Câu chuyện ngắn nhưng lại vô cùng ý nghĩa, câu chuyện vừa mang tính hài hước nhưng cũng chính là bài học cho mỗi chúng ta về cho đi và nhận lại. Ngày đầu tiên, chú thỏ con đi câu cá, không thu hoạch được gì cả. Ngày thứ hai, nó lại đi câu cá, kết quả vẫn không đổi. Ngày thứ ba, nó vừa đến nơi, một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi. Phiên bản khác: Truyện kể về 1 chú thỏ con đi câu cá với mồi nhử là củ cà rốt. Chú thỏ nghĩ rằng mình thích ăn cà rốt thì chắc chắn những con cá cũng sẽ thích ăn cà rốt. Ngày thứ nhất, chú thỏ vác cần đi ra hồ câu cá và không câu được con cá nào cả. Ngày tiếp theo chú thỏ lại tiếp tục vác cần đi câu cá, kết quả vẫn không khác gì ngày hôm qua. Đến ngày thứ ba, khi chú thỏ vừa vác cần đi đến nơi, bỗng nhiên có 1 con cá lớn từ trong hồ bơi đến và nhảy lên lớn tiếng quát chú thỏ: "Này thỏ. Nếu chú mày còn dám dùng cà rốt để câu cá thì đừng trách ta độc ác." Thế rồi con cá lặng xuống dưới nước và chú thỏ buồn bã đi về. Thông qua câu chuyện trên, chúng ta rút ra bài học đó là: Những gì bạn cho đi đều là những gì bạn muốn cho và bạn nghĩ nó có giá trị to lớn với người khác, nhưng bạn có nghĩ rằng nó là thứ đối phương muốn hay không? Bởi trong con mắt họ, căn bản thứ đó không có giá trị gì cả. " Nhưng chắc chắn các bạn sẽ không để câu chuyện kết thúc như thế này đúng không. Chúng ta là các độc giả nên chúng ta có quyền sửa lại câu chuyện này sao cho phù hợp với nội dung và mang ý nghĩa sâu sắc hơn. Theo mình thì phần hai của câu chuyện sẽ như sau: Sau khi chú thỏ buồn bã trở về nhà, chú đã kể chuyện này cho bác Gấu nghe. Bác Gấu phì cười và nói với chú Thỏ rằng:" Cháu thích ăn cà rốt không có nghĩa là các con cá cũng thích cà rốt đâu cháu à. Thứ mà chúng thích ăn là những con giun đất. Và để câu được chúng, cháu phải dùng giun đất là mồi câu ". Chú thỏ vui vẻ, liền cảm ơn bác Gấu và nhanh tay cầm chiếc xẻng và xô đi đào giun đất. Sáng hôm sau, theo lời của bác Gấu, chú thỏ dùng giun đất làm mồi câu để câu cá ở ngoài bờ ao. Đợi một lúc lâu, đã có con cá cắn câu, chú thỏ vui mừng khi bắt được con cá. Ý nghĩa câu chuyện và bài học kinh nghiệm: Những gì bạn cho đi đều là những gì bạn muốn cho và bạn nghĩ nó có giá trị to lớn với người khác, Nhưng bạn có nghĩ rằng nó là thứ mà đối phương muốn hay không? Vậy nên điều bạn cho đi ấy trong con mắt người ta căn bản vốn không có giá trị gì cả, có thể điều bạn làm sẽ không tốt bằng điều bạn không làm còn hơn. Một cách rất rõ ràng, cá không ăn cà rốt, nhưng vì thỏ thích cà rốt nên thỏ nghĩ cá cũng vậy. Qua câu chuyện này để thấy rằng những gì bạn cho đi đều là những gì bạn muốn cho, chứ nó không nhất định là những gì mà đối phương muốn; thế nên điều bạn cho đi ấy trong con mắt người ta căn bản vốn không có giá trị gì cả. Vì vậy, hãy biết cân nhắc đến người khác hoặc giả sử bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để giá trị cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa và cuộc sống thêm vui tươi hơn nhé! English: Have you ever heard the story of a rabbit that went fishing with carrots? There was this rabbit and one day he decided to go fishing with carrots. On the first day, he didn't get anything. On the second day, the result was the same. On the third day, when the rabbit just arrived at the pond, a big fish jumped out of the water and shouted at him:" If you dare to use carrots as fish bait again, I will eat you alive!". Apparently, fish do not eat carrots, but because the rabbit loves carrots, he thinks the fish will like it too. You only give away the things you want to give, not necessarily what the others wants to receive. Therefore, sometimes what you give, in the eyes of others, worths nothing. Carefully consider things you can give to bring real meaning to the action and bring happiness to both the recipient and yourself.