Lầu xanh là gì? Ngày xưa, lầu xanh (Thanh Lâu) là nơi các nhà quyền quý, những thiếu nữ khuê các ở. "Đại lộ khi thanh lâu" nghĩa là đường lớn dựng lầu xanh. Nhà Tề, vua Võ Đế bắt dân phu và bộ Công xây những lầu cao thật đẹp. Cửa sổ đều sơn xanh. Nơi này để cho vua ở cùng với các mỹ nữ cung tần. Rồi lầu đài của các hàng công khanh cũng sơn cửa bằng màu xanh, nên dân chúng thường gọi chỗ ở của vua chúa, quan lại ở là "lầu xanh" Về sau, những nhà quyền quý có con gái đẹp, ước mong con nhà mình được vào chầu nơi cung khuyết như vậy nên thường sơn nhà màu xanh cho con gái mình ở. Những nhà nào có cửa sổ hoặc lầu đài sơn xanh là nhà có gái đẹp được nhiều bậc vương tôn, công tử để ý ngó mắt tới. Lúc ấy, bọn buôn son bán phấn đem gái đẹp mở nhà rước khách thưởng hoa, muốn quyến rũ khách yêu hoa hay các bực vương tôn, công tử nên cũng sơn nhà xanh đón khách. Ý nghĩa "Lầu Xanh" từ đó đã biến đổi, dần dần trở thành một nơi rước khách yêu hoa, vui vẻ ong bướm. Nói thêm: Ở các lầu xanh ngày xưa, các mụ Tú Bà thường dựng một bàn hương án giữa nhà, có treo một tượng đồ. Tượng này vẽ hình người có đôi lông mày trắng gọi là thần Bạch Mi (thần Mày Trắng). Không ai hiểu được tranh vẽ ai và lai lịch thần Mày Trắng ra sao. Nhưng các thanh lâu đều quen thờ như vậy, coi là một vị tổ sư để cầu phù hộ cho nghề được phát đạt, cửa hàng được đông khách, cũng như tất cả các nghề khác. Còn ở đời nhà Minh (1368-1628), các cô bán dâm ở lầu xanh có cách đuổi vía lạ lùng. Khi nào một cô xui xẻo, ế hàng thì đến trước thần Mày Trắng, trút bỏ áo quần, đốt hương van vái cầu xin. Đoạn lấy hoa mới đổi lấy hoa đã cúng trên bàn thờ đem lót dưới chiếu mình nằm. Như vậy cô sẽ đắt khách hàng. Theo quan niệm của họ như thế, không biết có thực đắt khách không. Giờ các mem biết lầu xanh xuất xứ từ đâu òy chứ, chỉ tội cho phận má hồng đang tuổi xuân xanh mà phải chịu đựng ở đây. Ngày nay tuy lầu xanh không còn nhưng vẫn nhan nhản những nhà chứa, nhà thổ, động gái mại dâm xem ra cũng không khá gì hơn.