QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Trong khoảng thời gian gần đây, song song với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đã kéo theo sự bùng nổ của các loại tiền điện tử hay tiền ảo. Tuy đây là một sản phẩm tài chính mới nhưng với sự biến động giá nhanh và đột ngột đã khiến việc đầu tư vào tiền ảo gặp khá nhiều rủi ro. Mức độ nguy hiểm nhất của tiền ảo chính là hoạt động rửa tiền của các quan chức tham nhũng, mafia, khủng bố, tội phạm.. đây là việc khiến các cơ quan chức năng rất khó khăn để quản lý và kiểm soát. Vừa qua, đã có nhiều sàn giao dịch tiền điện tử, tiền ảo bỗng nhiên không cánh mà bay khiến nhiều người vò đầu bứt tóc, khủng hoảng vì toàn bộ số tiền đầu tư đã mất trắng. Tuy đã có nhiều phản ánh, bài học kinh nghiệm từ các sàn giao dịch tiền ảo, nhưng bằng những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi, các hoạt động mua bán, trao đổi tiền ảo vẫn âm thầm nổ ra rầm rộ, thu hút lượng lớn người quan tâm đến. Về mặt pháp lý thì việc sở hữu hay hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi tiền ảo vẫn chưa có những quy định rõ ràng, đó là tình hình chung của hầu hết cơ quan quản lý các nước trên thế giới. Nhiều quốc gia hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, băn khoăn và tỏ thái độ trung lập, không cấm nhưng cũng không khuyến khích và chưa thể chấp nhận tiền điện tử là phương tiện thanh toán hợp pháp, hợp lệ, trong đó có Việt Nam. Nhưng dự kiến trong tương lai, vị thế của đồng tiền điện tử trong hệ thống tài chính tiền tệ có thể sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ, từ đó vấn đề xây dựng khuôn khổ pháp lý cũng như cách thức quản lý tiền điện tử kỹ thuật số cũng được đặt ra và nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của dư luận. Sau đây, mọi người hãy cùng mình tìm hiểu về vấn đề "Quy định của pháp luật về tiền điện tử tại Việt Nam" qua bài viết này nhé! Đầu tiên, tiền điện tử là hình thức thể hiện của đồng tiền pháp định do ngân hàng trung ương phát hành, thay vì lưu hành dưới dạng tiền giấy, tiền xu chúng ta có thể cầm nắm được thì tiền điện tử sẽ được lưu trữ trên các thiết bị điện tử như điện thoại hay mạng máy tính. Tiền điện tử phải có tỷ lệ 1: 1 với tiền pháp định và được phép thanh toán. Tính đến tháng 8/2020, trên thế giới đã phát hành hơn 800 loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, Bitcoin Cash, Litecoin.. với tổng giá trị vốn hóa thị trường gần 360 tỷ USD, trong đó, đồng Bitcoin đang dẫn đầu và chiếm tỷ lệ cao nhất là 62, 09% giá trị vốn hóa thị trường tiền điện tử. Với sự tồn tại hơn 10 năm của Bitcoin và những giá trị mà nó đang nắm giữ, lần đầu tiên tiền điện tử được tồn tại với định danh là tiền mã hóa - được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp, được giao dịch, trao đổi hoàn toàn trên môi trường mạng và đến nay chưa chịu sự quản lý của bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào. Trên thực tế, các đồng tiền này không thể xem là tiền điện tử do nó hoàn toàn không có sự kiểm soát và đảm bảo của các cơ quan nhà nước, chính phủ. Tiền điện tử pháp định là công cụ thanh toán điện tử, là một loại tiền tệ chỉ tồn tại dưới hình thức điện tử, kỹ thuật số và phải chịu sự quản lý của chính phủ. Tiền điện tử pháp định hoàn toàn tốt hơn khi các giao dịch có thể diễn ra khi không có internet và tài khoản ngân hàng. Các công cụ thanh toán điện tử đang sử dụng hiện nay như chuyển khoản online, thẻ ATM, thẻ tín dụng hay các ví điện tử như MoMo, Zalo Pay, Viettel Pay.. cũng đều xoay quanh đồng tiền gốc là Đồng Việt Nam và liên kết với tài khoản ngân hàng. Dịch vụ thanh toán di động dần dần đã đi vào cuộc sống người dân rất rộng rãi. Thời gian tới, Ngân hàng nhà nước sẽ cùng với bộ, ban, ngành nhà nước tiếp tục đánh giá, theo dõi, từ đó tổng kết để đề xuất về quy định pháp lý cũng như cách thức tổ chức sau này. Các quy định của pháp luật về tiền tử tại Việt Nam: * Quy định của Bộ luật Dân sự: Tiền ảo không phải là một tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. * Quy định của Luật Giao dịch điện tử: Khoản 10 Điều 4. Cho thấy giao dịch tiền ảo là giao dịch điện tử. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử: - Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử. - Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu. - Thay đổi, xóa, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu. - Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử. - Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật. - Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác. * Quy định của Luật Công nghệ thông tin: Điều 33. Thanh toán trên môi trường mạng: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật. Điều 38. Khuyến khích nghiên cứu – phát triển công nghệ thông tin: - Tổ chức, cá nhân nghiên cứu – phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để đổi mới quản lý kinh tế – xã hội, đổi mới công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. - Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ chuyển giao kết quả nghiên cứu – phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống. Ở quy định này ta thấy nhà nước không hề cấm các hình thức thanh toán khác ngoài Đồng Việt Nam, nhưng cũng khuyến cáo mọi người nên suy nghĩ cẩn thận khi thanh toán bằng các phương tiện khác, trong tiền ảo rất dễ nhầm lẫn trong việc copy địa chỉ chuyển tiền và cũng không có sự đảm bảo an toàn của pháp luật. * Quy định của pháp luật tín dụng – ngân hàng: Thứ nhất, luật vẫn quy định tiền ảo không phải là một loại tiền và pháp luật cũng không quy định nó là phương tiện thanh toán tại Việt Nam. Điều 6. Phương tiện thanh toán hợp pháp: Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác. Như cậy, việc sử dụng tiền ảo để thanh toán là bất hợp pháp tại Việt Nam vì tiền ảo không phải là ngoại tệ, séc, thẻ ngân hàng hay bất cứ phương tiện thanh toán nào khác theo quy định nhà nước. * Quy định của pháp luật về thuế liên quan đến tiền ảo: Điều 3. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Nhưng vì chưa được nhà nước thừa nhận tiền ảo là tài sản cũng không phải là hàng hóa nên các loại tiền kỹ thuật số hoàn toàn không thuộc đối tượng phải chịu thuế. * Quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền: Điều 4. Rửa tiền được hiểu là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có: - Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự ; - Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; - Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản. Kể cả khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về tiền điện tử hay tiền ảo, nhưng nếu bạn tham gia vào các giao dịch, tổ chức liên quan đến rửa tiền, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. * Quy định của pháp luật về hành chính liên quan đến tiền ảo: Về trách nhiệm hành chính Điều 27 Khoản 6. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả; - Làm giả chứng từ khi sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán; - Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt; - Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp. Tiền ảo không phải là một phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, bởi vậy các cá nhân, tổ chức sử dụng tiền ảo làm công cụ thanh toán sẽ bị coi là bất hợp pháp. Nhưng với trường hợp chỉ trao đổi và mua bán bình thường thì hoàn toàn không vi phạm pháp luật. * Quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam: "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những nghành nghề mà pháp luật không cấm". Việc kinh doanh tiền ảo hoàn toàn hợp pháp vì đến nay chưa có bất cứ một bộ luật hay quy định nào cấm kinh doanh tiền ảo. Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh: Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đầu tư vào tiền ảo là hợp pháp theo quy định của "Luật đầu tư" về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh. Hiệu quả về mặt chính sách và phát hành của tiền điện tử: – Về mặt thanh toán: Giúp cải thiện, nâng cao và tối ưu hóa chức năng thanh toán. – Về chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh lãi suất tiền gửi ngân hàng thương mại thông qua việc điều chỉnh lãi suất tiền điện tử. – Về phát hành: Chi phí phát hành tiền điện tử sẽ giảm hơn rất nhiều so với chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển và phát hành tiền mặt. Thông qua các quy định của pháp luật về tiền điện tử đã nêu trên chúng ta thấy rằng nhà nước Việt Nam hiện tại không hề cấm các hoạt động giao dịch, mua bán trao đổi tiền điện tử, mà chỉ cấm các hành vi lừa đảo, rửa tiền. Đồng thời, còn khuyến cáo đến người dân là tiền ảo rất nhiều rủi ro và nguy hiểm, chúng ta có thể bị mất nhiều hoặc tất cả tài sản nếu không biết dừng đúng lúc, lấn sâu vào vũng lầy này. Bên cạnh đó, cũng cho thấy sự quan tâm của nhà nước về lĩnh vực tiền kỹ thuật số này. Ngân hàng Nhà nước đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo, dần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền điện tử kỹ thuật số, mang tính chất khung sửa đổi Luật phòng, chống rửa tiền. Và dựa trên cơ sở này sẽ đưa ra các quy định cụ thể về những sản phẩm tài chính, công nghệ cao như tiền điện tử, tiền ảo, kỹ thuật số, mở ra tiềm năng phát triển lớn trong tương lai gần nhất.