GIÁO ÁN: ĐỌC THƠ MƯỜI QUẢ TRỨNG TRÒN Lớp: 3, 4, 5 tuổi. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ. - Trẻ đọc bài thơ theo cô và trả lời được các câu hỏi của cô. - Giáo dục trẻ biết yêu quí và chăm sóc những con vật nuôi trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: - Tranh đàn gà con. - Power poin đàn gà con - Mũ múa gà mái cho cô, gà con cho trẻ. - Nhạc đàn gà con III. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Trò chơi "Nghe tiếng kêu đoán con vật" Xúm xa xúm xít, xích lại gần cô. - Các con ơi! Hôm nay cô có một trò chơi muốn dành tặng cho lớp mình đấy. Các con có muốn biết trò chơi đó là gì không? - Trò chơi có tên là: Nghe tiếng kêu đoán tên con vật. - Bây giờ cô sẽ cho lớp mình nghe các tiếng kêu của các con vật, các con phải đoán xem đó là tiếng kêu của con vật gì? - Bây giờ chúng mình cùng chơi nào? Cô cho trẻ nghe lần lượt tiếng của các con vật (chó, mèo, gà trống, gà mái, gà con) cho trẻ đoán. - Các con vừa được chơi trò chơi nghe tiếng kêu đoán tên con vật rồi, các con thấy trong trò chơi nhắc đến con vật nào? - Nó thường được nuôi ở đâu nhỉ? - Đúng rồi những con vật đó thường được nuôi trong gia đình đấy. * Hoạt động 2: Hôm nay cô có một bài thơ nhắc đến con vật cũng được nuôi trong gia đình đấy! - Bài thơ có tên là: Đàn gà con của tác giả Phạm Hổ. - Các con chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ nhé! - Lần 1: Cô đọc cho trẻ nghe. - Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì nhỉ? - Của tác giả nào? - Lần 2: Để bài thơ được hay hơn khi cô kết hợp với tranh trên powerpoint đấy. Cô mở cho trẻ xem trên power poin vừa cho trẻ xem cô vừa đọc thơ trên tranh. Cô trò chuyện với trẻ về bài thơ. Trong bài thơ nhắc đến bao nhiêu quả trứng nhỉ? - Mẹ gà đang làm gì? - Cái mỏ của gà con như thế nào? - Lông của chú gà màu gì? - Mắt chú như thế nào? Cô cho trẻ đọc theo cùng cô. Cô đọc từng câu và cho trẻ nhắc lại. - Bây giờ các con hãy đọc to cùng cô bài thơ này nhé! (cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc) - Cô sửa sai cho những trẻ đọc chưa đúng. Giáo dục trẻ biết yêu quý con vật. * Hoạt động 3: * Vận động theo nhạc: Đàn gà con. - Bây giờ cô và các con cùng hát bài "Đàn gà con" nha. (Cô cho trẻ đội mũ gà con, cô đội mũ gà mẹ) - Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát theo nhạc. - Cô cho trẻ làm những chú gà con kêu chip chip. Kết thúc. Bài giảng điện tử thơ Mười quả trứng tròn Giáo án mầm non Dạy trẻ đọc thơ: Mười quả trứng tròn của Phạm Hổ Dạy trẻ đọc thơ: Mười quả trứng tròn. Của Phạm Hổ. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bàì thơ "Mười quả trứng tròn", tên tác giả: Phạm Hổ Hiểu được nội dung bài thơ nói lên sự phát triển của gà con là nhờ có mẹ chăm sóc, ấp ủ.. " 2. Kỹ năng: Đọc rõ lời và thuộc bài thơ - Trả lời câu hỏi to, rõ ràng, đủ câu - Thực hiện tốt trò chơi 3. Giáo dục: - Trẻ biết yêu quý cô giáo và các bạn. * Không gian tổ chức: - Trong lớp * Đồ dùng của cô: Tranh minh họa theo nội dung bài thơ Một số bài hát trong chủ điểm. * Đồ dùng của trẻ: Ghế đủ cho trẻ ngồi. 1: Ôn định tổ chức – gây hứng thú: Cô cùng trẻ hát bài" Đàn gà con " - Bài hát nói về con vật gì? Nhà bạn nào nuôi gà và có đàn gà con? Các con có biết gà mẹ đã phải ấp ủ chăm chút như thể nào để cho trứng nở thành gà con không? Cô giới thiệu bài thơ. 2: Nội dung: Dạy trẻ đọc thơ" Mười quả trứng tròn" - Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. Cô dọc lần 2 kết hợp sử dụng hình ảnh minh họa - Giảng nội dung bài thơ :(Bài thơ kể về sự lớn lên của đàn gà con, từ khi còn là quả trứng, đã được gà mẹ ấp ủ chăm sóc và hôm nay đã nở thành đàn gà con xinh sắn, có đôi chân bé xíu, đôi mắt đen sáng ngời) - Đàm thoại: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào? - Bài thơ kể về gì? Khi nở thành đàn gà con thì những chú gà đẹp như thế nào? - Cái mỏ như thế nào? Cái chân như thế nào? Bộ lông màu gì? Đôi mắt ra sao? * Cô đọc lại bài thơ kết hợp rối - Mời cả lớp đọc thơ cùng cô 3 – 4 lần, sau đó mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ, cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ - Nếu trẻ đã thuộc, cô cho trẻ thi đua đọc thơ với nhiều hình thức khác nhau Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc những con vật nuôi. T/C: Gà trong vườn rau - Cách chơi: Các con giả làm những chú gà đang kiếm ăn trong vườn rau của bác nông dân, cô giả làm bác nông dân chạy ra duổi những chú gà đi 3: Kết thúc. Cô nhận xét và khen động viên trẻ.