Cách viết truyện ngôn tình học đường Bạn là một người có đam mê về những câu chuyện ngôn tình yên ả, thích những tuyến tình cảm bình dị dưới mái trường, với những nét đẹp đầy ngây ngô? Có bao giờ bạn tự suy ngẫm rằng mình sẽ tạo nên một câu chuyện tình yêu như thế, tự viết một bộ ngôn tình cho riêng mình hay chưa? Nếu có, và bạn đang loay hoay không biết bắt đầu từ đâu thì hãy đọc ngay bài viết này, bởi vì mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách viết truyện ngôn tình học đường đơn giản và dễ dàng nhất! Truyện ngôn tình là gì? Cụm từ này có lẽ đã quen thuộc với mọi người, khi mà ngôn tình lên ngôi từ rất sớm và đến giờ vẫn giữ vững ngôi vị trong số những thể loại sách, tiểu thuyết mà nhiều người tìm đọc với mục đích giải trí. Ngôn tình xuất phát từ Trung Quốc và đã du nhập vào Việt Nam với khoảng thời gian dài, khi đề cập đến truyện ngôn tình, người ta sẽ nghĩ ngay đến những quyển tiểu thuyết xoay quanh tuyến tình cảm. Với sự phát triển của đa dạng thể loại như bách hợp, đam mỹ, nhiều người sẽ dùng "ngôn tình" để chỉ về những bộ truyện với tuyến tình cảm chính là trai gái yêu nhau, tuy nhiên thì bản chất ngôn tình chỉ dùng để chỉ về những truyện có yếu tố liên quan đến tình cảm mà thôi. Thế nên thi thoảng nếu bạn gặp cụm từ "ngôn tình" đi kèm với "đam mỹ" hay "bách hợp" thì cũng đừng có quá ngạc nhiên nhé! Truyện ngôn tình học đường là gì? Ngôn tình thì cũng chia năm bảy loại, chẳng hạn như mình đề cập bên trên, người ta sẽ dựa theo xu hướng về tình yêu mà gắn là ngôn tình giữa nam và nữ, hai giữa những người con trai, những cô con gái với nhau. Cũng có khi ngôn tình được phân chia dựa theo bối cảnh chính, theo thế giới, tình tiết.. Bạn sẽ nghe đến nhiều thể loại như ngôn tình tu tiên, ngôn tình giới tinh anh, ngôn tình học đường.. hầu hết chúng đều được đặt tên dựa theo môi trường và bối cảnh của nhân vật chính. Và một trong những thể loại nổi tiếng chính là thanh xuân vườn trường - ngôn tình học đường với những câu chuyện tình yêu đáng yêu của những cặp gà bông. Chủ yếu thì bối cảnh của chúng sẽ xoay quanh những người đang trong độ tuổi ăn học. Ngôn tình học đường cũng chia làm hai loại chính là khoảng thời gian đại học và khoảng thời gian còn lại. Tùy theo tuyến thời gian mà bạn xác nhận thì từng loại của thanh xuân vườn trường lại có những điểm đặc sắc riêng. Nếu như tình yêu đại học chính chắn hơn, có nhiều khoảng lặng vì đối diện với những lựa chọn khó khăn khi mới trưởng thành thì tình yêu cấp ba lại mang vẻ ngây ngô, đáng yêu và tràn ngập tiếng cười, cũng dễ chịu hơn nhiều. Những lưu ý khi muốn viết truyện ngôn tình học đường Tại sao mình chỉ để cập đến tình yêu thời cấp ba hay đại học mà không phải là những giai đoạn sớm hơn? Có một lưu ý cực lớn khi các bạn viết truyện tình yêu, đó là hãy cố gắng để cốt truyện phát sinh từ thời cấp ba. Bởi vì trong chuyện yêu đương, sẽ có những trường hợp bạn lỡ tay để nhân vật thân mật quá mức, đều độ tuổi của nhân vật còn quá nhỏ thì sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu. Tiểu thuyết ngôn tình luôn thu hút rất nhiều người đọc, từ bé cho đến lớn, nên việc cẩn thận trong từng khâu xây dựng nhân vật, đảm bảo đi đúng theo đạo đức và pháp luật là một điều vô cùng quan trọng đối với những tác giả chuẩn bị tạo nên một câu chuyện ngôn tình học đường. Cách viết truyện ngôn tình học đường Nói xa nói gần là thế, nhưng đâu phải muốn viết truyện là sẽ viết được ngay, đúng không nào? Nhất là đối với những câu chuyện tình yêu thuở còn cắp sách đến trường thì nó còn khó hơn. Thế thì chúng ta phải làm thế nào? Hãy tiếp tục đọc bài viết của mình nhé! Bước 1: Xác định bối cảnh và xây dựng cốt truyện cơ bản Nhiều bạn sẽ thắc mắc nếu là truyện học đường thì bối cảnh đương nhiên sẽ là ở trường học rồi, còn cần xác định gì nữa? Tuy nhiên, bối cảnh không chỉ đơn giản là trường học, mà nó còn là không gian sống của nhân vật chính, cách bố trí trật tự trong quyển tiểu thuyết ấy. Mỗi một bộ ngôn tình đều có thể giới của riêng mình, với những cách xây dựng khác biệt, thế nên bạn phải xác định được đúng và rõ bối cảnh thì mới có thể xây dựng các phần tiếp theo. Thông thường thì nhiều người sẽ chọn bối cảnh trường học hiện đại vì nó quen thuộc và dễ dàng hơn cho tác giả, nhất là những người vừa tập tành viết truyện. Tuy nhiên ngôn tình học đường không gói gọn trong một mảng nhỏ như vậy mà bạn có thể phát triển theo chiều hướng cổ đại, như một phiên bản Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài mới vậy. Một cô gái thướt tha giả trai đi học cũng không tệ đúng không? Ngoài hiện - cổ, hai loại thế giới thì bạn cũng có thể xây dựng bối cảnh theo dị thế - một thế giới mà tự bạn sáng tạo nên. Hiển nhiên, nếu bạn đã có ý tưởng cơ bản cho cốt truyện thì bạn cũng có thể xây dựng phần này trước. Về cơ bản thì cốt truyện và bối cảnh là hai yếu tố khó mà tách rời. Bối cảnh xây nên giúp cốt truyện dễ dàng vận hành, đi đúng với trật tự mà không bị bảo là "phản khoa học", vì thế giới mà bạn vẽ thì muốn thế nào mà chẳng được? Ngược lại, cốt truyện cũng khiến bối cảnh tỉ mỉ, rõ ràng sẽ tạo nên điểm nhận cho truyện, giúp truyện dễ dàng đột phá hơn. Một cốt truyện đầy đủ các chi tiết, từ màn chào sân, đến những chi tiết nhỏ, cao trào hay điểm nhất, rồi kết thúc sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc viết tiếp các chương nhỏ nhặt. Thường thì ngôn tình học đường, nhất là cấp ba sẽ không có nhiều cao trào liên quan đến âm mưu và chủ yếu là tình yêu gà bông với những tình tiết cãi cọ đầy ấu trĩ. Nếu bạn chọn bối cảnh truyện là đại học thì có thể xây dựng rộng hơn một chút về các mặt xã hội, tình tiết cãi vã nhau cũng sẽ nhiều hơn và có độ sâu hơn. Bước 2: Xây dựng nhân vật của truyện Nhân vật là linh hồn của một bộ tiểu thuyết, khắc họa thành công một nhân vật nghĩa là bạn đã thành công trong việc truyền đạt một phần ý nghĩ đến người đọc. Nhân vật trong truyện ngôn tình học đường cũng khá dễ thở, khi đó là những hình tượng mà chúng ta đã quá là quen thuộc. Nếu bạn không viết nên tổ chức nhân vật của mình của thế nào thì hãy thử nghĩ đến môi trường xung quanh của mình. Bạn muốn một câu chuyện tình yêu thế nào? Hãy đưa giấc mơ đẹp của mình vào trong truyện và để ngòi bút họa nên những khung cảnh đẹp nhé! Tùy theo độ dài ngắn của bộ ngôn tình mà bạn viết thì hệ thống nhân vật cũng sẽ thay đổi ít nhiều. Nhìn chung thì nhân vật trong truyện ngôn tình học đường không đạt đến độ "khủng bố" như truyện tu tiên, tu chân hay kiếm hiệp, nhưng có một số bộ dài, đi xuyên suốt quá trình trưởng thành thì lại khác. Thế nên hãy tạo một bảng hệ thống để dễ dàng quan sát chúng nhé! Mỗi một nhân vật đều có điểm đặc biệt của riêng mình, nhưng hãy chú ý "vẽ" thật kỹ về những nhân vật chính, tránh trường hợp họ bị "chìm" trong chính câu chuyện của mình. Sau khi hoàn thành đặc điểm nhận dạng cho những nhân vật chính thì chúng ta có thể tiếp tục khắc họa những nhân vật phụ. Bên cạnh đó, các mối quan hệ cũng nên được ghi một cách chi tiết và rõ ràng trong bản phác thảo, để chắc chắn bản thân sẽ không phải rối loạn trong quá trình sáng tác dài. Bước 3: Sáng tạo những sự kiện quan trọng Bất kể một quyển truyện dù có cao trào hay không thì cũng cần có những sự kiện bước ngoặt. Ngôn tình học đường thì càng đơn giản hơn, bạn có thể tập trung chú ý vào tình tiết nam nữ chính gặp nhau. Họ sẽ gặp nhau ở đâu? Ấn tượng đầu thế nào? Là tình yêu kiểu oan gia hay là vừa gặp đã yêu? Đó là những câu hỏi đơn giản giúp bạn xây dựng được một khung cảnh về cuộc gặp gỡ đầu tiên của hai nhân vật chính. Tiếp theo đó, có thể chú ý đến lần đầu nhận ra tình cảm hoặc là bước chuyển về tình cảm của cặp chính. Lần tỏ tình, theo đuổi nhau hay những tình tiết cãi vả, hiểu lầm.. đều là những tình tiết đáng chú ý trong ngôn tình học đường. Tuy nói ngôn tình là nói về chuyện yêu đương, nhưng chúng ta không nhất thiết chỉ xoay quanh yêu đương nhắng nhít. Một đời người không chỉ có tình yêu, mà còn tình thân, tình bạn.. Những sự kiện quan trọng cũng có thể đề cập đến những chi tiết này, nó sẽ làm bộ truyện của bạn trở nên sâu lắng và có "nội hàm" hơn. Bước 4: Nghiên cứu các thông tin liên quan Một câu chuyện về ngôn tình cấp ba thì không có quá nhiều thông tin để nghiên cứu, nhưng tình yêu đại học thì lại khác. Thường thì bối cảnh này sẽ liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau, nhất là khi bạn muốn "nới rộng" tình yêu từ đại học đến cuộc sống ngoài đời. Thế nên hãy dành thời gian để nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm những thông tin liên quan đến những ngành nghề mà bạn nhắm đến. Tuy nói tiểu thuyết là thế giới của riêng tác giả, bạn có thể sáng tạo mọi thứ, nhưng trong một số trường hợp thì phải cẩn thận, chú ý đến thông tin liên quan, đảm bảo những thông tin cơ bản sẽ chính xác, nhất là những thông tin liên quan đến các vấn đề sức khỏe.. Vì độc giả của tiểu thuyết có rất nhiều độ tuổi, và có thể sẽ ảnh hưởng đến các bạn nhỏ đọc truyện. Việc nghiên cứu trước khi viết tiểu thuyết cũng giúp cho quyển truyện ngôn tình học đường của bạn sẽ chỉn chu và thu hút nhiều người tìm đến, tôn trọng truyện của mình hơn. Bước 5: Bắt tay vào viết truyện Đây là phần thách thức nhất, dù cho bạn chuẩn bị kỹ càng đến đâu đi chăng nữa thì không đảm bảo là bạn sẽ viết hay được. Có lẽ bạn sẽ khó khăn khi không biết mở đầu như thế nào. Thế nhưng hãy thả lỏng và tự viết nhiều phần dẫn dắt khác nhau để đọc lại và lựa chọn. Hãy tập viết cả chương và để khoảng nghỉ khi đọc lại, khi đó bạn sẽ tìm được một khởi đầu ổn áp cho bộ truyện của mình. Quá trình sáng tác tiểu thuyết sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn rất nhiều, bởi vì bạn không thể nào hoàn thành một bộ ngôn tình học đường trong thời gian ngắn được. Đây là một con đường rất dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như nhiệt huyệt. Nếu đánh mất đi nhiệt huyết thì bạn sẽ khó mà có thể hoàn thành được một bộ truyện, lúc đó sẽ diễn ra tình cảnh "bỏ con giữa chợ". Bước 6: Đăng bài và tiếp thu nhận xét của mọi người Viết nên một bộ truyện rồi thì phải đăng lên cho mọi người cùng đọc có đúng không? Bạn có thể đăng truyện ngay khi bạn đã hoàn thành được văn án và chương một. Lâu dần bạn sẽ tích lũy được một nhóm độc giả nhất định và họ sẽ góp phần hoàn thiện tác phẩm của mình hơn. Nhưng mà đăng ở đâu? Bạn có thể đăng truyện lên Facebook, lên các trang mạng xã hội hoặc các diễn đàn chuyên về truyện. Thậm chí bạn còn có thể kiếm tiền được từ những con chữ mình viết ra. Nghe thật hấp dẫn đúng không? Không khó để tìm kiếm những trang đăng truyện kiếm tiền, điển hình như diễn đàn Việt Nam Overnight. Đây là một diễn đàn đăng truyện có tiếng trong giới và tại đây, bạn có thể vừa đăng truyện vừa giao lưu, trao đổi trực tiếp với độc giả. Có người ủng hộ là sẽ có động lực để viết truyện, đúng không? Không những thế, bạn còn có thể kiếm tiền nhờ việc đăng truyện tại dembuon.vn. Với dàn ban quản trị cực chất, cùng sự tận tình hướng dẫn, VNO sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sáng tác khi có người dẫn dắt, chỉ dẫn những vấn đề cơ bản mà nhiều người bỏ quên. Nhuận bút tại Việt Nam Overnight sẽ được tính theo lượt xem và lượt tìm kiếm trên google, bạn viết càng hay, truyện càng nổi tiếng thì sẽ có càng nhiều tiền. Quả là một nơi vừa giúp nuôi dưỡng ước mơ vừa kiếm sống, có đúng không? Chỉ cần tích đủ 200 ngàn thì bạn có thể rút tiền từ diễn đàn về tài khoản ngân hàng hoặc là ví điện tử hoặc nhiều phương thức khác. Kết luận Trên đây là một số bước và ghi chú nho nhỏ để bạn có thể viết nên một bộ ngôn tình học đường hay và dễ dàng. Viết tiểu thuyết không khó, nhưng đòi hỏi phải có sự duy trì, kiên nhẫn thế nên bạn đừng từ bỏ nhé! Hãy đăng truyện đến những nơi có nhiều độc giả để cảm nhận được động lực và sự ủng hộ trong quá trình dài này nhé! Chúc các bạn sẽ có những tác phẩm xuất sắc! Swaka Nguyệt Lam.