Hướng Dẫn Cách Học Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Máy Dễ Nhớ

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Zero, 22 Tháng tư 2017.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    627
    Mẹo thi bằng lái xe A1

    Mình share tài liệu này để giúp các bạn có thể ấn tượng với câu trả lời và có thể nhớ kỹ được nội dung hơn chứ không phải giúp các bạn học kiểu đối phó vì các bạn muốn thi đỗ chắc chắn bắt buộc phải đọc và thực hành qua toàn bộ câu hỏi thì mới có khả năng đỗ còn nếu bạn chỉ đọc mà không thực hành trả lời câu hỏi thì tỉ lệ trượt vẫn là 50/50 nhé. Bảo đảm luôn vì trong câu hỏi có những chi tiết rất nhỏ - nhất là phần hình vẽ mà nếu các bạn không đọc và hiểu hoàn toàn thì nhầm lẫn lúc đi thi là chuyện bình thường.

    Khi đi thi bằng lái xe máy hạng A1 các bạn sẽ phải trải qua 2 phần thi: Lý Thuyết và Thực Hành.


    Thi lý thuyết

    Phần thi lý thuyết sẽ bao gồm 20 câu hỏi ngẫu nhiên, thi trên máy tính, bạn trả lời tối thiểu đúng 16 câu trở lên mới được tính là thi đỗ.

    Các bạn thi lý thuyết xong sẽ biết kết quả ngay và nếu đỗ phần thi lý thuyết thì mới được thi thực hành.

    Tất cả các câu hỏi của phần thi lý thuyết lái xe bao được chia ra làm 4 mục: Các khái niệm, hệ thống biển báo, đạo đức lái xe, sa hình.

    Lưu ý vì thi trên máy tính nên với nhiều người có thể bỡ ngỡ - nhất là người lớn tuổi không biết cách đánh đáp án hoặc lớ ngớ bấm nhầm vào nút kết thúc coi như là nộp bài luôn nên các bạn nên tải phần mềm thi thử ở bên dưới về để tập luyện.

    Dưới đây là một số mẹo giúp các bạn có thể nhớ và hiểu hơn về phần thi lý thuyết lái xe:


    1. Các khái niệm và quy tắc lái xe

    Chọn các đáp án "bị nghiêm cấm", "bắt buộc", "không được phép"

    Đường bộ → đường, cầu, hầm, bến phà.

    Vạch kẻ đường → phân chia làn đường..

    Phần đường xe chạy → sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.

    Làn đường → chia theo chiều dọc.

    Đường phố → đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.

    Dải phân cách → cố định và di động.

    Dải phân cách → chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy riêng biệt.

    Đường ưu tiên → được cắm biển báo ưu tiên.

    Phương tiện giao thông đường bộ → chọn 1

    Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ → chọn 2

    Tham gia giao thông đường bộ → chọn 1 và 2

    Người điều khiển giao thông → chọn 2 và 3

    "Hành vi", về ý thức chấp hành → chọn 2 đáp án

    Biển báo hiệu đường bộ → chọn 1 và 2

    Xe sau có thể vượt xe trước → chọn 1 và 2

    Trên cầu, gầm cầu vượt, đường ngầm và đường sắt → không được quay đầu

    Khi muốn chuyển hướng → chọn 2 và 3

    Tránh xe đi ngược chiều và nhường đường → chọn 1 và 2

    Xe đi trên đường không ưu tiên phải nhường đường → chọn 3

    Nhiều làn đường → đi một làn cố định, chuyển làn ở nơi cho phép.

    Ban đêm thì đèn chiếu xa → chuyển sang đèn chiếu gần.

    Có xe ưu tiên → giảm tốc, không cản trở.

    Mô tô 2 bánh, B2 → 18 tuổi

    Ngã 3, 4 không đảm bảo an toàn → chọn 2 và 3

    Hành vi làm giả, mất GPLX → 5 năm

    16 tuổi → Xe gắn máy < 50 cm3.

    Điều khiền ô tô → không được uống rượu bia → chọn 2

    Nồng độ cồn với mô tô → đáp án là nồng độ lớn nhất.

    1 tay → chọn 2 ; 2 tay → chọn 1

    Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khi gặp họ.

    Ra khỏi đường cao tốc → chuyển dần..

    Ko đi vào dường cao tốc → xe < 70 km/h

    Muốn rẽ ra khỏi đường cao tốc → chạy đến lối tiếp theo.

    Vào đường cao tốc → có tín hiệu vào + chạy trên đường tăng tốc.


    Ra cao tốc chọn 1, vào cao tốc chọn 1, 3.

    Người lái xe moto xử lý ntn khi xe phía sau vượt → lái xe sát lề bên phải và giảm tốc.


    2. Hệ thống biển báo

    Các quy tắc cần nhớ:

    Cấm nhỏ thì cấm lớn.

    Cấm lớn thì không cấm nhỏ.

    Cấm xe mô tô 2 bánh thì cấm xe mô tô 3 bánh, không cấm xe ô tô.

    Cấm xe ô tô thì cấm mô tô 3 bánh, không cấm mô tô 2 bánh.

    Cấm rẽ trái thì cấm quay đầu xe.

    Cấm quay đầu xe thì không cấm rẽ trái.


    3. Đạo đức lái xe

    Phần này chỉ có 5 câu hỏi và cũng rất dễ nên các bạn xem đáp án ở bên dưới để biết nhé.

    4. Sa hình

    Phương pháp giải sa hình theo các bước sau, ưu tiên từ trên xuống

    Xe đã vào trong giao lộ luôn được ưu tiên đầu tiên.

    Thứ tự xe ưu tiên: Xe cứu hỏa > xe quân sự > xe công an > xe cứu thương.

    Đường ưu tiên: Trên đó có gắn biển báo ưu tiên

    Đường giao nhau cùng cấp: Bên phải của xe nào không có xe thì được đi trước.

    Nhường đường cho xe rẽ phải > đi thẳng > rẽ trái.


    Thi thực hành

    Phần thi thực hành gồm có 4 phần: Đi số 8, đường thẳng, zic zắc và chướng ngại vật.

    Số điểm tối đa: 100 điểm, bạn sẽ đậu khi đạt 80 điểm trở lên.

    Bạn được phép phạm lỗi tối đa 4 lần, mỗi lần trừ 5 điểm khi chạm vạch, lỗi chống chân là do giám khảo chấm có thể du di bỏ qua cho bạn tuy nhiên cũng đừng nên lạm dụng quá không lại bị trừ điểm. Lưu ý nữa là có chống chân cũng tránh cái vạch màu trắng ra bất kỳ chân hoặc đồ vật vào dính vào cái vạch đó nó đều trừ điểm hoặc chống ra ngoài cái vạch đó cũng bị máy báo trừ điểm nhé.

    Các đường thi hiện nay đều là đường cảm ứng và máy chấm, bạn vi phạm lỗi nào máy sẽ thông báo ngay lỗi đó cho nên một số bạn mới bỡ ngỡ không biết liền tưởng thi trượt hoặc tâm lý dễ bị vi phạm các lỗi tiếp theo nên tốt nhất là máy đọc gì cứ kệ bỏ qua nó và ta cứ tiếp tục hoàn thành các phần thi.

    Các phần thi đều có một vạch kẻ ngang màu trắng 2 bên và tạo hình zic zắc các bạn không được đưa cả 2 bánh xe ra ngoài 2 vạch này sẽ bị đánh trượt ngay lập tức. Mỗi lần một bánh xe ra khỏi vạch sẽ bị trừ 5 điểm.

    Khi thi bắt buộc phải sử dụng xe số, xe do trường thi cung cấp, bạn muốn đậu thì nên để số 3, còn muốn thi lại cho vui thì có thể để số 1 :))

    Nhiều bạn có thắc mắc là nên chạy tốc độ bao nhiêu km / h là hợp lý thì lời khuyên của mình cho các bạn là các bạn đừng nên quan tâm, cứ chạy thoải mái như bình thường chứ cứ cứng nhắc rồi chăm chăm nhìn vào cái công tơ mét không nhìn đường thì bạn chỉ có trượt. Tại mỗi trường thi đều có chỗ để tập chạy bạn ra tập chạy thử trước 1 - 2 vòng là ok ngay.

    [​IMG]


    1. Đi theo hình số 8

    Đây là phần thi mang tính quyết định bạn có đậu hay không, qua được phần thi này thì 90% là đậu vì 3 phần còn lại đều rất dễ vượt qua, lưu ý phần vượt chướng ngại vật gồ ghề đừng chạy nhanh quá kẻo té.

    Lưu ý chạy vòng số 8 phải chạy hết 1 vòng rồi mới chạy ra ngoài, chạy không đúng quy trình chéo hình số 8 sẽ bị đánh trượt ngay lập tức.


    2. Đi theo đường thẳng

    Phần này thì không có gì để nói, chỉ việc đi đường thẳng, bạn nào đi ra ngoài được thì cũng chịu.

    3. Đi theo hình zic zắc

    Phần này cũng không có gì khó khăn cả, lưu ý cần tránh những đường kẻ ngang.

    4. Vượt chướng ngại vật

    Phần này đừng vội mừng rồi đi nhanh quá kẻo.. té :D

    Download:

    Mẹo học lái xe Luật A1

    Phần mềm thi bằng lái xe A1

    Minh họa:




    Khái Niệm Và Các Quy Tắc - 75 câu hỏi

    Khái niệm "đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Đường, cầu đường bộ.

    2. Hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

    3. Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ khác.

    "Đáp án"
    Đường bộ không bao gồm các công trình phụ trợ khác.

    Đáp án 3 sai vì có "các công trình phụ trợ khác".

    Đáp án đúng là 1 và 2.

    "Vạch kẻ đường" được hiểu thế nào là đúng?

    1. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

    2. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân biệt vị trí dừng, đỗ trên đường.

    3. Tất cả các ý nêu trên.

    "Đáp án"
    Vạch kẻ đường không tính vị trí đỗ, chỉ xét vị trí dừng.

    Đáp án 2 sai vì có "đỗ trên đường".

    Đáp án đúng: 1

    Khái niệm "phần đường xe chạy" được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.

    2. Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông.

    3. Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, các công trình, thiết bị phụ trợ khác và dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông.

    "Đáp án"
    Phần đường xe chạy không bao gồm dãi đất dọc hai bên đường và các công trình, thiết bị phụ trợ khác.

    Đáp án 2 và 3 sai vì có "dải đất dọc hai bên đường" và "các công trình, thiết bị phụ trợ khác".

    Đáp án đúng: 1

    Khái niệm "làn đường" được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Là một phần của đường được chia theo chiều ngang của đường, có bề rộng đủ cho xe đỗ an toàn.

    2. Là một phần của đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

    3. Cả 02 ý trên.

    "Đáp án"
    "Làn đường" là chia theo chiều "dọc", có bề rộng đủ cho xe "chạy".

    Đáp án 1 sai vì chia theo chiều "ngang" và đủ rộng cho xe "đỗ".

    Đáp án đúng: 2

    Khái niệm "đường phố" được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.

    2. Đường phố là đường bộ ngoài đô thị có lòng đường đủ rộng cho các phương tiện giao thông qua lại.

    3. Cả hai ý nêu trên.

    "Đáp án"
    "Đường phố" là đường đô thị.

    Đáp án 2 sai vì có "đường bộ ngoài đô thị".

    Đáp án đúng: 1

    Khái niệm "dải phân cách" được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.

    2. Là bộ phận của đường để xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang của đường.

    3. Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.

    "Đáp án"
    Dải phân cách dùng "phân chia mặt đường" hoặc "phân chia phần đường".

    Đáp án 2 và 3 sai vì nội dung khác hoàn toàn, không có "phân chia mặt đường" và "phân chia phần đường".

    Đáp án đúng: 1

    Dải phân cách trên đường bộ có những loại nào?

    1. Loại cố định.

    2. Loại di động.

    "Đáp án"
    Dải phân cách có 2 loại: Cố định và di động.

    Loại cố định không thể di chuyển được, ví dụ: Các con lươn đường xây gạch có trồng cây ở giữa..

    Loại di động có thể di chuyển được, ví dụ: Các cọc xích, rào chắn ngăn cách tạm thời phần đường trong 1 khoảng thời gian nào đó.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Khái niệm "đường ưu tiên" được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho các phương tiện đến từ hướng khác khi qua nơi đường giao nhau, có thể được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

    2. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biến báo hiệu đường ưu tiên.

    3. Đường ưu tiên là đường chỉ dành cho một số loại phương tiện tham gia giao thông, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

    "Đáp án"
    Đường ưu tiên "được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường" - không giới hạn loại phương tiện nào.

    Đáp án 1 sai vì "phải nhường đường cho các phương tiện đến từ hướng khác". Đáp án 3 sai vì "chỉ dành cho một số loại phương tiện tham gia giao thông".

    Đáp án đúng: 2

    "Phương tiện giao thông đường bộ" gồm những loại nào?

    1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

    2. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng.

    3. Cả hai ý nêu trên.

    "Đáp án"
    Phương tiện giao thông đường bộ gồm cơ giới và thô sơ (là các phương tiện chuyên dùng để giao thông đường bộ).

    Đáp án 2 sai vì có "xe máy chuyên dùng". Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công. Nông nghiệp, lâm nghiệp, xe đặc chủng dùng với mục đích quốc phòng an ninh nên không thuộc phương tiện giao thông đường bộ.

    Đáp án đúng: 1

    Khái niệm "phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" được hiểu thế nào là đúng?

    1. Gồm xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.

    2. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

    "Đáp án"
    Phương tiện giao thông cơ giới gồm cả "rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo", "xe máy điện".

    Đáp án 1 sai vì có "xe máy chuyên dùng". Xe máy chuyên dụng là các loại xe chuyên dùng để sửa chữa đường bộ và các hệ thống liên quan, không là phương tiện giao thông đường bộ.

    Đáp án đúng: 2

    "Phương tiện tham gia giao thông đường bộ" gồm những loại nào?

    1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

    2. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.

    "Đáp án"
    Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ (có cơ giới và thô sơ) và xe máy chuyên dùng.

    Các phương tiện (dù có các mục đích sử dụng khác nhau: Phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng) nhưng chỉ cần "tham gia" vào giao thông đường bộ đều là phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    "Người tham gia giao thông đường bộ" gồm những đối tượng nào?

    1. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    2. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

    "Đáp án"
    Người tham gia giao thông đường bộ là người điều khiển, sử dụng phương tiện, dẫn dắt súc vật, người đi bộ.

    Bất kể người nào đi bộ hoặc sử dụng phương tiện gì chỉ cần "tham gia" vào giao thông đường bộ đều là người tham gia giao thông đường bộ.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Khái niệm "người điều khiển giao thông" được hiểu như thế nào là đúng?

    1. Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

    2. Là người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

    3. Là cảnh sát giao thông.

    4. Tất cả các ý nêu trên.

    "Đáp án"
    Người điều khiển giao thông là người hướng dẫn, điều khiển, phân luồng.. giúp giao thông thông suốt và an toàn.

    Đáp án 1 sai vì "người điều khiển phương tiện tham gia giao thông" là người phải chịu sự hướng dẫn của người điều khiển giao thông. Chú ý phân biệt "điều khiển phương tiện" và "điều khiển giao thông".

    Đáp án đúng: 2 và 3

    Các hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm?

    1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, phá hoại đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách.

    2. Phá hoại hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

    "Đáp án"
    Phá hoại là hành vi bị cấm.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Những hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm?

    1. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép.

    2. Lạng lách, đánh võng.

    "Đáp án"
    Cấm đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy có bị nghiêm cấm hay không?

    1. Bị nghiêm cấm.

    2. Không bị nghiêm cấm.

    "Đáp án"
    Cấm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

    Đáp án đúng: 1

    Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?

    1. Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0, 25 miligam/1 lít khi thở.

    2. Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

    3. Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở.

    "Đáp án"
    Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng chỉ cần trong máu và hơi thở có nồng độ cồn là bị cấm.

    Câu 1 sai vì nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0, 25 miligam/1 lít khi thở là dành cho xe mô tô, xe gắn máy. Câu 3 sai vì thông số nồng độ cồn không đúng.

    Đáp án đúng: 2

    Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?

    1. Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu.

    2. Nồng độ cồn vượt quá 40 miligam/100 mililít máu.

    3. Nồng độ cồn vượt quá 30 miligam/100 mililít máu.

    "Đáp án"
    Lái xe máy thì nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu thì bị cấm.

    Riêng với ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dụng thì chỉ cần trong máu có nồng độ cồn là bị cấm.

    Đáp án đúng: 1

    Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong khí thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?

    1. Nồng độ cồn vượt quá 0, 25 miligam/1 lít khí thở.

    2. Nồng độ cồn vượt quá 0, 20 miligam/1 lít khí thở.

    3. Nồng độ cồn vượt quá 0, 15 miligam/1 lít khí thở.

    "Đáp án"
    Lái xe máy thì nồng độ cồn vượt quá 0, 25 miligam/1 lít khí thở thì bị cấm.

    Riêng với ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dụng thì chỉ cần trong hơi thở có nồng độ cồn là bị cấm.

    Đáp án đúng: 1

    Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông có bị nghiêm cấm hay không?

    1. Không bị nghiêm cấm.

    2. Bị nghiêm cấm.

    3. Nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp.

    "Đáp án"
    Cấm giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

    Đáp án đúng: 2

    Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?

    1. Bị nghiêm cấm.

    2. Bị nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp.

    3. Không bị nghiêm cấm.

    "Đáp án"
    Cấm điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

    Đáp án đúng: 1

    Những hành vi nào sau đây bị cấm?

    1. Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ.

    2. Bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị và khu dân cư, trừ các xe ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ.

    "Đáp án"
    Cấm bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị và khu dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên khi đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

    1. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới.

    2. Sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

    "Đáp án"
    Cấm lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới, sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?

    1. Không bị nghiêm cấm.

    2. Nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp cụ thể.

    3. Bị nghiêm cấm.

    "Đáp án"
    Cấm bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm + khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

    Đáp án đúng :3

    Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghlêm cấm?

    1. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị tai nạn giao thông; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người gây tai nạn giao thông.

    2. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

    "Đáp án"
    Cấm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn + lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Việc sản xuất, mua bán, sử dụng biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào trong Luật Giao thông đường bộ?

    1. Nghiêm cấm sản xuất, được phép sử dụng.

    2. Nghiêm cấm mua bán, cho phép sử dụng.

    3. Nghiêm cấm sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép.

    "Đáp án"
    Cấm sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

    Đáp án 1 và 2 sai vì có "được phép sử dụng" và "cho phép sử dụng".

    Đáp án đúng :3

    Người lái xe không được vượt xe khác khi gặp trường hợp nào ghi ở dưới đây?

    1. Trên cầu hẹp có một làn xe; nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

    2. Điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên làm nhiệm vụ.

    "Đáp án"
    Trên cầu hẹp có một làn xe; nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt + Điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên làm nhiệm vụ đều không đảm bảo an toàn để vượt.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác khi tham gia giao thông không?

    1. Được phép.

    2. Tuỳ trường hợp.

    3. Không được phép.

    "Đáp án"
    Cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác khi tham gia giao thông.

    Đáp án đúng :3

    Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện những hành vi nào dưới đây?

    1. Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.

    2. Sử dụng ô; bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.

    3. Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.

    "Đáp án"
    Đáp án 1 sai vì đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách là điều bắt buộc.

    Đáp án đúng: 2 và 3

    Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?

    1. Được mang, vác tuỳ trường hợp cụ thể.

    2. Không được mang, vác.

    3. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.

    "Đáp án"
    Cấm người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông mang, vác vật cồng kềnh.

    Đáp án đúng: 2

    Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi nào không được phép?

    1. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; chạy quá tốc độ quy định.

    2. Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác và chở vật cồng kềnh; để chân chống quẹt xuống đất và các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.

    3. Chạy đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ.

    "Đáp án"
    Đáp án 1 và 2 là điều cấm.

    Đáp án 3 sai vì chạy đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ là điều bắt buộc.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?

    1. Là trách nhiệm của ngành Giao thông vận tải và ngành Công an.

    2. Là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    3. Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.

    "Đáp án"
    Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của tất cả mọi người bao gồm: Cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Đáp án 1 và 3 sai vì không đúng và đủ ý.

    Đáp án đúng: 2

    Tại nơi đường giao nhau, khi đèn điều khiển giao thông có tín hiệu vàng, người điều khiển phương tiện phải thực hiện như thế nào?

    1. Phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

    2. Phải cho xe nhanh chóng vượt qua vạch dừng để đi qua đường giao nhau và chú ý đảm bảo an toàn; khi đèn tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát người đi bộ để bảo đảm an toàn.

    3. Cả hai ý nêu trên.

    "Đáp án"
    Gặp đèn vàng phải dừng lại, trường hợp vượt quá vạch dừng thì được đi tiếp.

    Câu 2 sai vì "Phải cho xe nhanh chóng vượt qua vạch dừng".

    Đáp án đúng: 1

    Biển báo hiệu đường bộ gồm những nhóm nào, ý nghĩa của từng nhóm?

    1. Nhóm biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; nhóm biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; nhóm biển hiệu lệnh để báo hiệu các hiệu lệnh phải thi hành.

    2. Nhóm biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết; nhóm biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

    "Đáp án"
    Biển báo hiệu gồm 5 nhóm: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

    1. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi.

    2. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông được đi thẳng; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải.

    "Đáp án"
    Giơ thẳng đứng: Tất cả - dừng.

    Giang ngang: Trái phải - đi, trước sau - dừng.

    Tay phải giơ trước: Sau phải - dừng, trước - rẽ phải, trái - đi các hướng, người đi bộ qua đường đi sau lưng người điều khiển.

    Đáp án 2 sai vì "trước sau - đi thẳng".

    Đáp án đúng: 1

    Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh tay giơ thẳng đứng để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?

    1. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi.

    2. Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.

    3. Tất cả các trường hợp trên.

    "Đáp án"
    Giơ thẳng đứng: Tất cả - dừng.

    Giang ngang: Trái phải - đi, trước sau - dừng.

    Tay phải giơ trước: Sau phải - dừng, trước - rẽ phải, trái - đi các hướng, người đi bộ qua đường đi sau lưng người điều khiển.

    Đáp án 1 sai vì "phải trái được đi".

    Đáp án đúng: 2

    Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng tay phải giơ về phía trước để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?

    1. Người tham gia giao thông ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người ở phía trước người điều khiển được rẽ trái; người ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái; người đi bộ qua đường phải dừng lại sau lưng người điều khiển giao thông.

    2. Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiến phải dừng lại; người ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; ngườí đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

    "Đáp án"
    Giơ thẳng đứng: Tất cả - dừng.

    Giang ngang: Trái phải - đi, trước sau - dừng.

    Tay phải giơ trước: Sau phải - dừng, trước - rẽ phải, trái - đi các hướng, người đi bộ qua đường đi sau lưng người điều khiển.

    Đáp án 1 sai vì "trước rẽ trái".

    Đáp án đúng: 2

    Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?

    1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

    2. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.

    3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.

    "Đáp án"
    Thứ tự ưu tiên:

    Hiệu lệnh người điều khiển

    Đèn giao thông

    Hiệu lệnh biển báo

    Vạch kẻ đường.

    Đáp án đúng: 1

    Tại nơi có biển hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu nào?

    1. Biển báo hiệu cố định.

    2. Báo hiệu tạm thời.

    "Đáp án"
    Thứ tự ưu tiên:

    Biển tạm thời

    Biển cố định.

    Đáp án đúng: 2

    Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào?

    1. Cho xe đi trên bất kỳ làn đường nào; khi cần thiết phải chuyển làn đường, người lái xe phải có đèn tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

    2. Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

    3. Phải cho xe đi trong một làn đường, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước, chú ý quan sát để bảo đảm an toàn.

    "Đáp án"
    Phải cho xe đi "trong một làn đường"... "

    Chuyển làn đường ở những nơi cho phép"... "

    Tín hiệu báo".

    Đáp án 1 sai vì "cho xe đi trên bất kỳ làn đường nào". Đáp án 3 sai vì thiếu "chuyển làn đường ở những nơi cho phép".

    Đáp án đúng: 2

    Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ và xe cơ giới phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

    1. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.

    2. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

    3. Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.

    "Đáp án"
    Xe thô sơ - làn đường bên phải trong cùng; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng - làn đường bên trái.

    Đáp án đúng: 2

    Trên đường có nhiều làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng làn đường như thế nào là đúng?

    1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ đựợc chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làm đường phải có tín hiệu báo trước và đảm bảo an toàn.

    2. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn đi về bên trái.

    3. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái; phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn đi về bên phải.

    "Đáp án"
    Phải cho xe đi "trong một làn đường"... "

    Chuyển làn đường ở những nơi cho phép"... "

    Tín hiệu báo"... "

    Thô sơ đi làn đường phải"... "

    Xe cơ giới đi làn đường trái"... "

    Tốc độ thấp hơn đi bên phải".

    Đáp án 2 sai vì "tốc độ thấp hơn đi về bên trái".

    Đáp án đúng: 1 và 3

    Xe sau có thể vượt lên bên phải xe khác đang chạy phía trước trong trường hợp nào?

    1. Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe điện đang chạy giữa đường.

    2. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

    3. Khi có đủ khoảng trống để vượt xe.

    "Đáp án"
    Xe được vượt phải khi "xe trước rẽ trái"... "

    Xe điện chạy giữa đường"... "

    Xe chuyên dùng làm việc không vượt trái được".

    Đáp án 3 sai vì "đủ khoảng trống" không đảm bảo an toàn để vượt xe.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Người lái xe phải làm gì khi quay đầu xe trên cầu, gầm cầu vượt, đường ngầm hay khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt?

    1. Không được quay đầu xe.

    2. Lợi dụng chỗ rộng và phải có người làm tín hiệu sau xe để bảo đảm an toàn.

    3. Lợi dụng chỗ rộng có thể quay đầu được để quay đầu xe cho an toàn.

    "Đáp án"
    Cấm quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

    Đáp án đúng: 1

    Khi muốn chuyển hướng, người lái xe phải thực hiện như thế nào?

    1. Người điều khiển phương tiện phải tăng tốc độ và có tín hiệu báo hướng để rẽ.

    2. Người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ; chỉ cho rẽ chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

    3. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ; nhường đường cho các xe đi ngược chiều.

    "Đáp án"
    Khi chuyển hướng phải "giảm tốc độ"... "

    Tín hiệu báo hướng rẽ"... "

    Nhường đường cho người đi bộ, xe đạp trên phần đường của họ"... "

    Nhường xe ngược chiều".

    Đáp án 1 sai vì "tăng tốc độ".

    Đáp án đúng: 2 và 3

    Khi tránh xe đi ngược chiều, các xe phải nhường đường như thế nào là đúng?

    1. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.

    2. Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại Vật đi trước.

    3. Xe lên dốc phải nhường đường cho xe xuống dốc.

    "Đáp án"
    Nhường đường khi: Đường hẹp + có chướng ngại vật + xe xuống dốc nhường xe lên dốc do xe lên dốc đang tăng tốc độ.

    Đáp án 3 sai vì "xe lên dốc nhường đường cho xe xuống dốc"

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Ban đêm xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau, đèn chiếu sáng phải được sử dụng như thế nào?

    1. Phải chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa.

    2. Phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần.

    "Đáp án"
    Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần để không gây chói mắt, cản tầm nhìn ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện đi ngược chiều.

    Đáp án đúng: 2

    Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì?

    1. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên trái để nhường đường.

    2. Phải nhanh chóng tăng tốc độ, tránh sát lề đường để nhường đường cho xe ưu tiên; cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.

    3. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường; không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

    "Đáp án"
    Phải "giảm tốc độ"... "

    Tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải".

    Đáp án 1 sai vì "tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên trái", đáp án 2 sai vì "tăng tốc độ".

    Đáp án đúng :3

    Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?

    1. Phải nhường đường cho xe đi bên phải.

    2. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.

    3. Phải nhường đường cho xe đi bên trái.

    "Đáp án"
    Vòng xuyến - nhường trái, còn lại - nhường phải.

    Đáp án đúng :3

    Tại nơi đường giao nhau, người lái xe đang đi trên đường không ưu tiên phải nhường đường như thế nào?

    1. Nhường đường cho xe đi ở bên phải mình tới.

    2. Nhường đường cho xe đi ở bên trái mình tới.

    3. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

    "Đáp án"
    Nhường xe cho đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

    Đáp án đúng :3

    Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

    1. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

    2. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.

    3. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

    "Đáp án"
    Vòng xuyến - nhường trái, còn lại - nhường phải.

    Đáp án đúng: 1

    Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?

    1. Phương tiện nào bên phải không vướng.

    2. Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước.

    3. Phương tiện giao thông đường sắt.

    "Đáp án"
    Nghành đường sắt đã làm riêng tuyến đường dành cho họ cho nên phương tiện giao thông đường sắt luôn được ưu tiên nhất.

    Đáp án đúng :3

    Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?

    1.5, 00 m.

    2.3, 00 m.

    3.4, 00 m.

    4.7, 00 m.

    "Đáp án"
    5m là đúng quy định để đảm bảo an toàn.

    Đáp án đúng: 1

    Người lái xe phải làm gì khi điều khiển xe vào đường cao tốc?

    1. Phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường; khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài.

    2. Phải có tín hiệu và tăng tốc độ vào đường cao tốc.

    3. Nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc.

    "Đáp án"
    Phải có "tín hiệu xin vào"... "

    Nhường xe đang chạy trên đường"... "

    Nếu có làn tăng tốc phải chạy trên làn đó trước".

    Đáp án 2 sai vì chưa đủ điều kiện an toàn.

    Đáp án đúng: 1 và 3

    Người lái xe phải làm gì khi điểu khiển xe ra khỏi đường cao tốc?

    1. Phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc.

    2. Phải thực hiện chuyển ngay sang các làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc.

    "Đáp án"
    Phải "chuyển dần" sang làn đường phía bên phải + "nếu có làn giảm tốc phải chạy trên làn đó trước".

    Đáp án 2 sai vì "chuyển ngay" - chuyển ngay có thể khiến các xe khác bất ngờ và gây tai nạn.

    Đáp án đúng: 1

    Những trường hợp nào ghi ở dưới đây không được đi vào đường cao tốc trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc quản lý, bảo trì đường cao tốc?

    1. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy và xe ô tô.

    2. Xe mô tô và xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế lớn hơn 70km/h.

    3. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.

    "Đáp án"
    Đường cao tốc chỉ cho phép ô tô và xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế lớn hơn 70 km/h chạy, còn lại cấm.

    Đáp án 1 sai vì có "xe ô tô", đáp án 2 sai vì có xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế "lớn hơn" 70 km/h.

    Đáp án đúng :3

    Người điểu khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông còn phải thực hiện những quy định nào dưới đây?

    1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu; chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

    2. Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.

    3. Xe máy chuyên dùng phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.

    "Đáp án"
    Trong hầm đường bộ không được quay đầu xe, lùi xe trong hầm bất cứ trường hợp nào.

    Đáp án 2 và 3 sai vì "được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết".

    Đáp án đúng: 1

    Người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?

    1. Khi tham gia giao thông đường bộ.

    2. Chỉ khi đi trên đường cao tốc.

    "Đáp án"
    Người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bào hiểm và cài quai khi tham gia giao thông.

    Đáp án đúng: 1

    Người điểu khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 2 người trong những trường hợp nào?

    1. Chở người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 14 tuổi.

    2. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

    "Đáp án"
    Cả hai đáp án đều đúng quy định pháp luật.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Người điểu khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện những hành vi nào dướI đây?

    1. Đi xe dàn hàng ngang.

    2. Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).

    3. Chở người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

    "Đáp án"
    Đáp án 3 là các trường hợp được phép chở tối đa 2 người.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?

    1. Khi tham gia giao thông đường bộ.

    2. Chỉ khi tham gia giao thông trên đường quốc lộ; khu vực đô thị.

    "Đáp án"
    Khi tham gia giao thông, người ngồi trên xe đạp máy cũng phải đội mũ bảo hiểm có cài quai như với trường hợp xe gắn máy.

    Đáp án đúng: 1

    Cơ quan nào quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe, lắp đặt báo hiệu đường bộ thuộc địa phương quản lý?

    1. Cơ quan quản lý giao thông vận tải.

    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    3. Cơ quan cảnh sát giao thông đường bộ.

    4. Thanh tra giao thông đường bộ.

    "Đáp án"
    Theo điều 6 và điều 12 luật giao thông đường bộ là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Đáp án đúng: 2

    Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm gì?

    1. Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

    2. Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

    3. Rời khỏi hiện trường nơi xảy ra tai nạn giao thông.

    "Đáp án"
    Đáp án 3 là hành vi không được phép.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông có trách nhiệm gì?

    1. Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn, bảo vệ tài sản của người bị nạn.

    2. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

    "Đáp án"
    Cả hai đáp án đều là trách nhiệm nên làm.

    Đáp án 1 và 2

    Khi điều khiển xe chạy trên đường, người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ gì?

    1. Giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe.

    2. Lệnh vận chuyển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe.

    3. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có).

    "Đáp án"
    Đáp án 3 vì đầy đủ và chính xác.

    Đáp án đúng :3

    Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3, 5 tấn; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi?

    1.16 tuổi.

    2.18 tuổi.

    3.17 tuổi.

    "Đáp án"
    B2: Đến 9 chỗ - dưới 3, 5 tấn - 18 tuổi;

    C: Đến 9 chỗ, - 3, 5 tấn trở lên - 21 tuổi;

    D: Đến 30 chỗ - 3, 5 tấn trở lên - 24 tuổi;

    E: Trên 30 chỗ - 3, 5 tấn trở lên - 27 tuổi.

    Nhớ theo thứ tự B, C, D, E - 18, 21, 24, 27: Các tuổi cách nhau 3 tuổi bắt đầu từ 18.

    Đáp án đúng: 2

    Tại ngã ba hoặc ngã tư không có đảo an toàn, người lái xe phải nhường đường như thế nào là đúng trong các trường hợp dưới đây?

    1. Nhường đường cho xe đi trên đường nhánh từ bất kỳ hướng nào tới.

    2. Nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường.

    3. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới, nhường đường cho xe ưu tiên, nhường đường cho xe đi từ bên phải đến.

    "Đáp án"
    Ở ngã 3 ngã 4 không có đảo an toàn, cần nhường đường cho: Người đi bộ - đường ưu tiên - đường chính - xe ưu tiên - xe đi từ bên phải đến.

    Đáp án 1 sai vì nhường cho "xe đi trên đường nhánh từ bất kỳ hướng nào tới", phải là "đường chính" mới đúng.

    Đáp án đúng: 2 và 3

    Người đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe nào dưới đây?

    1. Xe mô tô 2 bánh có dung tích từ 50 cm3 trở lên.

    2. Xe gắn máy có dung tích từ 50 cm3 trở xuống.

    3. Xe ô tô tải dưới 3, 5 tấn; xe chở người đến 9 chỗ ngồi.

    4. Tất cả các ý trên.

    "Đáp án"
    16 tuổi chỉ được điều khiển xe gắn máy có dung tích từ 50cm3 trở xuống.

    Đáp án đúng: 2

    Khi phát hiện hành vi giả khai báo mất hoặc tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe hoặc đổi hồ sơ lái xe giả; có hành vi cố tình gian dối để được đổi, cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe, ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, người lái xe không được cấp giấy phép lái xe trong thời gian bao nhiêu năm?

    1.05 năm.

    2.03 năm.

    3.02 năm.

    "Đáp án"
    Người lái xe không được cấp giấy phép lái xe trong thời gian 5 năm nếu bị phát hiện các vi phạm trên.

    Đáp án đúng: 1

    Người lái xe mô tô xử lý như thế nào khi cho xe mô tô phía sau vượt?

    1. Lái xe vào lề đường bên phải và giảm tốc độ để xe phía sau vượt qua.

    2. Lái xe vào lề đường bên trái và giảm tốc độ để xe phía sau vượt qua.

    3. Lái xe vào lề đường bên phải và tăng tốc độ để xe phía sau vượt qua.

    "Đáp án"
    Phải cho xe đi "bên phải" và "giảm tốc độ".

    Đáp án 2 và 3 sai vì là hành vi ngăn cản: Đi "bên trái" và "tăng tốc độ".

    Đáp án đúng: 1

    Trong các trường hợp dưới đây, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe mô tô cần thực hiện như thế nào?

    1. Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, mặc quần áo gọn gàng.

    2. Không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).

    3. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

    4. Tất cả các ý nêu trên.

    "Đáp án"
    Đáp án 3 là hành vi nguy hiểm, không được phép.

    Đáp án đúng: 1 và 2

    Đường bộ trong khu vực đông dân cư gồm những đường nào?

    1. Đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn, khu công nghiệp có đông người và phương tiện tham gia giao thông.

    2. Đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường bộ được xác định từ vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu "Bắt đầu khu đông dân cư" đến vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu "Hết khu đông dân cư"

    3. Đường bộ có đông người, phương tiện tham gia giao thông và những đoạn đường bộ được xác định từ vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu "Bắt đầu khu đông dân cư" đến vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu "Hết khu đông dân cư".

    "Đáp án"
    Gồm: "Khu vực nội thành phố, nội thị xã" + từ biển báo hiệu "Bắt đầu khu đông dân cư" đến biển báo hiệu "Hết khu đông dân cư".

    Đáp án 1 không đủ ý, đáp án 3 sai vì: Đường bộ có đông người - đông người nhưng chưa chắc người ta đã tham gia giao thông.

    Đáp án đúng: 2

    Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư, xe mô tô hai bánh, xe gắn máy tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?

    1.60km/h.

    2.50km/h.

    3.40km/h.

    4.30km/h.

    "Đáp án"
    Đối với khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa

    30km/h: Xe máy kéo + xe chuyên dùng;

    40km/h: Xe máy, xe mô tô, ô tô trên 30 chỗ, ô tô tải trên 3, 5 tấn, sơ mi rơ móc, kéo rơ móc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng;

    50km/h: Ô tô đến 30 chỗ, ô tô tải dưới 3, 5 tấn.

    Đáp án đúng :3

    Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư, loại xe nào tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 40km/h?

    1. Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô tải trọng từ 3500 kg trở lên, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy.

    2. Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3500 kg.

    3. Xe máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lôi máy, xe xích lô máy, xe ba gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự (loại đang được phép hoạt động).

    "Đáp án"
    Đối với khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa

    30km/h: Xe máy kéo + xe chuyên dùng;

    40km/h: Xe máy, xe mô tô, ô tô trên 30 chỗ, ô tô tải trên 3, 5 tấn, sơ mi rơ móc, kéo rơ móc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng;

    50km/h: Ô tô đến 30 chỗ, ô tô tải dưới 3, 5 tấn.

    Đáp án đúng: 1

    Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, loại xe nào tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h?

    1. Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải dưới 3500 kg.

    2. Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải từ 3500 kg trở lên.

    3. Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy.

    4. Ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô.

    "Đáp án"
    Đối với ngoài khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa

    50km/h: Xe máy, kéo rơ móc, ô tô kéo xe khác;

    60km/h: Ô tô buýt, sơ mi rơ móc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô;

    70km/h: Ô tô trên 30 chỗ, ô tô tải trên 3, 5 tấn;

    80km/h: Ô tô đến 30 chỗ, ô tô tải dưới 3, 5 tấn

    Đáp án đúng :3
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng mười 2023
Từ Khóa:
Đang tải...