Cách Chữa 46 Loại Bệnh Bằng Mẹo Không Cần Thuốc

Thảo luận trong 'Sức Khoẻ' bắt đầu bởi Zero, 19 Tháng ba 2023.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    708
    46 mẹo chữa bệnh của giáo sư Nguyễn Lân Dũng

    Vừa qua, trên mạng xã hội rất nhiều người chia sẻ bài viết về 46 mẹo chữa bệnh không cần dùng thuốc dùng để chữa rất nhiều chứng bệnh thông thường hay gặp hàng ngày. Người chia sẻ có nói, đây là bài thuốc do GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ trên trang cá nhân của ông. Cũng theo người này, nguồn gốc của bài viết được GS Nguyễn Lân Dũng "đoán" là của nhà diện chẩn học Bùi Quốc Châu.

    1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:

    Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra "lùa vật lạ" ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: Nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

    2. Mắt nhắm không khít:

    [​IMG]

    Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.

    3. Mũi nghẹt cứng:

    Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.

    4. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:

    Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chụccái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.

    5. Bong gân, trật khớp cổ tay:

    Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – huyệt 100 – phản chiếu đúng cổ tay).

    6. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:

    [​IMG]

    Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.

    7. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút) :

    Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.

    8. Gai gót chân

    Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

    09. Đầu gối đau nhức:

    Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.

    10. Bị táo bón lâu ngày:

    Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.

    Cách lăn như sau: Lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!

    11. Nhức đầu

    A. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.

    [​IMG]

    B. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.

    C. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.

    D. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.

    E. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.

    F. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.

    G. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.

    H. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.

    I. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.

    K. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.

    L. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.

    K. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

    12. Mất ngủ

    Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: Trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.

    13. Sình bụng (do ăn không tiêu)

    Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: Trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!

    14. Bí tiểu

    Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, "cơn bí" hết liền! Cách vuốt như sau: Ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các "tật" trên sẽ tự biến rất nhanh!

    15. Nấc cụt

    Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải "đầu hàng" :

    A- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).

    B- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!

    C- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!

    16. Đau bụng

    Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:

    A- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.

    B- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.

    C- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

    17. Đau tử cung:

    A- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.

    B- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.

    18. Đau đầu dương vật:

    Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.

    19. Đau khớp háng:

    Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.

    20. Đau gót chân:

    Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

    21. Đau bụng kinh:

    Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

    22. Ho ngứa cổ:

    A- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.

    [​IMG]

    B- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: Mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: Lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.

    23. Huyết áo cao:

    Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.

    24. Huyết áp thấp:

    Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.

    25. Huyết trắng:

    Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.

    26. Bế kinh:

    Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

    27. Lẹo mắt (lên chắp)

    Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.

    28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)

    Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: Mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.

    A. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.

    B. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.

    29. Mắt không di động được

    Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.

    30. Đắng miệng

    Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!

    31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)

    Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.

    32. Hắt hơi liên tục

    Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).

    33. Ho khan lâu ngày

    Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.

    34. Hóc (hột trái cây, xương)

    Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.

    35. Các khớp ngón tay khó co duỗi

    Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.

    36. Mắt quầng thâm

    Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.

    37. Buồn ngủ nhíu mắt lại

    Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.

    38. Nhảy mũi

    Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!

    40. Quai bị

    Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.

    41. Nhức răng

    Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.

    42. Mắt đỏ

    Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.

    43. Mắt nhức

    Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.

    44. Mắt nháy (giật)

    Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.

    45. Tê lưỡi, cứng lưỡi

    A- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.

    B- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.

    46. Khan tiếng

    A- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.

    B- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày


    Cách sử dụng nhang ngải cứu


    Nguyên liệu chữa bệnh từ tự nhiên không thể thiếu cây ngải cứu. Nhang ngải cứu - hương ngải nhung 5 năm cao cấp. Được chiết suất từ cây ngải cứu tự nhiên trồng tại vùng núi cao, không phân hóa học, không ô nhiễm. Lành tính và là nguyên liệu chữa bệnh tuyệt vời.

    CÔNG DỤNG:

    • thúc đẩy lưu thông máu và giảm đau, cải thiện lưu thông cục bộ và tăng khả năng miễn dịch.

    • Ứng dụng: cơ thể, chân tay và các bộ phận khác hoặc bấm huyệt, thoái hóa đốt sống cổ , cảm lạnh và ho, căng cơ thắt lưng, đau thắt lưng và chân.....

    Cách sử dụng:

    • Sau khi đốt cháy một đầu của điếu ngải, hơ trên các huyệt đạo. Phần hơ cách da khoảng 3 cm.

    • Thời gian khoảng 10 phút làm cho da ấm và đỏ nhưng nó không gây đau rát và bỏng da.

    LƯU Ý KHI SỬ DỤNG:

    • Không dùng với các trường hợp sau: say rượu, giận dữ, dị ứng da.

    • Cẩn thận tránh bỏng trên da, phụ nữ có thai áp dụng theo quy định.

    • Không chạm vào nước lạnh trong vòng 30 phút sau khi chữa bệnh.

    • Khi sử dụng nhiều hơn bình thường nên uống một lượng lớn nước ấm vào cơ thể trước khi chữa bệnh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng sáu 2024
  2. Wall-E

    Wall-E Active Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    135

    Bí quyết trường sinh của người xưa


    1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

    2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

    3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

    4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. Khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

    5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

    6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

    7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

    8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;

    Song-khoe

    9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

    10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;

    11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;

    12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

    13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;

    14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;

    15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;

    16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

    17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

    18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

    19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

    20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.

    21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

    22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

    23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

    24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

    25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

    26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

    27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông
     
  3. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,063
    12 LỜI KHUYÊN VÀNG CỦA BÁC SĨ

    1. Không uống Cafe quá 2 lần/ngày

    2. Không nghe điện thoại bằng tai trái

    3. Không uống thuốc bằng nước lạnh

    4. Không ăn no sau 5h chiều

    5. Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ

    6. Không để sạc di động gần mình

    7. Không để điện thoại ngay đầu khi đi ngủ

    8. Uống nhiều nước hơn buổi sáng, uống ít hơn buổi tối

    9. Không dùng tai nghe liên tục, nên đeo 2h/ngày

    10. Thời gian ngủ tốt nhất từ 10h tối đến 6h sáng

    11. Không nên ngủ say sau khi uống thuốc

    12. Khi điện thoại sắp hết pin, không nên nghe vì bức xạ cao gấp 1000 lần bình thường

    (02) 5 CẢM XÚC TIÊU CỰC GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE

    1. Tức giận hại gan

    2. Buồn hại phổi

    3. Lo lắng hại dạ dày

    4. Căng thẳng hại tim và não

    5. Sợ hại thận

    (03) 10 MÓN ĂN "KHOÁI KHẨU" CỦA BỆNH U. NG THƯ

    1. Bỏng ngô để trong lò vi sóng

    Lớp hóa học phủ trên bỏng ngô nếu nung trong lò vi sóng sẽ tạo axit perfluorooctanoic (PFOA). Tiêu thụ chúng, bạn có nguy cơ u. Ng thư thận, bàng quang, gan, tinh hoàn.

    2. Soda

    Lượng đường cao có thể gây béo phì, tiểu đường, viêm và kháng insulin và các chất tạo màu và hóa chất nhân tạo, như 4-methylimidazole - dẫn xuất có thể gây u. Ng thư.

    3. Thực phẩm đóng hộp:

    Vấn đề nằm ở các hộp nhôm lưu trữ thường được lót hợp chất bisphenol-A (BPA) gây u. Ng thư. Cà chua và các thực phẩm có tính axit cao sẽ gây nguy hiểm hơn vì chúng đưa trực tiếp BPA vào cơ thể.

    4. Khoai tây chiên

    Việc chiên khoai tây ở nhiệt độ cao để tạo nên độ giòn cũng tạo ra acrylamide, một chất gây ung thư được công nhận có trong thuốc lá.

    5. Các loại thịt chế biến sẵn, thịt hun khói, thịt đỏ

    Thịt chế biến sẵn có chứa chất bảo quản natri nitrat giúp thịt luôn tươi nhưng có thể gây u. Ng thư. Thịt hun khói có thể gây u. Ng thư dạ dày. Thịt đỏ, theo nghiên cứu nếu bạn ăn chúng mỗi ngày nguy cơ ung thư cao hơn 22%.

    6. Cá hồi nuôi

    Thịt của chúng chứa đầy thủy ngân và dioxin gây ung thư, thật không may 60% thịt cá hồi hiện nay là cá hồi nuôi.

    7. Rượu

    Không uống quá 1 ly rượu mỗi ngày. Tiêu thụ quá nhiều rượu được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, thực quản, gan, đại tràng, trực tràng..

    8. Trái cây, rau củ không trồng bằng phương pháp hữu cơ.

    9. Thực phẩm ngâm

    Giấm bình thường rất tốt cho sức khỏe, nhưng ngâm chung với muối và nitrat lại khiến giấm trở nên có hại có thể tăng nguy cơ mắc u. Ng thư đại trực tràng và dạ dày.

    10. Đồ uống quá nóng

    Có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Quá nóng > 65 độ

    (04) 8 TÁC HẠI CỦA VIỆC NHỊN ĂN SÁNG

    1. Kết sỏi ở mật:

    Mật sẽ không có thức ăn tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Nếu kéo dài sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra dễ hình thành nên sỏi mật.

    2. Gây hại cho tim mạch:

    Nam giới bỏ bữa sáng tăng 27% nguy cơ kéo dài cơn đau tim và nhạy cảm với chứng tăng huyết áp, dẫn đến tắc n. Ghẽn động mạch. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch mãn tính, bao gồm đột q. Ụy.

    3. Nguy cơ mắc bệnh t. Iểu đường loại 2:

    Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard đã theo dõi 46.289 phụ nữ trong vòng 6 năm. Kết quả cho thấy phụ nữ có thói quen nhịn ăn sáng dễ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với những người ăn sáng đầy đủ (độ tuổi làm việc tăng 54%).

    4. Viêm loét dạ dày:

    Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó cũng sẽ kết lại thành sỏi.

    5. Nguy cơ béo phì:

    Buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối chúng ta sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn cho đủ năng lượng. Thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến nhiệt lượng ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều có thể dẫn đến bệnh béo phì.

    6. Tốc độ lão hóa nhanh:

    Cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, sạm, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt.

    7. Nguyên nhân đau nửa đầu:

    Bỏ bữa sáng sẽ làm giảm lượng đường hấp thụ và phải giải phóng các kích thích tố để bù đắp lại lượng đường thấp. Điều này có thể làm tăng huyết áp, gây đau đầu và đau nửa đầu.

    8. Rụng tóc:

    Những bữa ăn ít protein ảnh hưởng đến mức độ keratin, ngăn ngừa quá trình mọc tóc, thậm chí gây rụng tóc. Trong khi đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày và có vai trò thúc đẩy chân tóc mọc thêm. Vì vậy, muốn tóc khỏe, không gãy rụng, hãy đảm bảo bữa sáng giàu protein mỗi ngày.

    (05) 10 ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ UỐNG NƯỚC ĐÚNG CÁCH

    1. Uống nước khi thức dậy buổi sáng giúp cơ thể loại bỏ các độc tố tích tụ trong suốt một đêm.

    2. Uống 8 đến 12 ly nước mỗi ngày. Theo Mayo Clinic, cân nặng khoảng 54kg cần 8 ly/ngày, 86kg cần 12 ly/ngày. Cần để ý đến màu sắc nước tiểu để biết cơ thể có đang thiếu nước hay không. Chỉ nên uống tối đa 16 ly mỗi ngày tránh gây mất cân bằng điện giải.

    3. Uống nước từng chút một trong suốt cả ngày. Nên uống nước trong suốt cả ngày thay vì uống 2 ly một lúc. Điều này sẽ làm giảm căng thẳng cho tim.

    4. Đừng đợi cho đến khi khát nước rồi mới uống. Vào lúc bạn cảm thấy khát, gần như bạn đã bỏ qua 2 ly nước cho nhu cầu cần thiết của cơ thể.

    5. Uống nước, không uống nước ngọt, rượu hoặc cà phê thay nước.

    6. Tập cho trẻ thói quen uống nước.

    7. Uống nước nhiều hơn khi thời tiết nóng. Những người sống ở vùng khí hậu nóng cần uống nhiều nước hơn. Họ dễ bị sỏi thận hơn so với những người sống ở vùng khí hậu lạnh.

    8. Uống nước nhiều hơn khi tập thể dục để bù lại lượng nước cơ thể bị mất đi. Uống thêm 500ml nước cho một bài tập 30 phút đến 1 giờ.

    9. Uống nước nhiều hơn khi ốm (tùy trường hợp). Mặc dù bạn sẽ không cảm thấy khát, nhưng bạn thực sự cần uống nhiều nước hơn để giúp cơ thể phục hồi

    10. Uống nhiều hơn nếu bạn có thai. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần thêm chất lỏng để giữ nước. Uống 10 ly/ngày và phụ nữ cho con bú có thể uống khoảng 13 ly/ngày.

    (06) 8 KHUNG GIỜ VÀNG THẢI ĐỘC CHO CƠ THỂ

    1.5-7 giờ sáng: Thời gian giải độc của ruột già: Nên đi đại tiện càng đều đặn càng tốt

    2.7-9 giờ sáng: Thời gian giải độc của dạ dày: Ăn sáng, uống trà, giữ tâm trạng thoải mái

    3. Từ 11-13 giờ: Thời gian giải độc của tim: Không tập thể dục mạnh, nên chợp mắt 1 chút

    4. Từ 13-17 giờ: Thời gian giải độc của ruột non và bàng quang: Thực hiện 1 số bài tập đơn giản, uống nhiều nước

    5. Từ 17-19 giờ: Thời gian giải độc thận: Nên tập thể dục

    6. Từ 19-21 giờ: Thời gian giải độc màng ngoài tim: Bạn có thể vỗ màng ngoài tim, hoặc vỗ thêm ở vùng vai và khuỷu tay để thải độc

    7. Từ 21-23 giờ: Thời gian giải độc của hệ bạch huyết và hệ thống nội tiết: Nên duy trì tâm trạng dễ chịu

    8. Từ 23 - 5 giờ sáng hôm sau: Thời gian giải độc cho mật, gan và phổi: Nên nghỉ ngơi

    (07) 6 ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI ĐI NGỦ ĐỂ CƠ THỂ LUÔN KHỎE MẠNH

    1. Thở bụng giúp cải thiện chức năng tim và phổi

    Giữ tư thế ngồi thẳng, tay trái và tay phải lần lượt đặt lên trước bụng và ngực, dùng mũi hít vào, cố gắng phình bụng, khi thở ra dùng miệng để thở và hóp chặt bụng, 7-8 lần/phút và 10-20 phút/lần

    2. Uống nước ấm để giảm nhồi máu cơ tim

    Khi ngủ, mồ hôi đổ khiến độ nhớt của máu tăng lên. 1 ly nước ấm (có thể pha thêm mật ong) làm loãng độ nhớt của máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, huyết khối não.

    3. Dùng lược chải đầu để phòng ngừa đột q. Ụy

    Nắm chặt tay đấm nhẹ vào lưng, có thể kích thích các mô và huyệt đạo ở lưng, rất có lợi cho việc thư giãn cơ bắp, giúp cơ thể ngủ ngon. Mỗi lần đấm nhẹ lưng từ 10-20 phút.

    4. Vỗ nhẹ bắp chân để phòng ngừa chuột rút

    Ngồi trên giường, nâng bắp chân, hai bàn tay xoa nóng, xoa từ đầu gối đến mắt cá chân, sau đó vỗ nhẹ bắp chân 2 bên. Mỗi chân vỗ khi 2 chân ấm lên thì dừng lại.

    5. Ngâm chân bằng nước ấm 30 phút trước khi ngủ

    Ngâm chân giống như bấm huyệt, giúp thúc đẩy cung cấp máu, giữ ấm nội t. Ạng, phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Nhiệt độ nước phù hợp dựa vào sức chịu đựng của từng cá nhân.

    6. Xoa bụng để phòng ngừa táo bón

    Bạn có thể dùng các ngón tay khép lại hoặc cả lòng bàn tay. Điểm đầu tiên là đặt tay lên rốn, sau đó dùng rốn làm tâm điểm, xoa hình vòng tròn lớn dần theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoa ngược lại, thực hiện nhịp nhàng như vậy cho đến khi cảm thấy bụng mềm và da bụng ấm lên.

    Về mặt lý thuyết, chính xác cần phải xoa 81 vòng theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, 81 vòng ngược chiều kim đồng hồ, có thể thúc đẩy hiệu quả nhu động ruột.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...