Giải Thích Ngắn Gọn Phạm Trù Tất Nhiên Và Ngẫu Nhiên Trong Triết Học Mác Lênin

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Alex, 4 Tháng mười một 2023.

  1. Alex

    Alex Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    95
    Lời mở đầu: Đôi khi chúng ta có xu hướng chấp nhận mọi sự việc là tất nhiên hoặc ngẫu nhiên mà không đặt nghi vấn. Sự hiểu biết về 2 khái niệm này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. mà còn có thể ảnh hưởng tới quyết định và hành động của chúng ta. Vì vậy nó đóng góp một tầm quan trọng rất lớn trong cuộc sống.

    [​IMG]

    Khái Niệm Tất Nhiên, Ngẫu Nhiên
    Định nghĩa _ Tất nhiên là dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu sự vật quyết định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.

    Ví dụ: Một quả chuối trên cây, nếu được phát triển bình thường thì nó sẽ chín.

    Định nghĩa _ Ngẫu nhiên là dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc xuất hiện như thế khác.

    Ví dụ 1: Một quả chuối ở trên cây, nó có thể rơi xuống 1 cách ngẫu nhiên tại một vị trị bất kỳ nào đó.

    Ví dụ 2: Khi ta trồng bí đỏ thì khi ta thu hoạch thì ngẫu nhiên sẽ có quả to, quả nhỏ.

    Sự So Sánh Đặc Biệt Giữa "Tất Nhiên Và Ngẫu Nhiên"
    _ Giống nhau: Tất nhiên và ngẫu nhiên xảy ra đều có nguyên nhân.

    _ Khác nhau:

    + Tất nhiên có nguyên nhân: Ổn định, cơ bản, bên trong

    Có thể hiểu tính tất nhiên là sự việc diễn ra theo lẽ tự nhiên, mà không cần sự can thiệp của con người, nhưng con người có thể tận dụng và kiểm soát nó. Có thể tiên đoán trước. Giống như con người có thể tận dụng vòng lặp thời gian của 4 mùa "Xuân, hạ, thu, đông" qua các năm, mà biết cần thời điểm nào để chuẩn bị thu hoạch cây trồng.

    + Ngẫu nhiên có nguyên nhân: Không ổn định, không cơ bản, bên ngoài.

    Có thể hiểu, ngược lại với tính tất nhiên, tính ngẫu nhiên xảy ra và không thể dự đoán trước, không có nguyên nhân rõ ràng và nhận được sự can thiệp của yếu tố may rủi, sự vận động ngẫu nhiên. Rõ ràng nhất là con người chúng ta sẽ luôn gặp khó khăn khi điều khiển một chiếc bóng bay trong không khí đầy biến động ở ngoài trời.

    Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa "Tất Nhiên và Ngẫu Nhiên"
    I - Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại khách quan và điều có vai trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong đó:

    + Cái tất nhiên đóng vai trò quyết định, chi phối sự phát triển.

    + Cái ngẫu nhiên ảnh hưởng, làm cho diễn ra nhanh hay chậm, tốt hay xấu.

    Ví dụ: Cái cây táo thì tất nhiên sẽ cho ra quả táo, nhưng những cái ngẫu nhiên sẽ quyết định là cây táo có ra quả nhanh hay chậm, tốt hay xấu.

    Trong một vài trường hợp, có con gà đi ngang qua và tặng cho cây táo này một chút phân, thì cây táo sẽ phát triển nhanh hơn (Diễn ra sự ngẫu nhiên tích cực) Còn lỡ mà có sâu bệnh, mưa to gió lớn bất chợt ập tới - Sự việc đó sẽ làm chậm quá trình ra quả, thậm chí là cây này không còn sống để ra quả (Đây là cái ngẫu nhiên tiêu cực).

    II - Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại thống nhất biện chứng với nhau, không có cái tất nhiên và ngẫu nhiên thuần túy. Trong đó:

    + Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên.

    + Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, bổ sung cho cái tất nhiên.

    Ví dụ: Một đoạn đường nào đó (Ngẫu nhiên) mà nó luôn xảy ra tai nạn thì đằng sau vô số cái ngẫu nhiên sẽ ẩn dấu một cái tất nhiên nào đó có thể là đường hẹp, bị che khuất, không có biển báo. Thì tất nhiên sẽ dẫn đến tai nạn nhưng cái tất nhiên này không tồn tại thuần túy mà nó bộc lộ qua từng trường hợp tai nạn ngẫu nhiên xảy ra trên đoạn đường.

    III - Trong những điều kiện nhất định, tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau: tất nhiên thành ngẫu nhiên và ngược lại.

    Ví dụ: Người hiện đại đôi khi có tái hiện một vài dấu hiệu nói lên cái động vật của họ. Những dấu hiệu đó thuộc về bản chất của người nguyên thủy là tính tất nhiên; thì người hiện đại chỉ còn là sự ngẫu nhiên mà thôi.

    IV - Ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối: trong mối quan hệ này là tất nhiên nhưng trong mối quan hệ khác là ngẫu nhiên và ngược lại.

    Ví dụ: Bạn H là học sinh xuất sắc của trường A đối với trường A thì có học sinh xuất sắc như H là ngẫu nhiên nhưng đối với bản thân bạn H thì là do bạn H chăm chỉ học tập nên đạt được kết quả xuất sắc đó là cái tất nhiên.

    Ý Nghĩa Phương Pháp Luận
    I - Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên chứ không dựa vào cái ngẫu nhiên. Tuy nhiên, không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên khỏi cái ngẫu nhiên.

    Ví dụ: Khi đảng ta xây dựng chiến lược phải xuất phát từ cái tất nhiên là để thắng lợi trong cuộc kháng chiến. Xác định sách lược phải tính tới cái ngẫu nhiên trong đường lối lãnh đạo của đảng ta từ khi chúng ta thực hiện đường lối đổi mới cho đến nay.

    II - Tất nhiên luôn biểu lộ thông qua cái ngẫu nhiên, nên muốn nhận thức cái tất nhiên cần bắt đầu từ cái ngẫu nhiên

    Ví dụ: Sự kiện quả táo rơi trúng đầu Newton là ngẫu nhiên điều đó gợi lên trong đầu ông một sự suy tư về lực hấp dẫn của trái đất.

    III - Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy, cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất định.

    - Ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có thể làm cho tiến trình phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi. Vì vậy, không nên bỏ qua ngẫu nhiên mà phải có những phương án dự phòng trong trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ.

    Một Vài Câu Hỏi Thú Vị Về Phạm Trù "Tất Nhiên Và Ngẫu Nhiên"

    1. Trường hợp một đồng xu có hai mặt đen và trắng, nếu thả nó xuống dưới đất. Nó rơi và lật sang mặt đen. Thì đây là trường hợp của phạm trù ngẫu nhiên hay là tất nhiên?

    Đáp án: Trường hợp của cả hai phạm trù ngẫu nhiên và tất nhiên. Vì khi thả đồng xu xuống dưới mặt đất, thì nó sẽ rơi là chuyện tất nhiên. Còn việc mặt đồng xu sẽ lật qua mặt trắng hay đen là chuyện ngẫu nhiên.

    2. Tất nhiên là phạm trù chỉ mối quan hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản nằm ở đâu của sự vật?

    Đáp án: Bên trong

    3. Quan điểm của triết học Mác-Lenin về phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

    Đáp án: Quan điểm Mác thừa nhận tính khách quan của yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên.

    4. Trong hoạt động thực tiễn, cần phải dựa vào cái tất nhiên hay ngẫu nhiên là chính?

    Đáp án: Với hoạt động thưc tiễn cần phải dựa vào cái "Tất nhiên" là chính, vì cái tất nhiên là một quy luật tự nhiên, có thể tiên đoán, được chứng minh và có thể đo lường. Các phạm trù tất nhiên mang tính xác định và sự ổn định, giúp chúng ta hiểu và điều khiển quá trình, từ đó đưa ra các phương pháp và quyết định hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Đảm bảo sự thành công và hiệu quả.

    Còn phạm trù ngẫu nhiên xảy ra không dựa theo bất cứ quy luật nào, hoặc dự đoán hay điều khiển được nó. Việc dựa trên phạm trù ngẫu nhiên có thể dẫn đến kết quả không chính xác, không kiểm soát được và không thể lặp lại.

    5. "Ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên là..."?

    Đáp án: Ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên là tương đối.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...