Bitcoin là gì có lừa đảo không? Bitcoin tồn tại cho đến nay đã được hơn 10 năm, và kể từ khi ra mắt chính thức cho đến thời điểm hiện tại, bitcoin đã tăng giá trị của nó lên gấp hàng trăm triệu lần và trở thành 1 công cụ đầu cơ kiếm tiền cũng như tích trữ tài sản của rất nhiều người trên thế giới. Họ quan tâm đến giá trị mang tính thương mại của nó và coi bitcoin như 1 thứ hàng hóa để đầu cơ mua bán trao đổi hơn là những giá trị cốt lõi và những lợi ích bitcoin có thể mang lại cho cộng đồng từ đó quên đi mục đích ban đầu của nó khi được tạo ra. Sàn Bitcoin: Binance.com Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Tình trạng pháp lý của bitcoin và các đồng tiền điện tử khác về cơ bản khác nhau giữa các quốc gia và trong nhiều trường hợp vẫn chưa xác định hoặc thay đổi liên tục. Trong khi phần lớn các quốc gia không coi việc sử dụng bitcoin là bất hợp pháp, tính hợp pháp của nó dưới dạng tiền tệ hay hàng hóa rất đa dạng, với các hàm ý pháp lý khác nhau. Hiện tại, đa số các quốc gia đều đã chấp nhận coi bitcoin như một loại tài sản có giá trị đối với công dân và tiến hành thu thuế dựa trên khối tài sản này. Tác dụng của Bitcoin là gì? Vì nó chỉ có số lượng có hạn, 21 triệu đồng coin so với 10 tỉ người trên thế giới - và con người thì ngày càng nảy nở nhiều thêm - cho nên giá của bitcoin tăng lên 1 cách chóng mặt theo thời gian. Nó chính là khoản đầu tư sinh ra lợi nhuận khủng khiếp nhất xuyên suốt lịch sử nhân loại. Từ giá ban đầu chỉ 0.01 USD để mua được 1 bitcoin - 10 nghìn bitcoin chỉ mua được 1 cái bánh Pizza cho đến cuối năm 2017, nó đã lên tới 20.000 USD tương đương 500 triệu việt nam đồng 1 bitcoin. Tăng giá trị khoảng 2 triệu lần so với giá trị ban đầu chỉ sau vài năm. Tức là như thế này cho bạn dễ hiểu: Bạn bỏ ra 1 triệu VNĐ mua bitcoin năm 2009 thì đến 2017 bạn sẽ có số tiền là 2000 tỷ VNĐ Để hiểu được những giá trị của Bitcoin bạn cần hiểu lý do ban đầu vì sao người ta muốn tạo ra nó và Bitcoin dùng để làm gì? Vậy mục đích người ta tạo ra bitcoin là gì? Bitcoin ban đầu được tạo ra với một mục đích duy nhất: Giải quyết các nhược điểm của hệ thống tiền tệ & trở thành 1 phương tiện thanh toán thay thế nó. Chúng ta cùng đi sâu vào phân tích các nhược điểm của hệ thống tiền tệ hiện tại bao gồm: 1. Giải quyết vấn đề lạm phát Để hiểu rõ hơn về lạm phát các bạn có thể tìm đọc những bài báo về tiền tệ của Venezuela hay Zimbabe, khi người ta phải dùng cả núi tiền mỗi khi cần đi chợ mua một món đồ gì đó kể cả là nhỏ bé như một mớ rau, nơi mà tiền hoàn toàn gần như là không có giá trị bởi nó được in ra và sử dụng một cách bừa bãi. Tiền thực chất cũng chỉ là những tờ giấy được tô vẽ và tạo ra bởi con người, vì thế mà khi nó bị kiểm soát hoặc chi phối bởi 1 nhóm người hoặc thế lực nào đó và được sử dụng một cách bừa bãi thì người ta muốn có bao nhiêu tiền cũng có thể dùng máy in ra được, và từ nơi đó tiền trở nên mất giá trị và bị lạm phát khi ai ai cũng có thể dễ dàng có một số tiền lớn. Bitcoin thì không, nó được sinh ra với 1 phần mục đích để chống lại sự kiểm soát và lạm phát đó. Tiền người ta có thể in ra bao nhiêu tùy thích nhưng bitcoin thì chỉ tồn tại mãi mãi duy nhất 21 triệu đồng bitcoin trên toàn thế giới. Đây chính là mấu chốt khiến cho bitcoin không bị mất giá và lạm phát bởi số lượng con người biết đến và muốn sở hữu nó ngày càng nhiều lên trong khi nguồn cung bitcoin thì hạn chế, tuy nhiên nó cũng chính là nhược điểm và là nguyên nhân nó bị biến tướng từ mục đích làm phương tiện thanh toán trở thành công cụ đầu cơ tích trữ cũng bởi vì số lượng có hạn của nó, càng hiếm thì càng dễ lên giá và những người muốn kiếm tiền đổ xô vào mua bán đầu cơ thay vì sử dụng nó để thanh toán như tiền. Vì sao bitcoin không thể tạo ra thêm? Nó cũng chỉ được sinh ra bởi máy tính thôi mà? Đây chính là nhờ ưu điểm của blockchain, công nghệ nổi chủ chốt đứng đằng sau xây dựng lên bitcoin. Đặc điểm nổi bật của blockchain là tính rằng buộc dữ liệu, nó là 1 hệ cơ sở dữ liệu phân tán tức là không bị tập trung tại 1 nơi để người ta có thể khai thác hoặc sửa đổi dữ liệu từ đó có thể tạo ra gian lận, mỗi một người tham gia vào đào bitcoin tức là tham gia vào blockchain, và dữ liệu được ghi vào blockchain phải được thông qua & xác nhận bởi tất cả những người đó, ràng buộc lẫn nhau tạo thành 1 hệ CSDL thống nhất, ai đó muốn sửa đổi dữ liệu trên blockchain phải thông qua bạn và tất cả những người đóng góp vào blockchain đó trên thế giới chứ nó không nằm trên 1 máy chủ nào cụ thể không bị ràng buộc để có thể chỉnh sửa như các hệ CSDL thông thường, từ đó chống được gian lận. Với tính công khai minh bạch và không thể sửa đổi dữ liệu của blockchain, có thể áp dụng vào rất nhiều hệ thống kiểm toán cần sự minh bạch rõ ràng ví dụ như kiểm soát phiếu bầu cử, kiểm soát nguồn tiền ra vào của bất kỳ ai đó để chống hối lộ, trộm cắp tài sản, làm ăn bất chính.. 2. Chi phí chuyển, nhận tiền Sự tốn kém chi phí khi sử dụng tiền tệ được biểu diễn bởi hệ thống các ngân hàng trung gian, bạn muốn gửi tiền, chuyển tiền cho một ai đó nhất là gửi ra nước ngoài sẽ chịu đủ mọi loại phí khi các ngân hàng cũng cần dùng tiền để trang trải cho hệ thống khổng lồ của họ. Ngân hàng cần tiền của bạn để trả lương cho các sếp, nhân viên của họ, chi phí mặt bằng, chi phí marketing, chi phí đề phòng rủi ro, và hàng tỷ loại chi phí khác mà người dùng phải gánh, mỗi 1 người dân đi gửi tiền mỗi lần chỉ mất một khoản phí nhỏ, nhưng tính chung tất cả mọi người và số lần lại thì đó là 1 con số khổng lồ. Với bitcoin, nó không cần đến một tổ chức trung gian quản lý và thu phí nào cả, từ đó giảm được tất cả các loại chi phí trên so với hệ thống ngân hàng, tiền được gửi thẳng trực tiếp đến ví bitcoin của người nhận với chi phí gửi tiền không bị giới hạn về số lượng, bạn gửi cả tỉ đô hay 100 đô thì chi phí cũng chỉ là 1 vài USD, thậm chí có rất nhiều loại coin mới ra đời với phí gửi tiền gần như là bằng 0, miễn phí hoàn toàn. Bạn không muốn mất tiền cho ngân hàng khi muốn gửi tiền cho ai đó? Bitcoin chính là được sinh ra để giúp bạn giải quyết vấn đề này. Muốn gửi tiền cho ai, bạn chỉ cần biết địa chỉ ví Bitcoin của người đó, nhập số tiền cần chuyển và nhấn nút send vậy là xong, tiền đến ngay lập tức. Ngân hàng sẽ biến mất, đó là lý do vì sao các ngân hàng coi Bitcoin như kẻ thù của nó vì người ta lo ngại nó có thể làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống ngân hàng trong lương lai. 3. Thời gian chuyển, nhận tiền Chính vì phải thông qua trung gian và 1 hệ thống các ngân hàng đều vận hành bởi yếu tố con người, cho nên thời gian gửi và nhận tiền cũng là một trong những khuyết điểm khi sử dụng tiền mặt, bạn sẽ phải ra ngân hàng, xếp hàng chờ đến lượt, viết giấy tờ yêu cầu nhờ ngân hàng gửi tiền và về nhà ngồi chờ, thời gian chuyển & nhận hoàn toàn phụ thuộc vào một bên thứ ba và bạn cần mong là sẽ không có trục trặc gì xảy ra. Với bitcoin, bạn có thể giao dịch tại bất kỳ nơi nào, và chỉ cần đợi blockchain confirm giao dịch là mọi thứ đã hoàn thành, không cần phải qua trung gian rắc rối và phức tạp. 4. An toàn cho người dùng Rủi ro khi lưu trữ và sử dụng tiền bao gồm các yếu tố lạm phát như bên trên và bạn có thể gặp phải những rắc rối mang tính vật lý khác như khả năng cháy, rách, làm mất, bị cướp, phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng vì bạn giao tiền cho người khác, giả sử ngân hàng có bị phá sản thì tài sản của bạn cũng khó được đảm bảo còn nguyên vẹn. Bitcoin cũng có thể bị mất nếu bạn "quên" mã truy cập. Tuy nhiên thì so với lưu trữ tiền thì rõ ràng là nó có ít rủi ro hơn nhiều. Bạn tự mình quản lý số tiền của mình, số tài sản mình có, là ông chủ riêng cho ngân hàng của riêng bạn mà không phụ thuộc. 5. Đem lại sự riêng tư cá nhân Nếu như không cho ai biết địa chỉ ví Bitcoin của bạn, thì không 1 ai trên thế giới này có thể biết tài sản của bạn có bao nhiêu tiền, bạn gửi tiền đi đâu, nhận tiền từ đâu cũng sẽ không ai biết đó là bạn, vì thế nó mang lại tính riêng tư tuyệt đối cho những ai không muốn người khác nhòm ngó vào tài sản của mình, tuy nhiên nó cũng là 1 điểm yếu của Bitcoin nói riêng cũng như tiền điện tử nói chung khi tội phạm lợi dụng lợi ích đó để rửa tiền, giao dịch buôn bán kinh doanh bất hợp pháp và chính phủ không thể quản lý cũng như không thể thu được thuế của bạn. Đó là lý do vì sao một số quốc gia không chấp nhận Bitcoin, nó rất khó quản lý và chính phủ không thu được thuế. 6. Công bằng, minh bạch cho xã hội Bitcoin được sinh ra blockchain, là một mạng lưới phân quyền tức là không ai có quyền kiểm soát nó, bạn tham gia giao dịch đào bitcoin thì bạn cũng trở thành 1 phần của mạng lưới đó và có quyền xử lý công việc tại blockchain, vì thế mà nó mang lại tính minh bạch, công bằng hơn cho tất cả mọi người, không bị tình trạng tiền rơi vào tay 1 số người giống như tiền thật khi người ta có quyền kiểm soát tiền. Vì nó không bị kiểm soát nên nó hoàn toàn có thể mang lại công bằng, tránh được tình trạng tham nhũng, vơ vét, làm giả, điều khiển tiền tệ. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra ví của ai đó có bao nhiêu BTC trong tài khoản nếu họ công khai cho biết địa chỉ ví, đã nhận bao nhiêu tiền từ các địa chỉ ví nào gửi vào, và đã chuyển đi đâu bao nhiêu, hoàn toàn có thể xem được trên blockchain, do đó không ai có thể làm điều gì mờ ám đằng sau giống như với tiền giấy được. Trên đây là một số những nhược điểm của việc sử dụng tiền mặt và mục đích ban đầu của người tạo ra bitcoin là để khắc phục những nhược điểm này chứ không phải để trở thành 1 công cụ để người ta đầu cơ mua bán kiếm lời. Tuy nhiên cũng vì số lượng Bitcoin quá ít nên 1 số người đã biến nó trở thành 1 công cụ đầu tư mang lại lợi nhuận kếch xù cho họ và nhiều người còn coi Bitcoin như 1 công cụ trú ẩn an toàn như vàng điện tử do Bitcoin còn quá ít và không thể làm giả. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thể hiểu hơn về mục đích tốt đẹp ban đầu của người tạo ra Bitcoin và nếu người ta ứng dụng các mục đích tốt đẹp đó trong cuộc sống. Ngày nay thì giá trị của bitcoin đã đạt quá cao và người ta nhớ đến nó như 1 loại tài sản để đầu tư tích trữ như vàng hơn là mục đích tốt đẹp đó. Mua bitcoin ngay hôm nay tại đây: Remitano hoặc Aliniex Các sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới: Binance, MExc, CoinEX, Huobi, OKex
BTC là viết tắt của từ gì? BTC là viết tắt của đồng Bitcoin - đồng tiền ảo đầu tiên và có giá trị lớn nhất hiện nay. Thỉnh thoảng ta còn gặp một từ viết tắt khác của bitcoin là XBT. Tuy nhiên BTC là từ viết tắt phổ biến nhất. Người ta sử dụng định danh BTC để giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Ví dụ: Binance, MExc, CoinEX, OKex, Huobi
Bitcoin ra đời năm nào? Vào ngày 31.10.2008, một cá nhân hoặc nhóm người lấy bút danh Satoshi Nakamoto đã công bố whitepaper mô tả tầm nhìn về loại tiền điện tử có thể giao dịch theo giao thức ngang hàng, dẫn đến sự ra đời của Bitcoin - đồng mã hóa lớn nhất thế giới. Satoshi Nakamoto tuyên bố đang tạo ra một hệ thống tiền số hoàn toàn ngang hàng, không cần bên thứ ba. Theo ông, loại tiền này có một số lợi ích như ngăn chặn gian lận lặp chi, không có sự tham gia của bên trung gian và mỗi đồng Bitcoin sẽ được đúc thông qua cơ chế "Proof-of-work theo kiểu hashcash". Vào thời điểm đó, ý tưởng loại bỏ bên trung gian của Satoshi Nakamoto đã gây nên làn sóng tranh cãi dữ dội. Whitepaper của Bitcoin, cùng với sự đề xuất cơ chế Proof-of-work được xem như lời giải cho bài toán các tướng quân Byzantine (Byzantine Generals Problem). Theo CoinTelegraph, đây là bài toán có từ năm 1982, đề xuất một vấn đề trong lý thuyết trò chơi, mô tả việc các nhóm người khó có thể đạt được sự đồng thuận nếu không có sự trợ giúp từ một bên trung gian. Bài toán đặt câu hỏi: Làm thế nào để các thành viên trong mạng lưới có thể cùng đồng ý về một vấn đề khi không ai có thể xác minh danh tính của họ? Ngày 13.11.2008, Satoshi Nakamoto tuyên bố: "Chuỗi Proof-of-work chính là giải pháp cho bài toán các vị tướng Byzantine". Vấn đề niềm tin giữa các cá nhân ẩn danh trong một mạng lưới có thể được giải quyết bằng sức mạnh tính toán của máy tính và nhắm vào bản chất chạy theo lợi ích của con người. Cơ chế Proof-of-work yêu cầu các thợ đào chạy đua để giải mã các bài toán xác thực giao dịch. Người nào đưa ra đáp án đầu tiên sẽ tạo ra block (khối) tiếp theo và nhận phần thưởng là đồng mã hóa. Trong quá trình đó, lượng điện năng mà các máy móc tiêu thụ để giải bài toán được xem như "bằng chứng công việc" để đảm bảo sự đồng thuận trên hệ thống. Một trang trong whitepaper của Bitcoin Satoshi Nakamoto tiếp tục gửi mail trao đổi với những thành viên trong cộng đồng Cypherpunk cho đến ngày 10.12.2008. Mạng Bitcoin chính thức ra mắt vào ngày 1.3. 2009 . Theo Bitcoin News, có ý kiến cho rằng "cha đẻ" Bitcoin đã khai thác từ 750.000 - 1, 1 triệu Bitcoin trước khi rời khỏi cộng đồng vào năm 2010. Cũng có giả thiết rằng Satoshi đã khai thác bộ nhớ cache của Bitcoin bằng máy tính duy nhất.