Để hoàn một tác phẩm dù là truyện ngắn hay truyện dài cũng mất rất nhiều thời, công sức và cả trí tuệ. Sau đây là vài hướng dẫn sáng tác truyện ngắn giúp bạn dễ dàng hoàn thành tác phẩm hơn. Ý Tưởng Độc Đáo Ý tưởng là một thứ gì đó khá mơ hồ. Nó có thể đột nhiên nảy ra vào bất kỳ lúc nào trong cuộc sống của bạn. Đó có thể là một dòng tin tức, một câu nói đùa hoặc giả mấy câu chuyện tám nhảm của các bà hàng xóm. Bất kỳ thứ gì cũng là điều khơi gợi ý tưởng và tạo thành một tác phẩm tuyệt vời. Hãy để ý bất kỳ điều gì xung quanh bạn và đặt câu hỏi cho nó. Vì dụ vì sao biển quảng cáo thường được gắn đèn sặc sỡ hay vì sao vạch qua đường màu trắng. Những câu hỏi và đáp án bạn tự suy đoán, tự tìm kiếm sẽ mang lại cho bạn vô vàn những ý tưởng cũng như bổ trợ một lượng kiến thức lớn cho bạn đấy! Sống là không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức, đừng bao giờ bỏ quên bản thân trong những thành công bé nhỏ và chìm đắm trong sự an toàn nhất định nhé! Nếu bạn đang bí ý tưởng thì ghé qua Writer's Block là gì, tại sao tác giả cần nhận thức vấn đề này? , một bài viết rất hay về việc cạn kiệt ý tưởng các bạn nhé! Tập Trung Làm Nổi Bật Một Điểm Dù là truyện ngắn hay truyện dài cũng được tạo thành từ các yếu tố như cốt truyện, tuyến nhân vật, tính cách nhân vật, lối hành văn.. cùng những điểm khác. Với truyện dài, tác giả có thể tha hồ đánh mạnh vào các điểm trên tùy theo mỗi giai đoạn của truyện, nhưng với nội dung không dài của truyện ngắn lại khác. Tác giả chỉ cần chọn một điểm mạnh của bạn thân và tập trung vào đó. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua các điểm khác nhé. Với mỗi truyện ngắn khác nhau, tác giả có thể đánh mạnh vào các yếu tố khác nhau để tìm ra điểm mạnh của bản thân. Khi đó đã biết bản thân có ưu điểm gì, lúc này tác giả có thể tha hồ sáng tác rồi! Cốt Truyện Và Tình Tiết Không Phi Logic Tuy chỉ là truyện ngắn nhưng bất kỳ câu truyện nào cũng cần tính thích hợp nhất định. Bạn không thể viết truyện trinh thám nhưng phi logic, cũng không thể viết truyện ngược với nội dung tươi sáng được. Văn phong và tình tiết của truyện cần phù hợp với thể loại cũng như hoàn cảnh truyện. Như vậy sẽ khiến truyện cuốn hút và nổi bật hơn. Với nhưng thể loại truyện đặc biệt mang tính logic cao như trinh thám, pháp y và các nghành nghề cần chuyên môn cao, tác giả cần là một người có lượng kiến thức nhất định. Bằng không truyện sẽ trở nên loãng và cực kỳ nhàm chán. Tuy chỉ là truyện ngắn nhưng đừng khinh thường yếu tố này trong truyện nhé. Nếu cảm thấy mình không phù hợp với những thể loại cần kiến thức trên, bạn có thể chọn viết truyện tình cảm, truyện ma, huyền huyễn.. cần sự tưởng tượng và sáng tạo cao chẳng hạn. Các bước viết 1 câu truyện ngắn hay Bước 1: Thu thập ý tưởng cho câu chuyện. Cảm hứng có thể đến bất cứ lúc nào, vì vậy bạn nên luôn có sẵn trong tay một cuốn sổ ghi chép để có thể ghi lại những ý tưởng chợt nảy ra Bước 2: Bắt đầu với những điều cơ bản của kỹ thuật viết truyện ngắn. Sau khi chọn được một ý tưởng, bạn cần nhớ các nghệ thuật cơ bản của truyện ngắn trước khi bắt tay vào viết. Bước 3: Tìm cảm hứng từ những con người trong đời thực. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm hiểu hoặc sáng tạo ra các đặc điểm của nhân vật, bạn hãy tìm trong chính cuộc sống của mình. Bạn có thể mượn những nét tính cách của người quen biết, thậm chí cả những người lạ lọt vào mắt bạn. Bước 4: Hiểu về các nhân vật của mình. Để mọi người tin vào câu chuyện của bạn, các nhân vật trong đó phải hiện lên như ngoài đời thực. Đây có lẽ là một nhiệm vụ khá thách thức khi phải tạo nên những nhân vật vừa chân thực mà phải vừa thú vị. Bước 5: Giới hạn phạm vi câu chuyện. Một cuốn tiểu thuyết có thể trải dài hàng triệu năm, bao gồm nhiều cốt truyện phụ, nhiều địa điểm và cả một hệ thống các nhân vật phụ. Tuy nhiên, các sự kiện chính trong truyện ngắn nên được giới hạn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (vài ngày hoặc thậm chí chỉ vài phút). Ngoài ra, để đạt được hiệu quả mong muốn, thông thường bạn không thể triển khai hơn một cốt truyện, hai hoặc ba nhân vật chính và một bối cảnh. Nếu muốn kể một câu chuyện có phạm vi rộng hơn, có lẽ bạn nên viết truyện vừa hoặc tiểu thuyết. Bước 6: Xác định nhân vật dẫn chuyện. Một câu chuyện có thể được kể trên ba góc nhìn chính: Ngôi thứ nhất ('Tôi'), ngôi thứ hai (bạn), và ngôi thứ ba ("anh ta hay 'cô ta'). Khi truyện được kể ở ngôi thứ nhất, một nhân vật trong truyện đóng vai trò là người kể chuyện; với truyện dưới góc nhìn ở ngôi thứ hai, người đọc trở thành một nhân vật trong truyện, và truyện ở ngôi thứ ba sẽ được kể bởi một nhân vật ngoài cuộc. (Truyện kể ở ngôi thứ hai rất hiếm) Bước 7: Sắp xếp các ý tưởng. Sau khi đã chuẩn bị các yếu tố cơ bản của truyện, có lẽ bước hữu ích tiếp theo là lập các mốc thời gian để bạn có thể dựa vào đó mà quyết định điều gì sẽ xảy ra vào khi nào Bước 8: Bắt đầu viết truyện. Tùy vào việc bạn phác thảo cốt truyện và nhân vật kỹ lưỡng đến đâu, quá trình thực sự viết có thể chỉ đơn giản là chọn câu chữ. Bước 9: Mở đầu ấn tượng. Trang viết đầu tiên – một số cho rằng câu mở đầu – của bất kỳ một bài viết nào cũng cần phải thu hút người đọc v Bước 10: Tiếp tục viết. Bạn sẽ gặp phải một vài trở ngại trong quá trình viết. Tuy nhiên dù sao thì bạn cũng sẽ phải vượt qua. Bạn hãy dành thời gian mỗi ngày để viết và đặt mục tiêu để hoàn thành, giả dụ như mỗi ngày một trang. Cho dù những trang viết của bạn ngày hôm đó cuối cùng nằm trong sọt giấy thì bạn cũng đã viết và suy nghĩ về câu chuyện, và điều đó sẽ giúp bạn bước tiếp. Bước 11: Để cho câu chuyện tự kể. Khi phát triển câu chuyện, có thể bạn muốn lái cốt truyện sang một hướng khác với dự định ban đầu, hoặc bạn muốn thay thế hay loại bỏ một nhân vật. Hãy lắng nghe các nhân vật của bạn khi họ mách bảo bạn thay đổi, và đừng lo phá vỡ toàn bộ kế hoạch ban đầu nếu bạn có thể kể một câu chuyện hay hơn trong quá trình viết. Chú ý: Để viết truyện kiếm tiền, các bạn đăng ký tại đây: Viết truyện kiếm tiền