Tại Sao Chó Ăn Mướp Nướng Rụng Răng?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Goo.gl, 19 Tháng sáu 2021.

  1. Goo.gl

    Goo.gl Moderator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    126
    Chó ăn mướp nướng bị làm sao?

    Mướp là thực phẩm rất quen thuộc đối với chúng ta, mướp không chỉ làm nên những món ăn ngon như mướp xào lòng gà, mướp nấu canh hến, mướp xào mấm rơm, mướp nấu thịt.. mà ăn mướp còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên mướp nướng thì lại là 1 món ăn vô cùng nguy hiểm nhất là đối với loài chó, vì sao lại như vậy?

    Lý do chính là:

    Quả mướp có tác dụng giữ nhiệt rất lâu sau khi chế biến nhất là khi được nướng lên, với bản tính tham ăn và tò mò hay cắn, gặm đồ vật của loài chó thì khi ăn phải quả mướp nướng lên có thể sẽ khiến chúng bị bỏng hết lưỡi, nhiệt miệng và rụng hết răng, đây có thể nói là một trò đùa vô cùng vô nhân đạo và tàn ác của người thực hiện hành vi này, sẽ bị nghiệp quật con cái bị bỏng, tai nạn mất hết răng, rụng hàm.. và thường chỉ có dân trộm chó là hay sử dụng.

    [​IMG]

    Tại sao chó ăn mướp nướng rụng răng?


    Những kẻ trộm chó chuyên nghiệp sử dụng rất nhiều cách để thực hiện hành vi. Chúng nướng quả mướp đến chín để vứt cho con chó ăn. Khi chó cắn phải sẽ bị rụng răng và không thể cắn người. Chỉ chực có thế là chúng lấy bao lao vào "chộp" lấy. Một số kẻ còn dùng thọng lọng để thắt cổ chó và dắt đi. Kẻ trộm chó chuyên nghiệp thường dùng đến biện pháp câu chó. Chúng móc miếng mồi vào lưỡi câu (loại dùng dể câu cá) để nhử chó. Chó cứ tưởng quả mướp là miếng mồi và đớp. Chó bị lưỡi câu mắc vào họng, không thể sủa được. Kẻ trộm cứ ngồi trên xe, phóng xe dắt chó chạy khắp làng. Xe chạy nhanh bao nhiêu thì chó chạy nhanh bấy nhiêu. Sau khi bắt được chó của dân, kẻ trộm thường bán lại cho các quán thịt chó để lấy tiền tiêu xài. Có trường hợp người dân địa phương mất trộm, khi đến quán thịt chó tìm đã thấy chủ quán đang cạo lông. Biết là chó nhà mình, nhưng không bắt được tận tay, đành nuốt giận cho qua.



    Nghiệp báo khi sát hại động vật:


    Cũng giống như con người, con vật sống lâu đều có linh tính và đều biết giận hờn, thù oán nếu bị giết hại 1 cách oan ức. Con chó lại càng là một loài động vật thân thiết với con người, là loài vật duy nhất trung thành 1 cách vô điều kiện với chủ nuôi của nó, chó không chê chủ nghèo, chủ cho ăn gì thì ăn đó, có gì ăn nấy và không bao giờ biết phản chủ, không cắn lại cho dù có bị chủ đối xử đánh đập tàn tệ. Vì thế, những người có lòng nhân từ, giàu lòng trắc ẩn biết yêu thương loài vật đều rất yêu quý loài chó.

    Ngoài ra, việc thực hiện những hành động sát sinh lặp đi lặp lại hằng ngày có thể huân tập và trở thành những hạt giống xấu ác, hung dữ, dã man ở trong tàng thức. Những hạt giống này sẽ phát triển không chỉ trong đời này mà còn cả nhiều đời về sau. Tục ngữ có câu: "Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt", chúng ta làm gì lâu ngày cũng sẽ thành quen, và khi đã thành thói quen rồi thì rất khó sửa đổi. Cũng chính những thói quen này là nguyên nhân khiến người ta trở nên hung ác, bạo lực rồi giết người không ghê tay.

    [​IMG]

    Còn về nghiệp báo, nhân quả khi sát hại các loài vật thì các bạn có thể tham khảo những câu chuyện sau:

    Nơi thành phố thuộc miền bắc Thái Lan có quán hủ tiếu nọ, nổi danh nấu nước lèo rất ngon. Danh thơm vang khắp xa gần, ai cũng tìm đến ăn. Nhân sĩ đương thời đều tấm tắc ca ngợi. Nên dù quán chỉ làm việc có buổi sang thôi, mà sáng nào cũng bán đến mấy trăm tô. Trước 12 giờ trưa là hết sạch. Mỗi tô giá khoảng 15-20 đồng tiền Thái. Mỗi ngày thu vào được khoảng 6 ngàn, lời được ba ngàn.

    Cửa hàng trước đây là một tiệm nhỏ mở ven đường, do lợi nhuận ngày càng nhiều, nên chỉ trong vòng mấy năm ngắn ngủi là họ tậu được đất và xây tiệm mới khang trang. Sau tiệm là một hoa viên lớn, buổi chiều nghỉ bán mà vào đây nghỉ ngơi thì đúng là tiên cảnh chốn trần gian.

    Chủ quán họ Liên, hai vợ chồng tuổi hơn 60, có đủ con trai, con gái. Các con họ đều đã kết hôn. Cả nhà họ năm người cùng hợp lực kinh doanh, không thuê người làm. Dù nước lèo của họ mùi vị ngon vượt trội các quán khác, khách sành ăn vừa thưởng thức là thích mê, cho nên từ các bậc quan chức, thương gia, dưới đến các bạn hàng, phụ xe ba bánh.. đều trường kì đến quán này ăn.

    Các tiệm đồng nghiệp không rành chế biến, cố hỏi bí quyết nhà nghề của họ, nhưng vô phương. Tục ngữ nói "Đồng nghề như kẻ địch", câu này không sai. Các quán hàng địch thủ moi bí quyết nấu nước lèo không được bèn tung tin ác ý rằng: "Nước lèo tiệm đó có bỏ ma túy, khiến người ăn là ghiền, ngày nào cũng phải ăn, không ăn là không được".

    Còn có người quá quắt hơn, âm thầm lén đi thưa lên Cục vệ sinh, một mực khẳng định nước lèo này có ma túy.

    Ma túy là chất độc cấm, Cục vệ sinh lập tức phái người tới quán kiểm tra, thử nghiệm. Cuối cùng ra kết luận là: "Không hề có ma túy hay hóa chất có hại nào. Nước lèo được nấu hoàn toàn phù hợp như chủ quán từng báo cáo, là dùng nước rau củ phối hợp với cốt gà, xương heo, hầm lửa nhỏ suốt một ngày một đêm mà có được tiêu chuẩn đạt yêu cầu".

    Được Cục vệ sinh kiểm tra và xác nhận "KHÔNG CÓ GÌ" khiến quán càng nổi danh thêm, càng được ái mộ nhiều hơn, bởi vô tình mà họ được quảng cáo không công, danh tiếng nước lèo của quán ngày càng bay xa vang dội..

    Có một vị thân vương của hoàng tộc Thái Lan, là chuyên gia ẩm thực trứ danh, lái xe đến quán thưởng thức. Sau đó, ông ban thưởng huy chương và bảng khen đặc biệt để quán treo trước cửa tiệm cho mọi người lác mắt. Có được "bảng vàng" thân vương ban, chủ tiệm nhờ vậy mà càng thêm có giá, mỗi tô hủ tiếu từ 15 đồng giờ được đôn lên 20-25, chuyện buôn bán của nhà họ Liên càng phát lợi.

    Thế gian không có gì là vĩnh viễn bí mật, món nước lèo họ Liên "độc chiếm bá chủ" cuối cùng cũng bị lộ.

    Người để bức màn bí mật vén lên chính là Liên chủ tiệm, tin lạ ly kì thiên cổ này đã làm chấn động cả miền đông bắc Thái Lan.

    Người đầu tiên phát hiện ra bí mật, chính là anh Tùng, một phụ xe ba bánh. Số là hôm ấy, khi dùng cơm trưa, do anh Tùng uống rượu quá nhiều khiến mặt mày xây xẩm nên chẳng thể chở khách, vì không có tiền nộp cho bà xã, nên anh chẳng dám về nhà. Đêm đó bụng đói meo, anh liền lẻn vào cửa sau của quán, thầm nghĩ sẽ kiếm chác, chôm đỡ thứ gì đó lót dạ.

    Khi anh nạy được cửa sau ra, vừa bước vào nhà bếp, ánh đèn từ xa tỏa ra mờ mờ, đủ để anh nhìn thấy một người ngồi lưng hướng ra phía cửa (cũng là phía của anh). Quan sát kỹ thì té ra ông chủ quán đang chăm chú làm việc, anh Tùng bạo dạn bước đến lén nhìn xem, mới thấy rõ lão chủ đang giết ếch. Thủ pháp mổ bụng lấy nội tạng lão Liên làm rất điêu luyện. Các thứ được lão phân ra bỏ vào thùng nhựa và bao nhựa. Trong thùng nhựa chứa đầy thi thể ếch.

    Ngay lúc đó lão chủ quán hình như phát hiện là có người, nên đột ngột quay đầu nhìn ra phía cửa, anh Tùng kịp thời nấp đi, may là nhờ ánh đèn mờ nhạt, nên anh không bị phát hiện.

    Mặc dù chủ quán không nhìn thấy anh tùng, nhưng anh nhờ nấp trong bóng tối, nên thấy rõ mồn một gương mặt của lão Liên dưới ánh đèn chiếu sáng. Ngay lập tức anh sợ đến xém xỉu. Té ra mặt lão chủ không phải là mặt người, mà mang hình dạng mặt ếch thiệt bự. Mồm giống hệt, mắt lồi, âm thanh phát ra "lét chét" rất kì quái. Đột nhiên anh thấy ông thè lưỡi dài ra rồi rụt vào, giống hệt như cảnh con ếch ăn mồi vậy. Sau đó, ông nhanh chóng lui vào trong.

    Anh Tùng kinh hãi đến muốn thét lên một tiếng to, muốn co giò phóng chạy, nhưng hai chân cứ run lẩy bẩy, không làm theo ý anh. Khó khăn lắm anh Tùng mới trấn tỉnh lại được và bò ra ngoài cửa.

    Đêm đó, anh sợ quá phát sốt nặng. Mấy ngày sau hết bệnh, anh đem tình hình chứng kiến tối hôm đó kế hết cho mọi người nghe.

    Nhưng do anh bình thường hay uống rượu, nên chẳng ai thèm tin lời anh nói. Thực ra, đối với người dân ở miền đông bắc Thái Lan, mấy chuyện ăn ếch, ăn chuột, ăn mèo.. là việc thường, đâu có gì kỳ quái.

    Nhưng điều kì quái trong tin đồn chính là dung nhan "ngài" chủ quán. Mấy tháng nay thực khách không còn thấy lão Liên xuất đầu lộ diện nữa. Bình thường thì ông luôn ngồi trước quán chặt thịt gà. Nghe nói ông đang bị bệnh phải vào nhà thương, lúc nào xuất viện về nhà cũng không ai biết. Thỉnh thoảng nếu có ai gặp ông, cũng nhìn thoáng qua trong khoảnh khắc, gần đây ông ít khi bước ra cửa tiệm.

    Tình cờ có người gặp ông, họ kế lại:

    – Lão chủ mặt mày nhìn giống hệt con ếch, nhưng mà bự hơn nhiều, chân cũng cong cong giống ếch vậy. Miệng cũng y hệt, mắt lồi ra, càng nhìn càng giống con ếch to "khủng".

    Đến đây thì mọi người tin lời anh Tùng là nói thật. Không hẹn mà họ cùng nhau rình, lén nhìn cho được "người hóa ếch" như lão chủ quán. Và cuối cùng, ai cũng biết nồi nước lèo hấp dẫn kia chính là nước ếch. Lạ đến không ngờ là vị nó ngọt thanh như vậy.

    Trước đây, chủ quán sợ lộ bí mật nên không dám thuê công nhân, cũng chẳng muốn mượn tay ai làm, vì vậy mà ông phải đích thân giết từng con ếch. Tính ra cả đời ông Liên đã giết không biết bao nhiêu mạng rồi, phải nói là vô số. Hằng ngày ông luôn đối diện với dung nhan ếch, nhất cử nhất động, làm gì cũng dính dáng tới ếch. Tướng theo tâm sinh, hình tùy tâm biến, dần dần mặt mũi ông cũng đổi thành hình ếch.

    Ban đầu, mọi người ở chung không để ý, cho đến khi phát hiện ra, thì ông đã biến dạng hoàn toàn. Sau đó, có người nghe những bà con của chủ quán kể lại rằng: "Dạo sau này lão Liên mỗi khi đang ngủ thường kêu hét, gầm rú. Than là ếch đến bu đầy trên thân cắt rứt lão. Cứ chợp mắt là lão bị quấy nhiễu mãi như thế, không thể nào yên giấc được.

    Từ đó trở đi ròng rã suốt mấy tháng trường, đêm nào nằm lão cũng bị bầy ếch hiện đến hành hạ đau đớn. Cuối cùng lão Liên phát bệnh điên, kêu như ếch rồi chết.

    Sau đó, cả nhà chủ quán nước lèo trứ danh nọ không biết dời đi đâu, chỉ lưu lại câu chuyện này, là đầu đề khiến người ta bàn tán mãi.

    [​IMG]

    Quả báo của sát sinh động vật:


    Có chín loại chết không đúng tuổi thọ do nghiệp giết hại chiêu cảm theo lời Phật dạy.

    Hoạnh tử thứ nhất: Bệnh không đáng chết, nhưng lại chết ngang, do thiếu thuốc thang, không người chăm sóc. Quý Phật tử nên lưu ý ở điểm này, ai có người thân bệnh cần phải chăm sóc lo lắng thuốc men đầy đủ. Kế đến, khi gặp được thầy cho uống lầm thuốc, trường hợp này cũng hay xảy ra lắm. Lại hay mê tín dị đoan, tin tưởng thầy tà, bạn ác, giết hại loài vật để cúng tế thần linh, gây thêm nghiệp sát, bệnh không đáng chết mà phải qua đời. Thường thì chúng ta không có sự hiểu biết về kiếp nhân sinh và lòng tin nhân quả sâu sắc, nên dễ bị mê hoặc bởi các học thuyết tà kiến, vừa tốn tiền, vừa lo sợ, vừa ngu si, vừa giết hại, nên đành phải cam chịu mạng sống chết yểu mà thôi.

    Hoạnh tử thứ hai: Do bị họa lây từ người thân thuộc, phép vua tru lục, nên phải chết oan. Trong thời đại phong kiến, vua là trên hết nên có quyền giết ai thì giết, chỉ cần một người thân trong gia đình phạm tội phản nghịch, hay bị nghi ngờ một việc gì đó, nhà vua có thể ra lệnh giết sạch ba họ hoặc chín họ, chết theo kiểu đó gọi là chết oan bởi mình không có làm tội mà cũng phải chịu chết, chết như vậy gọi là chết không đúng tuổi thọ, hay còn gọi là chết yểu, bởi quyền lực độc tôn do vua là thiên tử thay trời trị vì thiên hạ.

    Hoạnh tử thứ ba: Do sống sa đọa, buông lung vô độ, đam mê tửu sắc, chơi bời săn bắn, không biết giữ thân nên phải chết yểu. Hoạnh tử thứ ba này đa số các nhà vua đều bị vướng nhiều bởi quan niệm ta là thiên tử, tức con trời, ta thay trời trị vì thiên hạ nên muốn gì làm nấy; do đó mặc tình đam mê, đắm say tửu sắc, rượu chè be bét, quan hệ tình dục vô độ cùng các cung phi, mỹ nữ. Người thế gian nếu vướng vào đam mê hưởng thụ quá đáng cũng sẽ thân tàn ma dại, làm khổ người thân mà chịu quả báo mạng sống ngắn ngủi. Ngày nay, trên đà văn minh tiến bộ của nhân loại, con người càng bị tha hóa bởi sự hấp dẫn của đam mê trụy lạc, nên số người bị tha hóa càng ngày càng đông.

    Hoạnh tử thứ tư và năm: Bị lửa đốt thiêu, cháy rụi cả thân hoặc bị chết nước, chết chìm, chết trôi. Hai quả báo này ở thế gian thường xảy ra lắm, nạn chết đuối hay chết cháy cũng đều do nghiệp giết hại chiêu cảm, nên người Phật tử hãy ý thức sự khổ đau do giết hại gây ra mà ta cố gắng giữ giới này cho được trọn vẹn để tránh quả xấu.

    Hoạnh tử thứ sáu: Bị thú dữ xé xác, ăn thịt. Lúc sống, ta hay sát sinh hại vật, nhất là những người làm nghề trực tiếp giết mổ sẽ chịu quả báo này, nếu ta không giết hại ai thì làm sao bị quả báo giết lại? Bởi nhân quả lúc nào cũng công bằng và bình đẳng. Cho nên, không có chuyện gì xảy ra mà ngẫu nhiên, tự nhiên khi không mà có.

    Hoạnh tử thứ bảy: Té núi rớt hầm, thân thể nát tan, vô cùng đau đớn. Quả báo này ai ở miền đồi núi hay bị, hay những người đào đãi vàng bị sụp hầm đè chết, hoặc như trường hợp sập cầu Cần Thơ, vô số người chết cũng đều từ nhân giết hại mà ra, nên phải chịu quả báo chết yểu là vậy.

    Hoạnh tử thứ tám: Uống nhầm thuốc độc, bùa ngải, thư yếm, quỉ thần hãm hại, bị bức tử, hay uống thuốc độc tự tử, bị người yếm bùa, và bị ma quỷ bắt đi đều do nghiệp giết hại từ quá khứ mà ra, trường hợp này tuy có nhưng cũng rất hiếm.

    Hoạnh tử thứ chín: Lâm cảnh đói khát, khốn khổ mà chết. Loại chết này hành hạ con người dữ tợn, đói mà không được ăn, khát mà không được uống, chết từ từ trông khổ sở làm sao. Nhất là nạn đói năm 1945, hơn hai triệu người Việt Nam bị chết đói do bọn phát xít Nhật đốt hết lúa gạo. Ngoài ra, còn vô số sự chết như tự bức tử chính mình hoặc bằng nhiều hình thức khác.

    Bởi việc sát sinh hại vật do sự chấp ngã mà ra, nên từ đó phát sinh chiếm hữu. Vì vậy, một số người lợi dụng quyền thế, đặt ra học thuyết" vật dưỡng nhơn", nói rằng trời sinh ra vạn vật để phục vụ cho con người và thượng đế. Ai theo truyền thống này thì sẽ cám ơn thượng đế vì đã ban cho họ lộc ăn, nên nhân giết hại, ăn thịt các loài vật dẫn đến quả báo chết yểu. Nhưng thật sự, loài vật có chấp nhận để người giết ăn thịt và cúng tế thần linh hay không? Đây là vấn đề tế nhị và sâu kín, chỉ có đạo Phật mới mở rộng tấm lòng từ bi thương xót, và một số người có ý thức tôn trọng đối với muôn loài vật mà thôi.

    Đức Phật nhờ tu chứng nên mới thấy rõ sự tác hại lớn lao do nhân giết hại gây ra, nên Ngài đã hướng dẫn và khuyên nhủ mọi người không được giết hại là vì tâm từ rộng lớn, thương tưởng tất cả chúng sinh. Khi ta giết con vật như trâu bò, heo dê, gà vịt, tôm cá, chúng vẫn giẫy giụa, kêu la thảm thiết, trông thật tội nghiệp. Thật ra, đâu có con vật nào tự hiến mình nạp mạng cho con người, vì chúng không có trí khôn và sức mạnh, nên đành phải chịu giết hại như vậy. Hầu như, tất cả các loài vật đều bị giết chết khi chưa đúng tuổi thọ, bởi sự ham muốn và thèm khát của con người.

    [​IMG]

    Đức Phật nhờ tu chứng nên mới thấy rõ sự tác hại lớn lao do nhân giết hại gây ra, nên Ngài đã hướng dẫn và khuyên nhủ mọi người không được giết hại là vì tâm từ rộng lớn, thương tưởng tất cả chúng sinh.

    Thế giới con người càng đông thì sự giết hại càng nhiều vì nhu cầu sự sống của nhân loại. Giết hại loài vật để cung cấp thực phẩm cho con người dĩ nhiên phải có tội, còn tội nặng hay nhẹ là tùy theo sự cố ý, hay bất đắc dĩ vì sự sống mà tội phước có phần cụ thể, rõ ràng. Phước ở đây là cung cấp các nhu cầu cần thiết để nuôi sống con người. Tội là vì muốn bảo tồn mạng sống cho ta và người mà ta đành trực tiếp giết hại các loài vật. Cho nên, nhân quả rất công bằng, không biết thiên vị một ai, làm phước thì được phước, làm tội thì bị tội. Có phước thì đời sống vật chất đầy đủ, nhưng ngược lại làm tội thì bị quả báo chết yểu, bệnh tật, và đời đời kiếp kiếp gieo nhân oán giận, thù hằn, vay trả, trả vay, không có ngày thôi dứt. Do đó, chúng sinh vì mạng sống của mình mà ăn nuốt, giết hại lẫn nhau không thương tiếc.

    Bây giờ, chúng ta thử chia ra làm bốn vế để luận về tội và phước:

    Một là người nuôi, hai là người bán, ba là người giết, bốn là người ăn. Có người đổ thừa tại có người ăn nên mới có người nuôi, người bán và người giết. Vâng, ăn uống là để bảo tồn mạng sống cho con người và các loài vật, đó là quy luật tất yếu không ai có thể chối cãi được. Chính điều này, Phật đã thấy quá rõ ràng thế gian là một chuỗi dài nhân duyên tương tàn tương sát, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, ăn nuốt lẫn nhau mà bảo tồn mạng sống.

    Người vừa nuôi vừa giết là tội nặng vì cố tình, cố ý sát sinh, hại vật để nuôi sống bản thân mình và thuê mướn người khác cùng giết theo, ai lỡ đã gieo nghiệp nhân như thế thì khó bề sống tốt được; sau khi mạng chung bị đọa lạc vô số kiếp chịu khổ, bị hành hạ, giết hại trở lại, cho đến khi làm người bị quả báo mạng sống ngắn ngủi. Người trực tiếp lưới đánh bắt, giăng bẫy, săn bắn cũng đồng với các tội trên. Còn người ăn mà không trực tiếp giết hoặc xúi bảo người khác giết, chỉ ăn vì sự sống, tuy có tội nhưng nhẹ, không sao, có thể sám hối, làm phước thì hết tội, vì không có tâm ý giết hại. Tội và phước nặng hay nhẹ, nhiều hay ít là do có cố tâm, cố ý hay không mà thôi. Ngoài trừ các vị Bồ Tát, các vị Thánh nhân và chư Phật mới không giết hại từ ý nghĩ cho đến hành động.

    Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật. Trước tiên là không được giết người, rồi hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, cho đến khi nào giữ được hoàn toàn trọn vẹn mới thôi.

    Người Phật tử vì hoàn cảnh sống nên phải nuôi súc vật để bán mà lấy tiền nuôi sống gia đình, người thân; nếu chỉ nuôi để bán, không trực tiếp giết vật, tuy có tội, nhưng tội này nhẹ hơn là trực tiếp giết vật, nên có thể sám hối, và làm việc phước đức thì có thể chuyển được tội. Còn nếu nuôi bán và giết trực tiếp thì tội này rất nặng, phải chịu quả báo theo luật nhân quả. Còn vì sự sống mà mua ăn, không trực tiếp giết hại với điều kiện không thấy người giết, không nghe con vật kêu la khi bị giết, con vật đã được làm sẵn thì không sao, nếu có tội cũng nhẹ, sám hối và làm phước thì từ từ sẽ hết.

    Tội ở đây được hình thành khi người đó có cố tâm, cố ý, phát khởi từ lòng tham lam, ích kỷ, muốn giết hay xúi bảo người khác giết, hoặc vui vẻ khi thấy người giết. Ai mở lò sát sinh là tội nặng vì cố ý và mua bán, chế tạo vũ khí, rồi xúi bảo nhân loại giết hại lẫn nhau, đây là tội nặng phải chịu quả khổ, chết chóc, đau thương vô số kiếp.

    Trường hợp bất đắc dĩ vì sinh ra nơi vùng sông biển nên phải làm nghề đánh lưới bắt các loài thủy sản. Ta chỉ đánh bắt các loài đủ tiêu chuẩn do luật pháp ban hành, không nên đánh bắt các loài còn quá nhỏ. Phật chế giới cho người tại gia là không được giết người, và hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, cho đến khi nào giữ được trọn vẹn thì ta không bị quả báo bệnh hoạn hay chết yểu.

    Trong cuộc sống khó tránh khỏi việc vô tình giết hại, như làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp và phục vụ cho con người, ta phải dùng thuốc trừ sâu, làm vệ sinh phải hại đến loài trùng kiến, vậy người Phât tử phải làm sao để tránh khỏi tội giết hại. Từ con người cho đến muôn loài vật trên thế gian này vốn tồn tại trong nhịp cầu nhân quả mang tính cách tương đối, ai khôn ngoan sáng suốt sẽ hạn chế tối đa sự giết hại nên sống đời an vui, hạnh phúc.

    Giết hại là một thói quen xấu có tính cách hại người, hại vật, làm cho nhân loại khổ đau, chúng sinh hoảng sợ, là nhân dẫn đến quả u mê, tối tăm, mù mịt. Người Phật tử chân chánh phải nên dứt khoát xa lìa nghiệp giết hại, nếu không sẽ bị đọa lạc vào chỗ khốn cùng, chịu quả báo cực kỳ đau khổ vô số kiếp.

    Cho nên, ý thức được khổ đau do sự giết hại gây ra, chúng ta hãy nên học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống cho mọi người và muôn loài, để cùng nhau không bị quả báo chết yểu. Bậc làm cha mẹ hãy nên khuyên dạy con cái không nên cố ý giết hại, và khi lớn khôn trưởng thành phải biết chọn lựa nghề nghiệp chân chánh để không làm tổn hại cho người và vật.

    Ngược lại, ta không giết hại mà còn hay phóng sinh giúp người cứu vật, mở rộng tấm lòng nhân ái, khuyến khích, khuyên nhủ nhau hạn chế sự sát sinh hại vật, kêu gọi mọi người ăn chay ít nhất mỗi tháng một vài ngày. Nhờ vậy, thế giới dứt bớt nghiệp binh đao, chiến tranh và khủng bố mà sống an vui, hạnh phúc.

    Xem thêm:

    Đăng bài kiếm tiền tại nhà *hot*

    Cách kiếm tiền miễn phí trên Binance
     
    ZeroAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 31 Tháng bảy 2023
Đang tải...