Gương Và Ảnh Đâu Là Thật?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 19 Tháng sáu 2020.

  1. Thuỳ Chi

    Thuỳ Chi Well-Known Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    387
    Câu hỏi: Tại sao chụp ảnh camera sau mặt bị lệch?

    Đây là một vấn đề mà em đã thắc mắc từ rất lâu không biết hỏi ai nay xin mạn phép hỏi các anh/chị và các bạn.

    Tình hình là thế này, không biết có ai giống e không, lúc soi gương và lúc chụp ảnh e như 2 ng khác nhau. Lúc soi gương e khá là xinh, mắt to miệng nhỏ, răng cười cũng đều nữa. Mà không hiểu s lúc chụp hình mặt e khác hoàn toàn, cụ thể là bị méo: Mắt lé, môi dày, miệng cười bị méo luôn, răng cũng méo, khuôn mặt cũng méo. Mà vấn đề là khi e đem tấm hình đó bỏ vô photoshop lật ngược lại, thì lại ra y mặt e trong gương. Và ngược lại, khi em chụp gương và đem lật lại thì nó lại ra mặt méo, em hoang mang quá, vì rõ ràng người khác lúc nhìn sẽ thấy mình quay ngược lại những gì mình thấy trong gương, vậy là người khác sẽ thấy em mặt méo. Lúc em đem ảnh các diễn viên đẹp như bỏ vô photoshop lật ngược lại thì thấy mặt người ta cũng méo, e thử rất nhiều người thấy ai cũng vậy. Có nghĩa là người ta nhìn vào gương thấy méo còn ở ngoài thì đẹp, chỉ mình em là ngược lại sao huhuhu.

    Có ai như em không? Em hoang mang quá.

    [​IMG]

    Trả lời:

    Lúc chúng ta soi gương không phải là diện mạo thật và chúng ta trong gương sẽ đẹp hơn chúng ta trong thực tế khoảng 30%, là bởi vì đại não đang chủ động tiến hành cơ chế tự bổ sung.

    Liệu cách nói này có chính xác hay không?

    Vấn đề này lại liên quan đến hai vấn đề khác nhau.

    Đầu tiên, hãy thử so sánh chúng ta ở trong ảnh với chúng ta ở trong gương. Quả thực có nghiên cứu như vậy, đơn cử là nhà nghiên cứu của Trường đại học Milwaukee ở tiểu bang Wisconsin Hoa Kỳ đã bày ra những tấm ảnh bình thường của sinh viên cho họ xem, cùng với những tấm ảnh được xử lý như đang soi qua gương, sau đó để sinh viên chọn ra tấm nào đẹp hơn, kết quả 75% chọn tấm ảnh có hình ảnh như phản chiếu qua gương.

    Tuy nhiên, nguyên nhân của sự chênh lệch này không phải là chúng ta tự dùng cơ chế "não bổ sung" để trông mình xinh đẹp hơn; Nếu là "não bổ sung" thì bất kể là chúng ta lúc bình thường hay lúc soi gương thì đáng lẽ đều phải xuất hiện hiện tượng tự tô điểm cho mình, vậy thì không thể giải thích sự khác biệt giữa hai hình ảnh đó.

    Nguyên nhân chủ yếu của sự chênh lệch này xuất phát từ Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên Mere exposure effect là một hiện tượng tâm lý mà mọi người có xu hướng phát triển sở thích với cái gì đó chỉ vì họ quen thuộc với chúng. Trong tâm lý học xã hội, hiệu ứng này đôi khi được gọi là nguyên tắc quen thuộc. Ví dụ có nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu chúng ta phải nhìn đi nhìn lại một vài ký hiệu không có ý nghĩa gì nhiều lần, sẽ khiến chúng ta thích những ký hiệu ấy hơn, cho dù là nó rất vô nghĩa.

    Đối với khuôn mặt cũng như vậy. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường có thể nhìn thấy mình trong gương, nhưng lại hiếm có thể nhìn thấy mình trong mắt người khác, do đó chúng ta quen thuộc với khuôn mặt ở trong gương hơn, mà cũng thích nó hơn. Cái nghiên cứu tôi vừa nói ở phía trên còn được thu thập số liệu từ bạn bè hoặc những người yêu nhau tham gia thử nghiệm, phát hiện bọn họ thể hiện những sự yêu thích thiên vị ngược lại, họ thích những tấm ảnh bình thường hơn là ảnh phản chiếu qua gương, hơn nữa cái kiểu yêu thích thiên vị này thể hiện rõ ràng trong số những người yêu nhau hơn bởi vì tần xuất tiếp xúc của người yêu cao hơn.

    Người khác nhìn mình có giống trong gương không?


    Vậy thì rốt cuộc chúng ta có dùng cơ chế "não bổ sung" để khiến mình trông xinh đẹp hơn diện mạo thực tế không? Mấu chốt ở đây là tiêu chuẩn về "diện mạo thực tế" là gì? Nếu định nghĩa "diện mạo thực tế" là hình ảnh của chúng ta trong mắt người bình thường vậy quả thực có khả năng tồn tại của cơ chế tự tô điểm. Trong chúng ta thường tồn tại một loại động lực tự cường Self-enhancement, hy vọng về việc duy trì hình ảnh tích cực của bản thân, do đó sẽ cho rằng bản thân mình thông minh hơn, có phẩm hạnh hơn so với thực tế.. Đối với việc nhận diện khuôn mặt cũng sẽ có khuynh hướng tương tự.

    Nhưng không biết cái số liệu cụ thể 30% xuất phát từ đâu ra, tôi chưa tra được ra nguồn. Ngoài ra, mức độ tự cường thì khác nhau tùy theo mỗi người và các nhân tố liên quan như tâm trạng, mức độ tự tôn v. V, e là một con số không đủ để khái quát hết; Đối với những nhóm người đặc thù, ví dụ như những người mắc bệnh rối loạn ăn uống Eating disorder hoặc những người bị mặc cảm ngoại hình hay hội chứng sợ xấu Body dysmorphia disorder, thậm chí còn cảm thấy bản thân mình trong gương xấu hơn thực tế. Bên cạnh đó quan điểm xấu đẹp còn bị ảnh hưởng bởi sự bất đồng văn hóa, người phương Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa khiêm tốn khiêm nhường nên có xu hướng tự hạ thấp bản thân mình so với thực tế, cho nên quan điểm này vẫn còn cần tranh luận thêm.

    Không cần phải xoắn xúyt cái vấn đề rốt cuộc mình có xấu hay không, nghĩ cách khiến bản thân trở nên đẹp hơn mới là chân lý!

    [​IMG]


    Xem thêm:

    Đăng bài kiếm tiền tại nhà *hot*

    Cách kiếm tiền từ giao dịch bitcoin
     
    AdminZero thích bài này.
    Last edited by a moderator: 10 Tháng mười hai 2020
Từ Khóa:
Đang tải...