Danh xưng: Cách xưng hô trong võ thuật chân truyền chính tông Môn sinh nhập môn học đạo trước ngày, tháng, năm: Nam là sư huynh. Nữ là sư tỷ. Môn sinh học đạo sau ngày, tháng, năm: Nam là sư đệ, nữ là sư muội. Không phân biệt tuổi tác. Con sinh ra của sư huynh, sư đệ, sư tỷ, sư muội gọi lên đồng hàng với cha mẹ là sư bá, sư thúc, cô; hàng thúc bá gọi xuống là sư điệt. Người thầy dạy võ đạo: Các học trò gọi là sư phụ. Vị hôn thê của sư phụ gọi là sư mẫu. Vị sư phụ có nhiều sự giúp đỡ, cứu rỗi đệ tử và dẫn dắt đi đúng con đường chính pháp để trưởng thành cả về nhân cách và chuyên môn thì gọi là Ân sư. Vị sư phụ có đủ Tài, Đức để rèn dũa nhiều đệ tử thành tài thì gọi là Minh sư. Đệ tử được sư phụ phong cho làm giáo đầu (tức võ sư, hlv) cho phép mở võ đường, võ quán thu nhận môn sinh;các môn sinh gọi sư phụ của các võ sư- hlv là Sư công (có nghĩa là Sư ông) gọi mình là thầy (sư phụ). Người sáng lập ra môn võ: Gọi là Tổ sư Người sáng lập ra môn phái, gia phái, võ phái: Gọi là Sư tổ Người đứng đầu môn phái: Gọi là Chưởng môn phái. Người đứng đầu gia phái: Gọi là Chưởng gia phái. Người được cử đứng đầu các giáo đầu- hlv: Gọi là Chưởng tràng. Về phần cha mẹ của người nhập môn học đạo thì danh xưng gọi chung là Song thân, gọi riêng cha là Thân phụ, mẹ là Thân mẫu đúng theo đạo lý chân nguyên"Quân - Sư -Phụ': Là tôn kính của người học đạo chân nguyên' Quân -Sư-Phụ' tam cấp quy môn. Có nghĩa là: Sự tôn kính của đạo học trên hết có 3 cấp: Quân (Vua), Sư (Thầy), Phụ (Cha). Phàm người học võ đạo mà không hiểu đạo lý trên là người không được chân truyền, hoặc loạn pháp bát nháo tựa như cây không có gốc rễ, nhà không có móng, người không có nguồn cội tổ tông vậy. Danh xưng trong võ học được lưu truyền hàng ngàn năm, môn đồ nào chưa tỏ tường nay hãy tự điều chỉnh bản thân mình, để tự biết ngôi thứ, tránh ngộ nhận, không thì thiên hạ chê cười mà lại phạm phải lỗi với các bậc tôn sư, sư phụ và huynh đệ đồng môn. Xem thêm: Cách xưng hô trong giang hồ