Hướng Dẫn Cách Gõ Tiếng Việt Có Dấu Kiểu Telex Và VNI

Thảo luận trong 'Công Nghệ' bắt đầu bởi Phần Mềm, 30 Tháng ba 2017.

  1. Phần Mềm

    Phần Mềm New Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    18
    Hướng Dẫn Gõ Tiếng Việt Với Unikey

    Để gõ tiếng việt bạn cần cài chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt.

    Hiện nay chương trình phổ biến được đa số mọi người sử dụng là phần mềm gõ tiếng việt Unikey và 2 kiểu gõ tiếng việt phổ biến là Telex và VNI.

    Bạn có thể tải về chương trình gõ tiếng việt Unikey tại đây:


    Unikey Cho Mọi Phiên Bản Máy Tính

    Phần mềm Unikey:

    [​IMG]

    Kiểu gõ telex và vni cái nào nhanh hơn?

    Trước đây kiểu gõ VNI xuất hiện trước và rất thông dụng, nhất là ở miền Nam, thậm chí được Microsoft đưa vào làm bộ gõ tiếng việt chính thức trên Windows 95. Tuy nhiên hiện nay hầu hết mọi người đều sử dụng kiểu gõ Telex vì nó sẽ cho tốc độ gõ nhanh hơn VNI nhiều lần.


    Kiểu gõ Telex

    Phím f = dấu huyền

    Phím s = dấu sắc

    Phím r = dấu hỏi

    Phím x = dấu ngã

    Phím j = dấu nặng

    Phím w = chữ ă, ư, ơ..

    Gõ 2 lần = â, ê, ô, đ - aa, ee, oo, dd

    Ví dụ: Huyền sắc hỏi ngã nặng

    Bạn sẽ gõ như sau: Huyeefn sawcs hoir ngax nawngj


    Kiểu gõ VNI

    Kiểu gõ và Bộ chữ VNI do kỹ sư Hồ Thành Việt sáng tạo năm 1987. Ông cũng là người đầu tiên sáng tạo ra các bảng mã (font ) chữ Việt để dùng trên máy điện toán từ thời của hệ điều hành MS DOS. Trong thập niên 90, Microsoft đã đưa cách bỏ dấu này vào hệ điều hành Windows 95

    Số 1 = dấu sắc

    Số 2 = dấu huyền

    Số 3 = dấu hỏi

    Số 4 = dấu ngã

    Số 5 = dấu nặng

    Số 6 = â, ô, ê - a6, o6, e6

    Số 7 = ơ, ư - o7, u7

    Số 8 = ă - a8

    Số 9 = đ - d9

    Chữ z = xóa dấu


    So sánh ưu, nhược điểm của kiểu gõ Telex và VNI

    Kiểu gõ Telex

    Đây là kiểu gõ phổ biến và được lựa chọn sử dụng phổ biến nhất trên UniKey. Kiểu gõ này sử dụng các phím lặp (nhấn hai lần vào một phím) và các ký tự không có trong bảng chữ cái tiếng Việt để thực hiện.

    Ưu điểm của cách gõ Telex:

    Ưu điểm lớn nhất và cũng là lý do mà đa số người Việt Nam đều lựa chọn cách gõ này là do tất cả các phím dấu đều được bố trí trong cùng khu vực với phím ký tự (ba hàng giữa bàn phím) nên ngón tay của người dùng sẽ không cần di chuyển quá nhiều quá xa.

    Có thể gõ đè phím dấu khác vào ngay sau từ bị sai dấu để sửa lại.

    Nhược điểm của Telex:

    Với những người thường xuyên gõ, nhập liệu văn bản song ngữ (vừa có cả tiếng Việt lẫn ngôn ngữ nước ngoài khác) thì sẽ khá khó thực hiện và đôi khi sẽ gây ra khó chịu bởi chỉ cần gõ thêm ký tự dấu thì từ đó sẽ bị biến thành từ khác, mang nghĩa khác.

    Để có được chữ "ư" và "ơ", nếu không quen, không biết sử dụng phím tắt thì sẽ khá khó gõ, do ký tự chính và ký tự dấu ở khá xa nhau.

    Thời gian đầu sẽ khó nhớ các dấu, không dùng quen thì khó có thể gõ chính xác được.

    Kiểu gõ VNI

    Ngoài kiểu gõ phổ biến là Telex, nhiều khi chúng ta cũng sử dụng UniKey để viết tiếng Việt trên một số chương trình như trình chỉnh sửa ảnh Photoshop hoặc tạo slide ảnh ProShow Producer.

    Và lúc này, kiểu gõ Telex không còn phù hợp, buộc ta phải chuyển sang một kiểu gõ khác.

    VNI là kiểu gõ kết hợp, được công ty VNISoft tạo ra và sử dụng các phím chữ số để gõ dấu.

    Ưu điểm của VNI:

    Có thể sử dụng trên bất kỳ phần mềm gõ tiếng Việt nào.

    Được đánh giá là thông dụng, dễ nhớ vì các dấu được sử dụng đều tượng hình, có thể nhìn thấy ngay trên bàn phím.

    Nhược điểm của VNI:

    Cũng tương tự như ký tự "ư" và "ơ" trong kiểu gõ Telex, khi gõ "đ" bằng VNI, người dùng phải gõ "d9", nhưng hai phím "d" và "9" ở xa nhau.

    Riêng với ký tự này thì Telex và VIQR lại tiện dụng hơn, nhanh hơn và giảm bớt thời gian thực hiện bởi chỉ cần gõ hai lần phím "d" (dd = đ).

    Ký tự "ă" sẽ phải gõ a8, Telex tiện dùng hơn vì (aw = ă)

    Một nhược điểm khác của kiểu gõ VNI là người dùng không thể gõ lặp để tạo ra dấu, nên các ngón tay luôn luôn phải di chuyển khi gõ dấu phụ.

    Với những người muốn nhập văn bản tiếng Pháp hoặc sử dụng bàn phím kiểu Pháp thì VNI có thêm một hạn chế khác, đó là phải thêm phím "SHIFT" khi gõ số.

    Tóm lại, với bàn phím kiểu Mỹ, kiểu gõ VNI nhanh hơn VIQR nhưng chậm hơn kiểu Telex.
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng bảy 2020
Đang tải...