Cảm Nhận Bài Ca Dao Số Cô Chẳng Giàu Thì Nghèo

Thảo luận trong 'Học Tập' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 12 Tháng ba 2019.

  1. Thuỳ Chi

    Thuỳ Chi Well-Known Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    387
    Cảm nhận của em về bài ca dao

    Số cô chẳng giàu thì nghèo

    Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

    Số cô có mẹ có cha

    Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông

    Số cô có vợ có chồng,

    Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai

    [​IMG]


    Bài ca dao trên đây phê phán thói mê tín dị đoan của người nông dân trong xã hội xưa, họ không chịu lao động mà chỉ trông mong cái gì tốt đẹp xa vời. Đây là lời của thầy bói nói với một cô gái đi xem bói, châm biếm những người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của những người nhẹ dạ dể lùa gạt. Người phụ nữ trong bài ca dao đi xem bói nhưng lại được "thầy" phán những điều tất nhiên mà bất cứ người nào cũng biết, hoàn cảnh sống không giàu thì chỉ có thể là nghèo, và dẫu có nghèo đến mấy thì ngày ba mươi tết cũng có thịt để treo trong nhà. Và câu trả lời mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông khiến cho chúng ta phải bật cười, đây đều là những sự thật, quy luật của cuộc sống, những điều ai cũng biết thì đâu cần xem bói. Bài ca dao phê phán những thầy bói rởm, dùng những lời lẽ bịa đặt để ăn tiền, và châm biếm những con người thụ động, mê tín chỉ biết trông vào sự may mắn của số phận.

    Những điều vốn thế, hiển nhiên thế chẳng cần phải tìm đến bói toán người ta cũng biết lại được thầy nói bằng cái vẻ nghiêm trang, nghiêm trọng. Lại nữa, bằng cách nói nước đôi theo kiểu chẳng thế này thì thế nọ. Chấn tướng của thầy càng rõ hơn. Bộ mặt thật của kẻ chuyên lừa bịp kiếm tiền bị vạch trần, bị phơi bày, bị lôi ra ánh sáng. Nhục nhã và xấu xa, hắn xứng đáng để người ta mỉa mai, bêu riếu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, tác giả dân gian còn muốn phê phán những người mê tín đến mức lú lẫn, không phân biệt đâu là thực, là hư. Tìm đến lễ bái vu vơ, tiền mất mà tật mang, mua thêm nỗi lo lắng vào lòng. Bời thế tiếng cười lại đa sắc, đa diện và ý nghĩa của nó lại càng thấm thìa, sấu xa.

    Cách châm biếm thú vị ở chỗ dùng "gậy ông đập lưng ông", dùng chính lời của thầy bói để vạch trần bản chất bản chất bịp bợm của y.

    Người ta không giàu thì là nghèo; chúng ta được sinh ra là bởi có cha mẹ; mẹ ta hẳn là đàn bà, cha ta hẳn đàn ông; ai rồi cũng phải có vợ có chống; con cái không là con trai thì là con gái. Điều ấy là hiển nhiên, không còn phải đoán nữa. Lời thầy phán cứ trơn tuồn tuột, cái giọng của thầy cứ chắc chắn như là đinh đóng cột.

    Kết cấu "chẳng.. thì.." tuôn ra ào ạt, tưởng như có thể nói dài bao nhiêu cũng dược. Người ta bật cười vì thầy phán toàn những điều hiển nhiên, toàn nói dựa nước đôi, lấp lửng. Bói như thế ai mà chẳng bói được? Ấy vậy mà vẫn có những kẻ cả tin, cứ gật gù cho lời thầy là phải, thầy thật là tài tình, biết được mệnh trời, thiên cơ thấu suốt.

    Bài ca dao không chi chế giễu thầy bói mà còn phê phán cả những người mê tín vào những điều viễn vong, yếu đuối trước cuộc sống. Có ý nghĩa hơn trăm nghìn lời giải thích, bài ca dao xoáy vào sự mê muội của con người đã khiến cho những kẻ cơ hội móc túi tiền mình mà không hay.

    Xem tiếp các bài cảm nhận khác bên dưới..

    Quảng cáo:

    Đăng bài cảm nhận kiếm tiền *hot*
     
    Zero thích bài này.
    Last edited by a moderator: 6 Tháng bảy 2020
  2. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,067
    Tham khảo:

    Cảm nhận bài số cô chẳng giàu thì nghèo

    Bài ca dao này nhại lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó “ghi âm” một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông”, có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm thúy. Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì?

    Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói (là nữ) rất quan tâm: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!) Thầy khẳng định như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy. Dân gian quan niệm rằng Con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhàu, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn.

    Thầy bói phán: Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!)

    Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết.

    Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên.

    Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!)

    Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới điểm đỉnh ở những lời thầy phán về phụ mẫu:

    Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên:

    Số cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.

    Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ, cả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó.

    Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác:

    Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

    Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để trục lợi. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự.

    Nguồn: Uyên Nguyễn
     
Đang tải...