Ctv, Tuyển Ctv Là Gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Admin, 3 Tháng năm 2020.

  1. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,067
    Viết tắt gần như đã trở thành một việc làm sức bình thường khi chúng ta giao tiếp hàng ngày. Càng ngày càng nhiều người viết tắt bởi việc này giúp cho cuộc trò chuyện trở nên thuận tiện và thú vị hơn. Và một trong số những từ viết tắt được sử dụng phổ biến là từ CTV. Chúng ta vẫn thường bắt gặp rất nhiều CTV trên các trang mạng xã hội nhưng nhiều người còn chưa biết, chưa hiểu rõ được ý nghĩa của CTV. Vậy CTV là gì? Bài viết sau đây sẽ đi trả lời câu hỏi đó.

    CTV là gì?

    CTV là từ viết tắt của cộng tác viên. Cộng tác viên là những người làm việc theo yêu cầu của việc công ty, một cửa hàng, một tổ chức hay một cá nhân nào đó nhưng không phải là nhân viên chính thức. Phổ biến nhất hiện nay là công tác viên bán hàng. Đây có thể xem là một nghề tay trái, một hình thức làm thêm để kiếm tiền, bạn có thể làm việc bất cứ lúc nào cũng được, khi nào rảnh rỗi thì làm miễn sao bảo đảm hoàn thành công việc theo thời gian quy định mà hai bên đã thỏa thuận. Cộng tác viên là một công việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều yêu cầu cao như nhân viên chính thức trong một công ty. Cộng tác viên phù hợp với nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là các sinh viên, học sinh, các mẹ bỉm sữa, các bà nội trợ có thời gian rảnh rỗi và muốn làm thêm để kiếm chút ít thu nhập ngoài giờ làm việc chính thức. Cộng tác viên là một công việc rất phổ biến chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm việc làm cộng tác viên thông qua các trang mạng xã hội nhất là trên Facebook.

    Ví dụ: CTV bán quần áo online, bán mỹ phẩm online, bán đồ gia dụng, mỹ nghệ..

    [​IMG]

    Vậy cộng tác viên bán hàng phải làm những gì?

    Giống như cái tên của nó, nhiệm vụ của cộng tác viên bán hàng chính là bán sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng. Công việc này cũng khá đơn giản và dễ dàng. Trước tiên, bạn phải tìm và chọn lựa sản phẩm thích hợp để bán, sau đó bạn lựa chọn đối tượng và các hình thức để quảng bá sản phẩm. Bạn đăng sản phẩm mình bán lên trang cá nhân, các hội nhóm kèm theo những thông tin chi tiết về sản phẩm, thông tin càng nhiều, càng chi tiết thì càng tốt. Sau đó, nếu có người quan tâm đến sản phẩm của bạn, công việc tiếp theo của bạn sẽ là tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Bạn cần phải tư vấn nhiệt tình để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn. Nếu khách hàng đồng ý, bạn xin lại địa chỉ, số điện thoại của khách hàng để chốt đơn và sau đó báo lại cho công ty, cửa hàng hay cá nhân mà bạn đang làm cộng tác viên để đơn vị đó đóng gói và gửi hàng đến khách hàng của bạn. Tiền thù lao mà bạn nhận được sẽ được tính theo sản phẩm, bạn bán được càng nhiều sản phẩm thì càng được nhiều tiền và số tiền nhận được trên một sản phẩm là tùy thuộc vào thỏa thuận của cả hai bên trước đó.

    Vậy tại sao nên chọn nghề cộng tác viên?

    Làm cộng tác viên có rất nhiều lợi ích.

    Trước hết, bạn không cần bỏ ra quá nhiều thời gian vẫn có thể kiếm thêm thu nhập, bạn có thể làm việc lúc rảnh rỗi có thể làm vào buổi tối hay giờ nghỉ trưa hoặc bất kỳ thời gian nào mà bạn muốn.

    Không phải chịu nhiều áp lực trong công việc.

    Giá cả đăng bán không bị ép buộc, bạn có thể linh hoạt tự tăng giảm giá bán của sản phẩm, không nhất thiết phải bán theo giá đã niêm yết của đơn vị bên kia, miễn sao vẫn đảm bảo giá cả phù hợp là ok.

    Khi làm cộng tác viên bạn sẽ được trau dồi nhiều kinh nghiệm quý báu trong công việc kinh doanh, bán hàng.

    Bạn không cần mất vốn để mua sản phẩm, không phải chịu trách nhiệm về hàng hóa nhưng vẫn có thể kinh doanh bán hàng để được hưởng tiền hoa hồng.

    [​IMG]

    Kinh nghiệm để trở thành cộng tác viên tốt

    Không phải ai làm cộng tác viên cũng thuận lợi, không phải ai cũng bán được hàng và có nhiều khách hàng cả. Chính vì vậy mà bạn cần phải có một số kỹ năng, kinh nghiệm bán hàng cần thiết:

    Bạn phải kiên trì, không được chán nản vì vắng khách mà bỏ giữa chừng.

    Luôn không ngừng phấn đấu học hỏi, làm việc hết năng lực của bản thân.

    Nắm rõ các thông tin của sản phẩm từ đó, có thể tư vấn một cách rõ ràng, chi tiết nhất cho khách hàng.

    Nhiệt tình, khéo léo trong quá trình tư vấn khách hàng để thuyết phục họ mua hàng, tin tưởng vào sản phẩm.

    Phải tương tác tốt và rèn luyện cho bản thân các kỹ năng thuyết phục, tư vấn, xử lí vấn đề.

    Làm tốt được những điều trên thì bạn đã có thể trở thành một cộng tác viên chuyên nghiệp rồi đấy.

    Vậy là bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về cộng tác viên.

    Chúc các bạn thành công.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng năm 2020
Từ Khóa:
Đang tải...