển sang khu vực khác, và các sàn giao dịch toàn cầu cũng ngừng cung cấp dịch vụ cho khu vực Trung Quốc. Algeria Năm 2018, Algeria đã ban hành luật cấm tất cả các hành động liên quan đến tiền ào nói chung. Bất kể cá nhân nào có hành vi mua bán, sử dụng tiền điện tử đều sẽ bị xử lý theo luật tài chính, đồng thời cũng nhấn mạnh sự không công nhận của Algeria dành cho tiền ảo. Nepal Không chỉ cấm sử dụng tất cả các loại tiền ảo trên địa bàn lãnh thổ của mình mà Nepal còn cấm cả việc đào và giao dịch tiền điện tử. Quy định của nhà Nước ta về tiền điện tử Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia cấm và không công nhận tiền điện tử là một loại tiền tệ có thể thực hiện chức năng thanh toán. Thế nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng tiền điện tử như một loại phương thức đầu tư kiếm lãi. Cụ thể: Tiền điện tử không được xem là tài sản và hiển nhiên chúng sẽ không chịu sự bảo hộ của pháp luật. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho những người sở hữu, tham gia vào thị trường giao dịch tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh lại không có bất cứ ngành nghề nào hay luật lệ ban hành nào quy định cấm sử dụng Bitcoin như công cụ kinh doanh lợi nhuận. Tuy thế, vẫn tồn tại một số vấn đề liên quan đến kinh tế xoay quanh tiền điện tử tại nước ta và cũng có nhiều hướng đi được đề ra tại thị trường Việt Nam. Trong đó, nước ta đang tập trung nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý tiền ảo tại quốc gia mình. Đồng thời tận dụng thế mạnh của công nghệ đằng sau tiền kỹ thuật số để quản lý thay vì chỉ thắt chặt vào các đồng tiền ảo. Có thể nói, tiền điện tử tại nước là một khoảng trống pháp luật thì không bị cấm triệt để cũng không được thừa nhận. Các nhà đầu tư mạo hiểm hoàn toàn có thể kinh doanh, đầu tư vào thị trường này một cách bình thường và rút về dưới dạng tiền tệ fiat. Ngoài ra thì các sản giao dịch tiền điện tử lớn trên thế giới cũng tạo điều kiện cho công dân Việt Nam khi có riêng những phân nhánh dành cho vùng lãnh thổ Việt. Thế nên nhìn chung thì thị trường tiền điện tử vẫn là một thị trường khá màu mỡ dành cho các nhà kinh doanh, nhà đầu tư. Tuy có nhiều rủi ro do không được bảo hộ dưới góc độ tài sản hợp pháp, nhưng lợi nhuận từ tiền điện tử lại là một con số không nhỏ. Có thể nói chúng ta có thể xem đây là một phương thức đầu tư có tính mạo hiểm cao, nhưng khả năng thanh khoản cũng rất cao. So ra, nhiều người nhìn nhận rằng tiền điện tử rất có tiềm năng trong tương lai khi nó có giới hạn nhất định, có thể tránh lạm phát. Đặc biệt là tính chất tồn tại trên internet, không có thực thể và không thể cầm nắm nên trong nhiều trường hợp như trộm cướp, chúng ta có thể bảo vệ được loại tài sản này. Trên đây là một số thông tin xoay quanh vấn đề pháp lý của tiền điện tử cũng như các quốc gia chấp nhận tiền điện tử. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tiền ảo. Bát Bảo Muội Muội.