Giá trị của Bitcoin nằm ở đâu? Là một loại tiền ảo đang phát triển vượt bậc, Bitcoin dần dần trở thành một tâm điểm được rất nhiều người chú ý đến. Khoảng thời gian trước, khi mà Bitcoin đạt đến đỉnh giá cao nhất mọi thời đại của mình thì phong trào "chơi" Bitcoin và "đào" Bitcoin gần như bùng nổ trong giới trẻ. Thời gian gần đây, khi Bitcoin giảm nhiệt bởi các lệnh cấm được ban hành từ những nhà cầm quyền của các quốc gia cũng như những ảnh hưởng chung trên thế giới thì nhiều người bắt đầu lo lắng về giá trị của Bitcoin. Có người từng nhận định rằng, nếu những năm ban đầu mà Bitcoin vừa ra mắt, bạn chịu bỏ vài chục đô ra, thì bây giờ có thể bạn đã là triệu phú, tỷ phú. Thế nhưng giá trị của Bitcoin phải chăng chỉ nằm gọn trong giá trị vật chất, hay định giá bằng tiền tệ như thế? Cuối cùng thì giá trị của Bitcoin nằm ở đâu? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng đi lướt qua định nghĩa về giá trị. Trong lòng bạn thì "giá trị" là gì? Bởi vì thật chất thì có một số vật đối với bạn là những thứ có giá trị vô cùng lớn, đáng giá bằng vàng bằng bạc, nhưng với một số người thì nó chẳng có giá trị gì cả, thậm chí còn thua cả hòn sỏi ven đường hay bụi cỏ mọc dại. Nhưng vô hình chung, khi nói giá trị của một vật trên thế giới này, có lẽ phải xét đến mức độ nó giải quyết được vấn đề và nhu cầu của con người. Vì sao tiền đáng giá? Phải chăng là do bạn có thể mua hầu hết mọi thứ bằng tiền, hoặc rất nhiều tiền? Vậy nên, định giá giá trị của một vật, phải xét trên mức độ cần thiết và nhu cầu của con người đối với vật ấy. Tương tự thì giá trị của Bitcoin là gì? Nhiều người hay có suy nghĩ rằng giá trị của Bitcoin nằm ở số lượng và mức giá mà Bitcoin được định giá trên thị trường. Và người ta nghĩ rằng, giá trị của một đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin thật chất chỉ có tác dụng khi nó có thể quy đổi thành một loại tiền tệ pháp lý của các quốc gia như một vật ngang giá dùng để mua bán và trao đổi. Nói một cách dễ hiểu, chẳng hạn hôm nay Bitcoin có giá là 20 ngàn đô la Mỹ, thì người ta sẽ định giá rằng giá trị của Bitcoin là 20 ngàn USD, và nó sẽ biến động theo tỷ giá của loại tiền tệ này. Thế nhưng, nó không phải là giá trị thật sự của Bitcoin. Nó chỉ là một mức giá quy đổi, tựa như việc định giá một sản phẩm trong siêu thị. Trong mắt bạn, nó là mức giá cả bình thường, nhưng thật chất giá trị của nó lại rất to lớn. Vậy thì giá trị thật sự của Bitcoin là gì? Giá trị thật sự của Bitcoin, nằm ở ngay những thứ tạo nên nó. Bitcoin - một đồng tiền mã hóa của một chuỗi blockchain cùng tên, thứ còn có tác dụng là một mạng lưới phân bố, phân trung, ngang hàng (peer to peer) chuyển giao tiền tệ. Chính vì thế, khi nói đến giá trị thật sự của Bitcoin, thì phải hiểu rằng, đây là đang đề cập đến mạng lưới của Bitcoin, đến network của nó, đến hệ thống thông tin và ty tỷ tương tự, những thứ thật sự có tác dụng khi bạn đặt chân vào cộng đồng crypto này. Nói sơ qua thì nó nghe có vẻ khá khó hiểu, nhất là đối với những người không quá hiểu rõ về Bitcoin. Nhưng hiểu một cách đơn giản thì giá trị của Bitcoin được đặt từ bản thân nó, từ những lợi ích mà nó mang đến. Ngoại trừ những tính năng có sẵn của nền tảng Bitcoin khiến nó có giá trị nội tại của mình, thì giá trị của Bitcoin còn nằm ở một số yếu tố kinh tế bắt buộc phải có của các quốc gia và thị trường chung của thế giới. Đơn cử có thể nói đến, giá trị của Bitcoin nằm ở quy luật cung và cầu. Hiển nhiên, một vật sẽ chẳng còn giá trị khi nguồn cung của nó quá rộng, quá phổ biến mà nhu cầu thì rất ít thậm chí là hoàn toàn không có. Cũng chính vì thế mà giá trị thực tế của Bitcoin cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cung và cầu, như bất kỳ một loại hàng hóa hay tỷ giá tiền pháp định nào trên thị trường. Với nguồn cung giới hạn 21 triệu Bitcoin và nhu cầu ngày càng tăng lên - giá trị của Bitcoin sẽ tăng cao, ngược lại, dù nguồn cung có giới hạn mà không có quá nhiều nhu cầu liên quan đến đồng tiền ảo này, thì Bitcoin vẫn sẽ mất đi một phần giá trị định giá. Thứ hai, làm nên giá trị của Bitcoin có thể nói đến sự khan hiếm của thị trường Bitcoin. Như đã nói, tổng nguồn cung BTC là 21 triệu, điều này có nghĩa rằng đến một thời điểm nhất định, được dự đoán là năm 2140, thì tất cả các Bitcoin đều sẽ được khai thác hết và hoàn toàn xuất hiện trên thị trường. Sau dấu mốc ấy, sẽ không có thêm bất kỳ một BTC mới nào được khai thác - đây có nghĩa là BTC đã được định sẵn sẽ trở thành một loại tài sản khan hiếm. Mà hiển nhiên, đi liền với nhu cầu cung cầu, thì các tài sản càng khan hiếm lại càng có giá trị cao. Đồng thời, thời gian để đào các đồng Bitcoin cũng như thời gian xác định được đồng coin cuối cùng xuất hiện đã được đưa ra, nhưng số lượng người mua và người bán trên thị trường của Bitcoin lại khó mà nhận định được - điều này khiến Bitcoin dễ dàng xuất hiện các biến động nhanh, bất ngờ với biên độ dao động giá cực lớn, làm nên một phần giá trị đặc trưng của Bitcoin. Không những như thế, mặc dù đã ấn định số lượng lưu hành của Bitcoin là 21 triệu coin, nhưng không phải thị trường luôn tồn tại đủ số lượng này, bởi theo dự kiến thì sẽ một số coin nhất định được đốt cháy, xóa và biến mất vĩnh viễn khỏi tổng nguồn cung. Điều này sẽ khiến cho tính chất khan hiếm của BTC ngày càng cao, và hiển nhiên - giá trị của Bitcoin cũng sẽ tăng lên cao thêm. Một thứ sẽ thật sự có giá trị khi mà nó hữu ích với cuộc sống này. Tương tự, giá trị của Bitcoin được xây dựng dựa trên tính thực của mình. Vì thiết kế của Bitcoin có tính chất đặc biệt - không hữu hình, không thực thể và có sự hữu hạn, thế nên trong một số trường hợp, Bitcoin tạo nên một tính thiết thực cho bản thân mình. Điển hình là việc di chuyển một số lượng lớn tài sản với yêu cầu nhanh chóng, khoảng cách xa và điều kiện bảo quản khó khăn thì Bitcoin hoàn toàn có khả năng giải quyết những việc này. Không những thế, phí tổn của quá trình này cũng tương đối thấp, hạ thấp chi phí cho người sử dụng. Một điều tạo nên giá trị của Bitcoin là tính cạnh tranh. Đồng ý rằng thị trường có rất nhiều các dự án Altcoin cạnh tranh gay gắt với Bitcoin, thế nhưng trên thực tế thì chính Bitcoin cũng là kẻ hưởng lợi đến từ những người đi trước bằng cách giải quyết vấn đề hình thành sự đồng thuận mà không có một bên tập trung. Vậy nên, Bitcoin đã tạo nên một giá trị nhất định trên thị trường tiền điện tử và mở ra con đường đi cho các Altcoin sau này. Cuối cùng là giá trị bảo mật của Bitcoin, một đồng tiền mã hóa được xây dựng trên blockchain phi tập trung nên khả năng làm giả và thao túng Bitcoin gần như là con số không. Ngoài ra, các giá trị bảo mật và đảm bảo an ninh của Bitcoin cũng được đảm bảo, với những nỗ lực giúp cho hệ thống blockchain của Bitcoin trở nên minh bạch, rõ ràng khiến người khác khó mà có thể giả mạo giao dịch Bitcoin, cũng như gây rắc rối cho cộng đồng những người sở hữu nó. Những nỗ lực để đưa Bitcoin trở thành một loại tiền tệ pháp định - phát triển tối đa giá trị của Bitcoin Có thể thấy rõ, các giá trị nội tại của Bitcoin thật sự có rất nhiều tác dụng và hữu ích đến đời sống thực. Khi mà tiền tệ pháp định có rất nhiều giá trị và quyền hạn cao hơn, nhiều người đầu tư Bitcoin luôn mang một sự khao khát đưa Bitcoin lên vị thế là đồng tiền pháp định được thừa nhận tại những quốc gia trên thế giới. Trên thực tế, nhiều người vẫn biết rõ, viết một đồng tiền kỹ thuật số có giá trị là do xã hội chấp nhận, công nhận và có nhu cầu với đồng tiền ấy. Vậy nên, Bitcoin có thể đi đến vị thế như ngày hôm nay, ngoài các giá trị từ nội tại của nó thì còn một phần được xây dựng trên sự chấp của cộng đồng. Kết luận Có thể thấy được, Bitcoin là một loại tài sản dễ dàng biến động và thay đổi rất nhiều. Đồng thời, việc xác định được giá trị thực sự của Bitcoin cũng là một vấn đề khá nan giải do sự phát triển và thay đổi một cách liên tục và không ngừng nghỉ của thị trường chung. Thế nhưng, nếu xét về giá trị của Bitcoin, thì như đã đề cập ở trên, sẽ gồm hai loại là giá trị định giá và giá trị của thật sự bên trong của Bitcoin. Nhiều nhà đầu tư khi vừa mới tìm hiểu sẽ chú ý đến giá cả thị trường, quy đổi ra tiền tệ của Bitcoin, thế nhưng một nhà đầu tư thông minh thì phải biết xác định được giá trị thực sự của Bitcoin thì mới có thể đầu tư và gắn bó lâu dài, cũng như thấy được triển vọng tương lai của đồng tiền kỹ thuật số này. Swaka Nguyệt Lam