Kinh Nghiệm Các Mẹ Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón

Thảo luận trong 'Sức Khoẻ' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 27 Tháng tám 2020.

  1. Thuỳ Chi

    Thuỳ Chi Well-Known Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    387

    Kinh nghiệm bé bị táo bón


    Táo bón ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay. Nếu cha mẹ biết cách điều trị đúng thì sau vài ngày táo bón ở Trẻ sơ sinh sẽ chấm dứt hoàn toàn, ngược lại bệnh tình của bé kéo dài sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Đừng để sự thiếu hiểu biết của bậc làm cha làm mẹ mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các con, đừng coi thường bệnh táo bón ở trẻ nhỏ kẻo con phải gánh hậu quả.

    [​IMG]

    Dấu hiệu Trẻ sơ sinh bị táo bón


    Khi thấy Trẻ sơ sinh có dấu hiệu đi đại tiện ít hơn so với những ngày thường khiến cho cha mẹ cảm thấy lo lắng và tự chẩn đoán trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, đó chỉ là phỏng đoán chủ quan và thiếu chính xác. Vậy Trẻ sơ sinh bị táo bón thường có biểu hiện như thế nào?

    Trẻ sơ sinh từ 1 - 3 tháng tuổi

    Trẻ sơ sinh trong thời gian này thường 100% bú Sữa mẹ nên táo bón ít hơn trẻ ăn sữa ngoài. Nếu trẻ ở độ tuổi này bị táo bón sẽ có những dấu hiệu sau đây:

    Biểu hiện đi đại tiện ít hơn bình thường khoảng 2 - 3 ngày/lần. Phân không được xốp, thường keo lại dẻo như đất sét, ít khi cứng rắn.

    Trẻ biểu hiện biếng ăn, hay quấy khóc, giấc ngủ không sâu thường hay giật mình tỉnh giấc

    Bụng bé cảm giác hơi phình, đầy hơi, trung tiện nặng mùi.. do khi bị táo bón thức ăn tiêu hóa được tích lại.

    Đi đại tiện khó khăn nên bé thường phải rặn nhiều, la khóc, oằn mình không chịu nằm yên do vùng hậu môn đau rát

    Trẻ sơ sinh từ 3 - 6 tháng tuổi

    Dấu hiệu ở trẻ thời gian này cũng giống như trẻ 1 - 3 tháng tuổi, nhưng ở độ tuổi này bé sẽ được ăn sữa ngoài nhiều hơn thậm chí kết hợp với ăn dặm nên táo bón ở độ tuổi này ngoài giảm số lần đại tiện thì phân trẻ thường ngắn, lổm nhổm, cứng hơn. Khi trẻ đại tiện sẽ quấy khóc, mặt đỏ bừng do phải rặn nhiều rất khó chịu.

    Nguyên nhân gây táo bón cho con


    Trẻ sơ sinh từ 1 - 3 tháng tuổi

    Do thời gian này bé hoàn toàn bú Sữa mẹ nên việc bé bị táo bón phần nhiều là do chế độ ăn uống của người mẹ. Đặc biệt do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn chỉnh, bú Sữa mẹ nên lượng chất xơ gần như không có, lượng phân cũng thành ít hơn. Cũng có thể do mẹ ăn nhiều đồ cay nóng như: Nghệ, mật ong, gừng, gia vị.. Thông qua đường sữa từ người mẹ dẫn đến tình trạng bé bị nóng, hoặc có thể mẹ bị táo sau sinh thì con cũng có thể bị táo theo, hay cho bé ăn sữa ngoài sớm cũng nguy cơ cao bị táo bón.

    Trẻ sơ sinh 3 - 6 tháng tuổi

    Ngoài những nguyên nhân như trẻ từ 0 - 3 tháng thì trẻ ở độ tuổi này có nhiều bé đi tiêm phòng có thể bị sốt dẫn đến hao hụt nước, những trường hợp bé bị ốm nên phải uống kháng sinh nên dẫn đến rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy.

    Biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời


    Khi trẻ bị táo bón thì mẹ cần có những biện pháp xử trí ngay nếu để tình trạng kéo dài sẽ khiến bé khó chịu, hay quấy khóc, biếng ăn.. thậm chí còn gây ra các biến chứng sau này cho trẻ:

    Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ: Khi bị táo bón, trẻ hay bỏ bữa, không chịu bú sữa nên lâu ngày cơ thể bé không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất.. từ đó dẫn đến thể chất và trí tuệ của bé phát triển không đồng đều, giảm sức đề kháng cơ thể, suy dinh dưỡng..

    Vấn đề về rối loạn tiêu hóa: Táo bón lâu ngày, phân không được đào thải ra nên các chất độc tố được tích tụ lại sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, đại tràng, hấp thụ kém, rối loạn cả chức năng vận chuyển của ruột..

    Hậu môn bị tổn thương: Khi trẻ bị táo bón thường có tâm lý sợ đi đại tiện, để lâu phân tích đọng lại trong ruột ngày một nhiều, cứng lại sẽ gây ra hậu môn bị tổn thương, nếu kéo dài có thể bị bệnh trĩ.

    [​IMG]

    Cần làm gì khi con bị táo bón?


    Khi cha mẹ xác định được trẻ bị táo bón thì đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh xử trí đúng cách, đừng vì nóng vội mà làm dụng các biện pháp tháo thụt cho bé sẽ khiến bé trở nên lười đại tiện, thậm chí thụt tháo không đúng cách khiến bé bị tổn thương ở vùng hậu môn. Ngoài ra cũng không được tùy tiện dùng thuốc xổ, thuốc nhuận tràng.. bởi nhiều loại thuốc có những tác dụng phụ nguy hiểm không dùng được cho Trẻ sơ sinh.

    Trẻ bú Sữa mẹ hoàn toàn

    1. Điều chỉnh từ người mẹ


    Nếu mẹ bị táo bón sau sinh cần phải thay đổi lại cách ăn uống hằng ngày như: Tăng cường ăn nhiểu rau xanh, hoa củ quả: Khoai lang, mang tây, rau mồng tơi, rau đay. Hoặc bổ sung chất xơ hòa tan Natufib dạng đóng túi, loại chuyên dụng giải quyết tình trạng táo bón cho mẹ bầu, cho con bú và trẻ nhỏ. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải tránh những đồ ăn có tính cay, nóng như ớt, tỏi, nghệ, mật ong.. tăng cường cho bé bú nhiều hơn để bé bổ sung thêm nước, phân được tạo thành lớn hơn giúp bé dễ dàng đại tiện hơn.

    2. Massage bụng cho trẻ


    Lưu ý: Phương pháp này áp dụng cho bé từ 1 tháng trở nên.

    Công dụng: Massage bụng cho bé rất hiệu quả trong việc giảm và phòng ngừa táo bón ở trẻ. Phương pháp này sẽ hiệu quả nhất khi để bé cởi trần, có thể massage bé khi mặc quần áo nhưng hiệu quả sẽ không được cao bằng.

    Cách làm: Thời gian tối thiểu sau khi bé ăn 1 giờ, khi thực hiện các mẹ cho bé nằm ngửa, bàn chân hướng sát về phía mẹ. Sau đó, xoa nhẹ nhàng từ phần bụng trên phía bên phải sang phần bụng trên bên trái, rồi di chuyển xuống bụng dưới bên phải rồi lại sang trái. Mỗi lần xoa khoảng 10 phút, mỗi ngày 2 đến 3 lần.

    3. Tắm nước ấm cho trẻ


    Nước ấm có tác dụng giúp phân di chuyển tốt hơn, giãn nở cơ vòng hậu môn, đồng thời bạn kết hợp xoa bụng nhẹ nhàng cho bé. Mỗi lần tắm từ 5 - 10 phút, ngày 2 - 3 lần, sau khi tắm xong cần lau khô người cho bé ngay tránh bé bị lạnh. Ngoài ra, một mẹo khác cũng với nước nóng cúng khá hiệu quả, bạn lấy chiếc khăn sạch nhúng qua nước nóng, vắt khô nước để ở mức độ thích hợp (không nguội quá sẽ mất tác dụng) rồi dí trực tiếp vào hậu môn bé, giữ và day nhẹ khoảng 1 phút thì trẻ sẽ đi đại tiện được ngay.

    4. Xi cho trẻ đại tiện đúng giờ


    Theo các chuyên gia khuyến cáo việc đi đại tiện vào buổi sáng sẽ có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể đào thải được độc tố, tạo cảm giác thoải mái cho một ngày mới. Trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ, mẹ nên tập dần thói quen cho trẻ bằng cách xi cho trẻ vào buổi sáng sau ăn, khi tạo thành thói quen phản xạ cứ đến giờ đó bé sẽ dễ dàng đi đại tiện hơn.

    Trẻ ăn sữa ngoài hoặc dùng thêm sữa ngoài

    Ngoài những phương pháp giống trẻ bú Sữa mẹ như trên thì cần lưu ý thêm những giải pháp dưới đây:

    1. Xem lại sản phẩm sữa trẻ đang dùng


    Các mẹ nên xem lại các thành phần trong sữa mà trẻ đang dùng có đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết và phù hợp với trẻ không? Nếu có vấn đề mẹ nên cần thay các loại sữa khác phù hợp hơn với bé. Nếu sữa có thêm thành phần chất xơ Fructooligosaccharide (FOS) sẽ giúp trẻ giảm và phòng táo bón hiệu quả hơn.

    [​IMG]

    2. Bổ sung nước cho trẻ


    Khi trẻ bị táo lâu ngày không đi đại tiện, phân tích lâu dần sẽ khiến bé hao hụt nước nên cần bổ sung thêm nước cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ vận động nhiều, điều kiện thời tiết oi nóng, khô hạn ra nhiều mồ hôi. Việc bổ sung nước cho bé sẽ giúp phân mềm, ít bị táo bón hơn.

    3. Bổ sung chất xơ cho trẻ


    Khi bé từ 4 - 6 tháng tuổi bị táo bón bạn có thể cho bé chuyển sang ăn dặm, uống nước ép rau củ quả có nhiều chất xơ như: Khoai lang, mồng tơi, lê, táo.. để phân bé mềm xốp hơn, dễ dàng đại tiện hơn.

    Cách phòng chống táo bón cho trẻ hiệu quả


    Đối với trẻ bú sữa hoàn toàn thì các mẹ nên lưu ý chế độ ăn uống như tránh xa các đồ ăn nóng, cay như: Ớt, gừng, nghệ.. Tăng cường dùng những thực phẩm mát, nhiều chất xơ. Đối với trẻ uống sữa ngoài và ăn dặm thì nên bổ sung lượng nước đủ, uống sinh tố, nước ép hoa quả bổ sung nhiều chất xơ, nên thay đổi món hằng ngày để tránh bé bị nhanh chán.

    Kết luận:

    Việc tìm nguyên nhân và điều trị táo bón ở Trẻ sơ sinh không phải là điều đơn giản nên để tránh táo bón có thể quay trở lại thì cha mẹ nên cho bé dùng các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung các khoáng chất, vitamin phù hợp giúp bé phát triển đồng đều về thể chất và trí tuệ hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng tám 2020
Đang tải...