Nghị Luận: Tác Phẩm Chân Chính Không Kết Thúc Ở Trang Cuối Cùng

Thảo luận trong 'Học Tập' bắt đầu bởi Zero, 23 Tháng hai 2023.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    708
    Nhà văn Ai mà-tốp đã từng nói:

    Một tác phẩm nghệ thuật chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng
    - Ai-ma-tốp, Con tàu trắng.

    Trích đoạn:

    "Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật."

    Bài làm:


    Bằng những trải nghiệm của một đời cầm bút, nhà văn Ai-ma-tốp đã đem đến cho chúng ta chân lý muôn đời về sức sống trường cửu của văn chương nghệ thuật. Còn nhớ một câu hát rằng: Người đã ra đi khó thể trở lại, vâng con người ta sinh ra từ cát bụi và rồi lại trở về cát bụi, nhưng dư âm còn lại chính là những thông điệp nhân sinh mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Nó có sức mạnh tạo nên những cuộc đối thoại miên man bất tận. Chính vì thế có ý kiến cho rằng: Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu .

    Bất tử, vĩnh hằng, vượt thoát khỏi sự băng hoại của thời gian, đó luôn là một niềm hạnh phúc lớn lao đồng thời cũng là một sứ mệnh đau đớn không thể chối từ khi nhà văn sáng tạo nên tác phẩm. Người ta thường nói vui: "Chết là hết" nhưng ý kiến cho rằng khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu, phải chăng đang đi ngược lại diều đó. Quả là một cú lội ngược dòng ngoạn mục để chống lại bàn tay thần chết. Ý kiến ấy bàn đến sức sống của văn học đồng thời gắn với quy luật tiếp nhận của độc giả.

    Vậy trước hết ta phải hiểu khái niệm: Tác phẩm văn học là gi? Mỗi tác phẩm là một văn bản ngon từ hoàn chỉnh mà thông qua nó, nhà văn muốn gửi gắm những suy ngẫm, cách đánh giá của mình về thế giới và nhân sinh. Công việc sáng tác ấy cũng như một trò chơi ngôn ngữ đẩy biến ảo mà ở đó nhà văn phải đặt ra luật chơi cho chúng. Nghĩa là anh ta từ đống quặng thô ráp, bộn bề của cuộc sống, thông qua quá trình chế ngự chất liệu, vật liệu để tổ chức hệ thống hình tượng, sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật và sắp xếp ngôn từ, anh sẽ tạo nên một chất kim quý giá – tác phẩm văn chương.

    Tuy nhiên, từ khi nhà văn cất bút viết những con chữ đầu tiên cho đến khi hạ phẩm là một văn bản mở, chỉ khi nào có sự đánh giá tiếp nhận từ nhiều hướng của độc giả thì nó mới trở thành một tác phẩm nghệ thuật theo đúng nghĩa. Nói như M. Go-ro-ki thì: Nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm nhưng chính người đọc tạo nên số phận cho nó. Bằng trình độ và vốn hiểu biết của mình, người đọc đi sâu vào tác phẩm dùng trí tưởng tượng phong phú để tái hiện hình ảnh cuộc sống được phản ánh. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng tựu trung lại đều không nằm ngoài cái ý cốt lõi ban đầu của tác giả.

    Như loài hoa phải nhờ đến những cánh bướm mới có thể khoe sắc, khoe hương, tác phẩm văn học cũng vậy. Sáng tạo nghệ thuật là hành trình vươn tới tự do, còn tiếp nhận văn học cũng là sự khao khát huớng tới khám phá chân trời tự do Nói như Ê-go I-sa-ép: cuộc sống trong ngôn từ lâu dài hơn bản thân đời người, bởi khi khép trang sách lại, người đọc vẫn không ngùng miên man nghĩ về những câu chuyện mà nhà văn đã gợi ra và dường như còn bỏ lửng. Thiết nghĩ, văn chương không thể tự nó vượt thời gian mà phải bay lên nhờ đôi cánh của người đọc.

    Hiện thực cuộc sống vốn dĩ phong phú muôn màu, khi đi qua lăng kính sáng tạo của nghệ sĩ lại càng thêm lung linh nhiều góc cạnh. Tiếp nhận văn học hay cảm thụ văn học chính là sống hết mình với nó, rung động tận độ với tác phẩm, vừa đắm mình trong thế giới nghệ thuật của nhà văn vừa tỉnh táo lí trí lắng nghe tiếng nói của tác giả. Một người đọc thông minh sẽ biết xem xét tác phẩm ở mọi ngóc ngách, phương diện, như đang cầm trên tay một khối vuông ru-bích mà xoay nó theo nhiều chiều. Ở mỗi góc độ ta lại khám phá ra những nội dung mới lạ. Chính vì thế mà có người cho rằng, xét đến cùng thì lịch sử văn học cũng chính là lịch sử của quá trình tiếp nhận.

    Ai đó đã nói: Viết hay là không nói hết . Nhà văn phải là người trao cho độc giả chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa đi vào tác phẩm, còn mở được đến đâu thì điều đó phụ thuộc vào trình độ giải mã các kí hiệu thẩm mĩ, vào tri thức, vốn sống và trí tưởng tượng của người đọc. Vì thế, có nhiều ý kiến thậm chí trái chiếu được đưa ra về cùng một tác phẩm. Ai cũng biết Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác thiên thu tuyệt diệu từ nhưng xung quanh tác phẩm cũng có những đánh giá mâu thuẫn. Các nhà phê bình hiện đại với cảm quan tiến bộ nhìn cuộc đời Kiều như một tấm gương oan khổ nhưng đồng thời cũng là một viên ngọc, một bông sen gần bùn mà chẳng hỏi tanh mùi bùn:

    Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc

    Sắc tài sao mà lắm truân chuyên

    (Chế Lan Viên)

    Thế nhưng, nhà nho Nguyễn Công Trứ lại viết những câu thơ oán trách:

    Bạc mệnh chẳng låm người tiết nghĩa

    Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm

    Hai cái nhìn hoàn toàn khác nhau do bị chi phối bởi thời đại và xã hội. Có phải thế chăng mà không bao giờ có được tiếng nói cuối cùng trong nghệ thuật. Cũng có những tác phẩm ngay khi ra đời đã được chào đón nhưng cũng có những trường hợp bị chê trách, sau đó mới được nhìn nhận đánh giá lại như tác phẩm Bà Bô-la-ry của Phlo-be hay An-na Ka-rê-ni-na của L. Tôn-xtôi. Trong văn học Việt Nam, Vũ Trọng Phụng với tác phẩm Số đỏ cũng là một điển hình tiêu biểu. Khi đứa con tinh thần của Vũ chào đời, nó đã bị quy kết là dâm thứ và mãi đến sau này có một thời người sinh ra nó còn bị đánh đồng với nhóm Nhân văn giai phẩm. Cho đến mấy chục năm sau, đứa con nghịch tử ấy mới được đưa vào giảng dạy trong nhà trường bởi sự thức nhận giá trị hiện thực sâu sắc cùng bút pháp trào phúng sắc sảo có một không hai của một tác phẩm ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học (Nguyễn Khải) này.

    Có thể nói, tiếp nhận tác phẩm chính là công đoạn cuối cùng trong cuộc hành trình sáng tạo đầy gian truân, khó nhọc. Bằng trái tim và khối óc, người đọc thâm nhập vào tầng sâu của văn bản để khôi phục lại những nét mờ, lấp đầy những khoảng trống, làm hồi sinh tác phẩm một lần nữa, biến nó thành một sinh thể sống có số phận, có suy nghĩ và nhận thức.

    Nói như Lưu Hiệp trong thiên Tri âm của Văn tâm điêu long: Người làm văn tình cảm rung động mà phát ra lời, người xem văn phải rẽ văn để thâm nhập vào tác phẩm. Người nghệ sĩ muốn cho đứa con tinh thần của mình có thể bất tử được với thời gian phải tạo nên mối đối thoại nhiều chiều với độc giả, phải tuân thủ theo nguyên lí tảng băng trôi với bảy phần tám tảng băng trôi dưới nước để cho một phần lộ ra. Cây bút tài hoa là người biết tạo cho tác phẩm những khoảng trống, những nốt lặng để người đọc tha hồ khám phá. Ngay chi với một Đôn Ki-hô-tê nhưng Xéc-van-tét da tạo cho ngưoi doc nhiều cách hiểu. Đối với người Tây Ban Nhac thì đó là một người điên, buồn cười nhưng với người Anh thì Đôn Ki-hô-tê lại là một bi kịch. Trong khi đó, những nhà nghiên cứu mang cảm quan hiện thực chủ nghĩa lại cho nhân vật này là sự hạ bệ lí tưởng anh hùng phi thực tế, ảo tưởng..

    Như vậy, muốn hiểu rõ và nắm bắt được linh hồn của tác phẩm thì người đọc không chỉ dùng tình cảm để cảm nhận mà còn phải dùng lí trí để phân tích. Văn bản kết thúc nhưng dư âm của nó thì còn vang vọng mãi. Nó đòi hỏi người đọc phải tự nâng mình lên, trau dồi tri thức, hiểu biết để biến vốn sống thành chất sống . Có như thế mới đồng hành cùng nhà văn trong việc sáng tạo tác phẩm chân chính.

    Trước sự ra đi của một nhà văn ta nghĩ đến sự bất tử của một ngòi bút . Như những ngôi sao băng đã kịp loé rạng một lần trước khi tắt, bằng tác phẩm văn học, người nghệ sĩ chân chính đã để lại cho bạn đọc một lẽ sống cao cả của tâm hồn. Đời xa, không ai thấy mặt nhà văn nhưng khi xem văn liền thấy lòng của họ. Tôi nghĩ như vậy.

    Văn mẫu 2:


    Nhà văn Aimatov đã từng nhận định rằng: "Một tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng". Bởi lẽ khi trang sách đóng lại, tác phẩm mới thực sự đang sống, sống với những trăn trở và tình cảm của người đọc. Ở họ phải xuất hiện những cảm xúc mới mẻ, tâm hồn của họ phải được neo đậu những nhận thức sâu sắc về hiện thực và trái tim phải được rung lên, hướng họ về một khát khao cháy bỏng về cái đẹp, như tác giả Bùi Việt Thắng đã nhận xét về kết thúc của truyện ngắn: "Điền quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng".

    Bielinxky khi viết về tác phẩm văn học đã nói rằng: "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu con người, một ước mơ cháy bỏng về một xã hội công bằng bình đẳng bác ái luoont hôi thúc nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ và hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại". Tác phẩm nghệ thuật đều xuất phát từ chính trái tim người nghệ sĩ, nơi những tâm tư tình cảm đã được gửi vào "đứa con tinh thần". Các nhà văn phải biết nắm bắt những hiện thực của cuộc sống để truyền tải vào tác phẩm qua những hình thức sáng tạo độc đáo. Từ đó mới có thể khiến người đọc cảm nhận rõ nét nhất những giá trị tư tưởng cũng như giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm. Và khi nhà văn làm được điều đó, trang sách cuối cùng dù có khép lại thì những ấn tượng về tác phẩm vẫn in sâu trong tâm trí người đọc. Vì tác phẩm không chỉ chứa những con chữ thẳng đơ trên trang giấy mà là những con chữ có hồn, nó bay ra khỏi trang giấy, sống dậy cùng cảm xúc người dọc và gieo ở họ những nhận thức về hiện thực cuộc sống, những cảm xúc chưa bao giờ có. Hơn nữa, nó còn mở ra một lối thoát, gieo ở họ sự hy vọng, những ước mơ khao khát về cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu xa, hướng họ đến những chân lý cuộc sống. Sau mỗi kết thúc của tác phẩm văn học, họ sẽ nhận những giá trị của cuộc sống, khiến họ nhìn thấy chính mình và sẽ đóng góp cải tạo hiện thực cuộc sống để thế giới ngày một tươi đẹp, sẽ không còn bóng tối mà chỉ có ánh sáng, sẽ không tồn tại những những điều xấu xa mà sẽ có những điều tốt đẹp. Chính lời nhận xét của Bùi Việt Thắng đã cho ta thấy được chứng năng văn học trong đời sống con người.

    Một nhà phê bình văn học đã từng viết rằng: "Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa. Đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra". Tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ truyền cho ta những tình cảm ta chưa có, và làm nảy nở thêm ở ta nhiều tình cảm hơn nữa. No đã được sáng tác bằng chính cả trái tim của nhà văn, được truyền tải biết bao là tư tưởng, những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm. Đó còn là một quá trình "lửa thử vàng, gian nan thử sức" của nhà văn. Nhà văn phải thật tinh tế để nắm bắt được hiện thực cuộc đời để đem vào "đứa con tinh thần" của mình, truyền vào đó tất cả những tâm huyết, những tình cảm của mình. Chính vì thế mà sau một kết thúc, nhà văn đã dùng tất cả cái tâm cái tài của mình để viết nên những dòng chữ tinh hoa cuối cùng, những dòng chữ đó đã sống dậy và đi sâu vào trong lòng người, làm dấy lên ở họ những cảm xúc, suy nghĩ về cuộc đời, sự tò mò, dự cảm về tương lai, hy vọng về cái dẹp sẽ chiếm lĩnh và tồn tại vĩnh cửu kể cả khi tác phẩm đã kết thúc. Thậm chí, Umberto Eco từng nói: "Nhà văn có lẽ nên chết đi sau khi hoàn thành văn bản để tác phẩm có thể tự do sống cuộc đời của nó". Để tác phẩm có thể sống với những tình cảm của người đọc, với những ước mơ khát vọng về tương lai, về những chân lý cuộc đời. Ở kết thúc của mỗi tác phẩm. Người đọc sẽ càng trăn trở, đắn đo về những tình tiết, về nhân vật, về những quy luật cuộc sống được tác giả góp nhặt từ hiện thực. Và từ đó, họ càng thêm quý mến và bày tỏ thái độ, tình cảm của mình. Những giá trị đích thực khiến họ thức tỉnh, làm lay động trái tim của họ để rồi họ có thể hướng về ánh sáng, hướng về cái chân – thiện – mỹ. Và đó chính là điều một tác phẩm chân chính cần. Để tác phẩm có thể trường tồn với thời gian, nó phải đem những giá trị đích thực, mang hơi thở thời đại thổi vào tâm hồn người đọc những ấn tượng khó phai, như cách mà tác giả Bùi Việt Thắng đã nhận định.

    "Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời" (Sê-khốp). NHà văn truyền tải tất cả những cảm xúc của mình cho nhân vật để nhân vật có thể sống mãi trong lòng người đọc sau khi tác phẩm kết thúc. Và Nguyễn Tuân, "một người dành cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp và cái thật" (Nguyễn Đình Thi) đã thật tài năng khi xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn "Chữ người tử tù". Một con người được xây dựng dựa trên hình mẫu Cao Bá Quát, tài năng và có vẻ đẹp thiên lương, khí phách hiên ngang. Truyện ngắn bắt đầu với cuộc gặp gỡ oan trái giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Cả hai đều có những phẩm chất và vẻ đẹp khác nhau. Nếu Huấn Cao là người có vẻ đẹp thiên lương, có tài viết chữ và ý thức được cái tài của mình, thì viên quản ngục là người biết quý trọng cái đẹp, có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, với mong muốn xin được nét chữ của Huấn Cao. Và rồi kết thúc chuyện là cảnh tượng chưa từng có – đó là cảnh cho chữ. Cảnh tượng cho chữ đáng lẽ nên diễn ra ở nơi thanh thiên bạch nhất chứ không phải là cảnh trong bóng tối ngục tù. Không gian và thời gian đều kì lạ. Trong "buồng ngục tối, ấm ướt, tường đầy mạng nhện, phân chuột phân gián", hình ảnh Huấn Cao hiện lên vô cùng điềm nhiên "ung dung tô từng nét chữ trên mảnh lụa trắng", "cổ đeo gông, chân vướng xiềng" nhưng tư thế vẫn ung dung và thoải mái. Giữa bóng tối u ám, hình ảnh nhân vật Huấn Cao hiện lên làm tỏa sáng cả ngục tù. Viên quản ngục trong chính thời khắc đó vô cùng hạnh phúc. Nếu với Huấn Cao, giây phút cho chữ ấy là giây phút thiêng liêng truyền lại cái đẹp cho đời sau, thì với viên quản ngục, đó là lúc ông tìm lại chính mình. Chính khoảnh khắc ấy, ông đã được mở ra một lối thoát, và con chữ cũng vậy. Dù cho Huấn Cao chết đi nhưng vẻ đẹp của con chữ vẫn còn hiện diện trên cõi đời này, mở ra một tương lai mới cho viên quan ngục. Giữa giây phút sinh tử, Huấn Cao không hề sợ hãi mà lại hiên ngang ngồi viết chữ. Thường lúc lâm chung, người ta thường hoài niệm về mọi thứ đã qua nhưng Huấn Cao lại bình tĩnh viết chữ. Bởi lẽ đây là giây phút đẹp nhất đời ông, ông đã được thỏa sức viết chữ, đã sống trọn vẹn với niềm đêm mê về cái đẹp trước khi chết. Và khi Huấn Cao chết đi là kết thúc của một truyện ngắn, thân thể dãu có bị hủy diệt thì cái đẹp của con chữ vẫn trường tồn và thực hiện sự mệnh cứu rỗi con người như Dostoyevsky nhận định "Cái đẹp cứu chuộc thế giới". Cái đẹp của con chữ do Huấn Cao viết đã vút bay lên phá vỡ mọi vòng cươn tỏa của bóng tối, của cái xấu xa đê hền để có thể di vào vĩnh cửu, có thể trường tồn mãi mãi. Vì đó chính là thứ ánh sáng. Là thứ hy vọng mà tác giả muốn gửi gắm vào tâm hồn người đọc để họ có niềm tin rằng cái đẹp, cái cao thượng đã chiến thắng cái xấu xa, mở ra cho họ con đường hướng tới chân – thiện – mỹ. Nhưng cũng để họ nhận thức được quy luật của cuộc sống trong cái kết thúc của tác phẩm, là cái đẹp có thể sinh ra từ cái xấu, cái cao thượng có thể bắt nguồn từ cái thấp hèn, nhưng cái đẹp và cái xấu xa không thể cùng tồn tại song song. Cái đẹp đánh bại cái xấu xa để có thể vươn lên khỏi bóng tối.

    Cái kết thúc của "Chữ người tử tù" có khép lại thì cảnh tượng cho chữ vẫn sống dậy trong lòng người đọc vì những cảm xúc khó phai dành cho nhân vật Huấn Cao cũng như viên quản ngục, và cũng vì những dự cảm về tương lai của viên quản ngục. Liệu ông có trở về quê sống ẩn dật để có thể bảo vệ được cái đẹp, hay tiếp tục nghề làm viên quan ngục trong lo sợ, tự do về nhân thân nhưng bị cầm tù về tâm hồn? Tất cả sẽ là những trăn trở, suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Tác phẩm sẽ có những giá trị lâu dài và chạm đến trái tim người đọc, khiến cho họ có cảm giác như đang sống cùng nhận vật trong tác phẩm, cùng cảm nhận, thấu hiểu. Không chỉ gieo vào lòng người đọc những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, niềm tin, khát vọng mà còn thúc đẩy, mở ra một lối thoát cho họ hướng về chân lý. Chính vì vậy, tác phẩm phải có cái kết thúc ấn tượng sâu sắc, là sự kết hợp hài hòa của nội dung và hình thức nghệ thuật độc đáo, tạo cảm hứng cho người đọc. Giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mỹ phải cùng nhau kết tinh để tạo nên một sự sống cho người đọc sau khi tác phẩm kết thúc.

    Lời nhận định của tác giả Bùi Việt Thắng là vô cùng đúng dắn khi bàn về kết thúc của truyện ngắn. Khi trang sách của truyện ngắn kết thúc thì những âm hưởng của nó vẫn còn vang vọng, in sâu trong trái tim và khối óc của người đọc. Vì cái kết thúc ấy đã cho họ một cái nhìn về thế giới, cho họ những cảm xúc mới mẻ và độc đáo nhất.

    Tác phẩm văn học chân chính phải hướng đến giá trị con người


    Mỗi tác phẩm ra đời đều là một thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm huyết của nhà văn. Bởi đó là nơi để nhà văn gửi gắm những tình cảm sâu lắng nhất, những cảm xúc, khát vọng chân thành nhất, mãnh liệt nhất về con người và về cuộc đời. Dưới mỗi con chữ sáng tạo của nhà văn là biết bao xúc động, biết bao tình yêu cũng như nỗi đau đời trong tâm hồn nhạy cảm của người cầm bút. Bởi suy cho cùng, dù là viết về đề tài gì, nói về vấn đề gì, thì tác phẩm luôn thể hiện rõ quan điểm, thái độ của nhà văn trước cuộc sống. Bởi cái đích hướng tới của văn chương đâu chỉ dừng ở việc phản ánh hiện thực mà qua phản ánh hiện thực, nhà văn đều gửi những thông điệp về tư tưởng, những chuẩn mực về tình cảm, thẩm mỹ đối với xã hội và con người. Khi thực hiện sứ mệnh sáng tạo của mình, nỗ lực tận hiến hết sức mình với khao khát cho ra đời những tác phẩm có giá trị, nhà văn không chỉ hướng tâm hồn con người đến chân, thiện, mỹ mà còn giúp con người đào luyện mình ngày càng hoàn thiện hơn, ngày càng nhân ái và tốt đẹp hơn. Và ở đây, trách nhiệm của nhà văn sẽ thể hiện rất rõ rằng, những tác phẩm văn chương đích thực ra đời từ những cảm xúc, những chân thành và khát khao sáng tạo mãnh liệt của nhà văn, chứ không thể là một sản phẩm hời hợt, máy móc hay áp đặt, nhạt nhẽo, nịnh bợ hay lòe bịp, mị dân hay là bởi chỉ để thỏa mãn những dục vọng tầm thường.

    Cuộc sống luôn chờ đợi những tác phẩm có giá trị. Nhất là hiện nay, khi đời sống của con người phải đối mặt với quá nhiều thách thức, quá nhiều những bất trắc, âu lo thì người đọc càng mong chờ những tác phẩm đi sâu vào thân phận con người – những tác phẩm mà số phận nhân vật có thể chạm đến nơi sâu nhất của trái tim mỗi người. Những tác phẩm cho con người, vì phẩm giá con người chính là những viên gạch xây đắp và kết nối tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với con người trong xã hội. Thông qua những tác phẩm đó, nhà văn khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, khát vọng khôi phục và bảo vệ cái cao cả, cái tốt đẹp của cuộc đời, ý thức phản kháng cái ác.

    Bởi, như GS. Nguyễn Văn Hạnh viết, văn chương cũng như nghệ thuật không thể thay thế cho kinh tế, chính trị và những lĩnh vực quan trọng khác của đời sống xã hội. Nhưng ngược lại, cũng không một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương trong việc giúp con người hiểu cuộc sống và hiểu chính mình, sống có tình thương, có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm thường, phàm tục, giả dối, để thăng hoa, để ước mơ, vươn đến chân, thiện, mỹ.. Trong thế giới hiện nay, khi con người luôn bị lôi ra bên ngoài, bị cuốn vào đám đông và bị nhu cầu vật chất cám dỗ dữ dội, thì thi ca, văn chương lại càng cần thiết. Tiếp xúc với văn thơ, con người có điều kiện giao lưu với những giá trị tinh thần, suy ngẫm, chiêm nghiệm về những vấn đề nhân bản, nhân văn, không phải giữa đám đông, hay trong lúc bận rộn bởi bao điều rắc rối, phiền toái ở đời này, mà tương đối thanh thản, ở tư thế một mình, chỉ riêng mình trò chuyện với tác giả, riêng mình đối diện với lương tri, với cái phần người nhất của chính mình. Những khoảnh khắc đó thật đáng quý cho con người trong thời buổi này để bảo tồn và phát huy phẩm giá và năng lực làm người.

    Văn học phải chiếu sáng cuộc sống, bồi dưỡng, nâng cao tâm hồn con người chứ không phải hạ thấp con người và nhà văn thể hiện điều đó như thế nào để xứng đáng với niềm hy vọng của nhân dân? Người cầm bút có trách nhiệm không thể bỏ qua những vấn đề thời cuộc đang diễn ra nhưng ngay cả khi viết về cái ác, cái xấu, viết về cuộc đấu tranh gay gắt, giằng co giữa cái tốt và cái xấu người cầm bút cũng đề cao tính văn, nhân bản chứ không phải để người đọc có cảm giác sợ hãi, âu lo, thậm chí quy phục cái ác. Như thế, là nhà văn đã góp phần thanh lọc cơ thể của xã hội, góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn và như thế cũng có nghĩa là nhà văn đã thực thi trách nhiệm công dân của mình. Nói như PGS. TS. Nguyễn Hồng Vinh, tác phẩm văn học, nghệ thuật khi khai thác những mặt trái của đạo đức xã hội với mục đích là khơi gợi, thức tỉnh con người tránh xa cái ác, cái xấu để nuôi dưỡng, nâng đỡ, bồi đắp cái thiện vốn có trong cuộc sống, chứ không phải vùi dập, chà đạp nhân cách con người. Cho dù cuộc sống có suy thoái đạo đức, nhưng cái thiện vẫn là cơ bản, vì nếu không như vậy thì còn gì là sự sống? Văn học cần đấu tranh không khoan nhượng với những thói hư, tật xấu của con người, nhưng viết về mặt trái của xã hội, không thể chỉ là nơi gợi ra sự căm ghét, không chỉ là nơi nhà văn trút bỏ ẩn ức của mình. Cao hơn, văn học còn biết giúp công chúng nhận thức vết thương đau và tìm cách vượt qua nó bằng niềm tin sâu sắc vào tương lai. Nếu để mất niềm tin là để mất tất cả! Đây là sứ mệnh cao quý, đồng thời cũng là trọng trách nặng nề của văn nghệ sĩ.

    Không thể có tác phẩm đích thực nếu không có nhà văn đích thực. Để có những tác phẩm đích thực, nhà văn phải đến với cuộc sống, đến với con người bằng cả tấm lòng, bằng trái tim mẫn cảm với tất cả sự nâng niu, trân trọng trong nguồn cảm hứng của khát khao sáng tạo. Khi và chỉ khi nhà văn thực sự "sống" giữa cuộc đời, tha thiết gắn bó và khao khát hòa nhập với cuộc đời thì mới có thể cho ra đời những tác phẩm văn học thực sự có giá trị. Và đến lượt mình, những tác phẩm đích thực chỉ có thể bắt nguồn từ những rung động chân thành của nhà văn, từ hơi thở ấm nóng của cuộc đời. Nói cách khác, đời sống trong tác phẩm luôn bắt nguồn từ đời sống của thế giới hiện thực nên tác phẩm của nhà văn phải hít phả từng hơi thở sống còn của cuộc sống. Dĩ nhiên, đó không chỉ là kết quả của tài năng thiên bẩm của người cầm bút mà còn là sự lao tâm, khổ tứ, sự sáng tạo không ngừng nghỉ của người cầm bút. Và đã là nhà văn thì không thể dựa vào bất cứ ai khác ngoài chính tài năng và lao động sáng tạo của chính mình. Cái tầm, cái tâm của người cầm bút sẽ được bộc lộ rõ nhất ở đâu nếu không phải là ở chính trong tác phẩm – đứa con tinh thần của nhà văn? Điều này trước hết và trên hết phụ thuộc vào tài năng, vào bản lĩnh của nhà văn. Ngoài tài năng, lao động miệt mài, nhà văn phải có bản lĩnh. Bởi chỉ khi có bản lĩnh thì nhà văn mới dấn thân để khám phá, tìm tòi và sáng tạo, khát khao cống hiến cho cuộc sống những tác phẩm cho con người, vì phẩm giá con người. Trên con đường sáng tạo đầy gian truân và thống khổ của văn chương, nhà văn phải vượt mọi gian khó mới bền chí theo đuổi và nỗ lực đi tới cùng đích con đường mà mình đã chọn dấn thân cho thời đại của mình bằng một ý chí quả cảm kiên trinh.

    Lịch sử văn chương nhân loại và Việt Nam đã để lại những tác phẩm có giá trị cao. Nhiều nhà văn đã cống hiến những gì tinh túy nhất của bản thân cho cuộc đời. Họ viết văn để tỏ lòng yêu nước và đó là triết lý sống, là quan điểm sáng tác chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo của họ. Họ đã đốt cháy trái tim mình để tạo nên những tác phẩm đề cao phẩm giá con người. Những tác phẩm của họ sống mãi trong tâm hồn hàng triệu độc giả mọi thời đại.

    Từ hiện thực vĩ đại trong chiến tranh giải phóng của dân tộc, chúng ta cũng đã có một đội ngũ nhà văn – chiến sĩ mang khát vọng lớn, có trách nhiệm với đất nước và dân tộc cùng một nền văn học với những tác phẩm xứng đáng là những di sản tinh thần vô giá cho đời sau. Bạn đọc nhiều thế hệ trân trọng và biết ơn những nhà văn – chiến sĩ đã thể hiện trách nhiệm lớn lao của mình, gắn bó với hiện thực trong suốt cuộc trường chinh giải phóng để cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Đời sống nhà văn luôn gắn kết, song hành cùng đời sống thân phận đất nước, thân phận dân tộc. Nhiều nhà văn tài hoa đã hy sinh vì Tổ quốc! Trước khi hy sinh, các văn nghệ sĩ này, bằng tác phẩm của mình đã tạc nên những tượng đài bất tử trong trái tim tất cả mọi người.
     
Từ Khóa:

Chia sẻ trang này

Đang tải...