Khẩu Thị Tâm Phi Nghĩa Là Gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Goo.gl, 19 Tháng năm 2020.

  1. Goo.gl

    Goo.gl Moderator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    126
    Khẩu thị tâm phi là câu thành ngữ xuất phát từ Trung Hoa mang ý nghĩa là miệng nói thế này, trong lòng lại nghĩ thế khác, miệng và tâm không thống nhất với nhau. Người như thế xưa kia gọi là tiểu nhân trong số bọn tiểu nhân. Người như thế đối với Vua chắc chắn không trung thành, đối với cha mẹ chắc chắn bất hiếu, kết giao bạn bè chắc chắn không đáng tin cậy, gặp lúc khó nạn chắc chắn là kẻ bất nghĩa.

    Khẩu thị tâm phi tiếng trung là 口是心非

    Người xưa có câu: "Trời cao nghe thấy tất cả", chính là nói rằng Thượng Thiên có thể nghe thấy và giám sát tất cả việc thiện ác trong thế gian, căn cứ vào đó mà ban phúc hay giáng họa. Bởi vậy, một người nếu khẩu thị tâm phi, dẫu nhất thời có lừa gạt được người ta, nhưng Thần Phật tại các không gian khác đều thấy chân tướng mọi chuyện một cách hết sức rõ ràng. Những trò khôn khéo, giấu diếm che đậy, hay xảo quyệt lừa lọc đều chỉ là tự lừa dối mình và lừa dối người khác mà thôi.

    Trước kia, có một người tên gọi là Nhâm Quốc Tá, mắc bệnh thời gian rất lâu nhưng vẫn chưa khỏe lại, bèn mời Đạo sỹ tới giúp ông ta khẩn cầu Thượng Thiên ban cho bình an khỏe mạnh.

    Đêm đó, Nhâm Quốc Tá nằm mộng thấy một vị thần nói với ông ta: "Nhâm Quốc Tá, ngươi cả đời làm người Khẩu thị tâm phi, từ nhỏ đến lớn chưa từng làm một việc thiện nào hết. Tội ác mà ngươi phạm phải đã được kết án, giờ chết của ngươi sắp sửa tới rồi".

    Quả nhiên Nhâm Quốc Tá không lâu sau thì chết.

    Khẩu thị tâm phi theo giáo lý Phật Giáo

    Miệng nói một đường tâm nghĩ một nẻo, như vậy học Phật rất khó. Trên miệng niệm Phật A Di Đà, tâm vẫn lưu luyến thế gian này, không buông được tài sắc danh thực thùy, như vậy sao được? Không thể vãng sanh! Phải buông bỏ tất cả, tâm địa thanh tịnh, sanh đại hoan hỷ.

    "Bồ Đề Tâm Luận nói: Người cầu bồ đề, phát tâm bồ đề, tu tâm bồ đề". Mấy câu này nói rất hay, phát tâm thì cần phải tu, nếu không tu vĩnh viễn không đạt được tâm bồ đề. Tâm bồ đề là gì? Theo trong kinh luận nói, hai tiếng đồng hồ cũng không nói hết, chúng ta nói một cách giản lược.

    Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói về tâm bồ đề: "Chí thành tâm, thâm tâm, hồi hướng phát nguyện tâm". Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận nói: "Trực tâm, thâm tâm, đại bi tâm", hợp kinh luận lại xem sẽ dễ hiểu hơn. Tâm chí thành, chân thành đến cực điểm, thuần chân vô vọng, tâm này là thể của tâm bồ đề, đó là gì? Chính là tự tánh, A lại da là vọng tâm, ta mới biết chân tâm rất khó! Nói cách khác, tâm mà lục đạo và tứ thánh pháp giới dùng, không phải tâm bồ đề. Nếu người phát tâm bồ đề, tu tâm bồ đề, họ dùng tâm bồ đề sẽ vượt khỏi mười pháp giới.

    Ai có tâm bồ đề? Trong Kinh Hoa Nghiêm nói, Viên giáo sơ trụ Bồ Tát trở lên là tâm bồ đề, khó! Đã phát tâm bồ đề, làm sao để tu tâm bồ đề? Buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước, gọi là tu tâm bồ đề. Tâm bồ đề là chân tâm vốn có của chúng ta, vốn có hiện nay nó có chăng? Có, tuy bây giờ có, nhưng nó bị chướng ngại, biến chất, chân tâm biến thành vọng tâm, nghĩa là biến thành vọng tưởng phân biệt chấp trước. Vọng tưởng là A lại da, phân biệt là đệ lục Ý thức, chấp trước là Mạt na thức, biến chất. Buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước, gọi là tu tâm bồ đề, không phải người bình thường có thể làm được, Viên giáo sơ trụ Bồ Tát mới làm được. Vậy A la hán có tâm bồ đề chăng? Không có, tiểu thừa Bích Chi Phật cũng không có, Quyền giáo Bồ Tát cũng không có. Quyền giáo Bồ Tát là Phật Bồ Tát trong mười pháp giới, đều không có.

    Nhưng nguyện của tỳ kheo Pháp Tạng quả thật rất thù thắng. Ngài dạy chúng ta không đoạn những phiền não này, cũng là tâm bồ đề! Điều này rất đặc biệt, đúng là rất đặc thù! Vậy là sao? Trong Di Đà Kinh Yếu Giải đại sư Ngẫu Ích nói: Chỉ cần ta chân thật phát tâm, nguyện sanh Tịnh độ, thật thà niệm Phật, tâm này chính là tâm vô thượng bồ đề. Đại sư Ấn Quang đối với câu nói này khen ngợi hết lời, nói rằng đại sư Ngẫu Ích nói quá hay. Các bậc cổ đức xưa nay chưa ai nói như vậy, chỉ có đại sư Ngẫu Ích nói ra.

    Quý vị xem, rất nhiều ông bà cụ, từ sáng đến tối niệm Phật A Di Đà, lúc lâm chúng biết trước giờ đi, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Nói với mọi người, Phật A Di Đà đã đến, tôi thấy rồi, giờ tôi phải đi theo ngài, họ đi thật. Đến thế giới tây phương Cực Lạc đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát, không phải là phát tâm đại bồ đề ư? Tuyệt diệu! Không phải giả! Đây là hạnh nguyện vô cùng thù thắng của Phật A Di Đà, Chư Phật Như Lai đều không có, đến thế giới Hoa Tạng cũng không có. Đây là hiển thị sự thù thắng của Tịnh độ tông.

    "Phát là tín nguyện, tu tức là hành". Đây là nói ra ba điều kiện quan trọng: Tín nguyện hạnh. "Tín nguyện hạnh ba món tư lương". Tư lương là ngày xưa đi du lịch, ra ngoài đi du lịch, phải mang theo một ít tiền tài, đó là tư. Ngày trước là mang theo một ít tiền, vàng bạc, đi trên đường cần dùng, còn phải mang theo lương thực. Bây giờ không cần thiết, bây giờ có nhà trọ, có khách sạn, không cần mang theo lương thực, chỉ cần có tiền là được. Cho nên nói chỉ cần dùng tư, không cần dùng lương, tiện lợi hơn ngày xưa nhiều. Tín hạnh nguyện ví như tư lương cần dùng, cần chuẩn bị khi đi du lịch. Nếu không có tư lương, thì mọi thứ đều không tiện lợi.

    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng mười một 2020
Từ Khóa:
Đang tải...