Người Nhật Đánh Giá Người Việt Nam Thế Nào?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Admin, 5 Tháng bảy 2016.

  1. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,065
    Nói đến tính cách của người Việt Nam, sau đây là cảm nghĩ của vài phụ nữ Nhật Bản đang sinh sống, làm việc ở Việt Nam, theo các bài phỏng vấn của Navi Vietnam tình cờ đọc được, xin thu nhặt lại để tham khảo chung. Chỉ là những cảm nhận chủ quan của họ qua kinh nghiệm tiếp xúc với những cá nhân và môi trường sống ở Việt Nam, nhưng dù sao, cũng là những lời thành thật của vài người nước ngoài, có sự khác biệt về văn hóa. Hy vọng rằng qua đối thoại và giao lưu, cùng những cải tiến về kinh tế, những khoảng cách văn hóa sẽ càng ngày càng thu hẹp, những tập quán tốt sẽ lan rộng và mọi người càng thích ứng với đời sống toàn cầu hóa trong thời đại tri thức.

    [​IMG]

    Phỏng vấn của Navi Vietnam


    Phạm Vũ Thịnh dịch


    Nishizawa Tomoko, nhiếp ảnh gia, 32 tuổi, đã ở VN 1 năm.

    Navi: Việt Nam quyến rũ được cô ở điểm nào?

    Nishizawa: Ở điểm người Việt Nam thân tình và cơm Việt Nam ngon! Chỗ nào chụp vào ảnh cũng đẹp như tranh! Tôi vốn đã thích nước Pháp, đến Việt Nam này lại cảm thấy được hương vị Pháp rất tự nhiên ở nhiều nơi. Tôi cho rằng ưu điểm này thì các nước khác ở Á Châu không thể nào có được.

    Navi: Người Việt Nam tốt chỗ nào, và xấu chỗ nào?

    Nishizawa: Có lẽ chỗ tốt vẫn là người Việt Nam thân tình, cứ thấy ai gặp khó khăn là thế nào cũng giúp đỡ. Chỗ xấu thì là chuyện xả rác bất kể ở đâu. Ngay ở các chung cư cũng thấy rác bỏ bừa bên trên các thùng rác, có vẻ thiếu đức tính chịu khó mất công thêm chỉ một chút nữa thôi.

    Watanabe Yoko, thiết kế thời trang, 25 tuổi, đã ở VN 5 năm.

    Navi: Người Việt Nam tốt chỗ nào, và xấu chỗ nào?

    Watanabe: Chỗ tốt là người Việt Nam thành thật, có tình cảm sâu đậm. Chỗ xấu là lắm mồm nhẹ miệng, có người ưa nói nịnh quá trớn, tuy cũng có thể mua chuộc được cảm tình, nhưng tạo ấn tượng là không thận trọng lời nói. Và ưa nói xạo nữa.. đến lúc tôi định ăn miếng trả miếng, nói xạo cho hơn họ, thì đã quen vui hưởng đời sống ở Việt Nam rồi (cười).

    Kosaka Junko, viết quảng cáo, 27 tuổi, đã ở VN 9 tháng.

    Navi: Người Việt Nam tốt chỗ nào, và xấu chỗ nào?

    Kosaka: Chỗ tốt là người Việt Nam đẹp trai (handsome) thì như đã nói trước rồi (cười), và tử tế, thấy ai hoạn nạn thì không bỏ qua được. Chẳng hạn như mình đi xe gắn máy bị trục trặc thì có ngay chú bác nào đấy đến giúp. Tôi nghĩ đó là chuyện hiếm thấy ở Nhật Bản. Chỗ xấu thì tôi nghĩ vì nhiều khác biệt về văn hóa và lịch sử, nhưng có lẽ là (người Việt Nam) có phần đắm đuối chuyện tiền bạc quá chăng?

    Navi: Trong sinh hoạt bình thường, người Việt Nam đắm đuối chuyện tiền bạc như thế nào?

    Kosaka: Ừm, chẳng hạn đã làm bạn thân thiết với nhau, mà họ vẫn cho là "người Nhật thì hẳn là nhà giàu rồi, vậy thì trả tiền cả đi!", dù tôi có nói "không đâu, tôi người Nhật thật đấy nhưng đâu phải giàu có gì!", họ vẫn nhất định không tin, nên đã nhiều lần tôi cảm thấy thất vọng rằng chả lẽ ngoài miệng vẫn nhắc đi nhắc lại là bạn bè mà thật ra là nhắm đến tiền bạc đấy sao. Đến nước này, lần đầu tiên tôi mới cảm thấy bị đối xử kỳ thị như thế vì là người ngoại quốc.

    Kaminagai Toshiko, kinh doanh tiệm ăn, 71 tuổi, đã ở VN 12 năm.

    Navi: Người Việt Nam tốt chỗ nào, và xấu chỗ nào?

    Kaminagai :(Người Việt Nam) kém về lễ nghi. Có người đang lúc bán hàng mà ngay trước mặt khách, vẫn thản nhiên gãi chân, nên bị tôi mắng. Nhân viên gọi tôi là "bà già ngoan cố". Chứ ở Nhật thì là "bà già bình thường" đấy. Chỗ tốt là bị la mắng xong là quên đi ngay, hoặc giả bộ quên đi không chừng, ngày hôm sau đã tỉnh bơ đến làm, gan lì lắm kia. Chỗ xấu là hễ nghe nói gì, tức thì lý sự cùn cãi lại ngay. Lại kiêu căng ghê gớm. Nhất là phái nữ. Ngay cả người chẳng đẹp đẽ gì cũng cứ kiêu kỳ quá chừng. Bởi vậy tôi mới bảo cho rằng: Con người ta mà lên mặt quá đáng thì không tiến bộ được đâu!

    Kaneko Maki, kinh doanh xuất nhập khẩu, đã ở VN nhiều năm.

    Navi: Người Việt Nam tốt chỗ nào, và xấu chỗ nào?

    Kaneko: Chỗ tốt mà cũng là chỗ xấu, là người Việt Nam làm gì cũng đại khái thôi (cười).

    Mizuno Makiko, quản lý khách sạn, 30 tuổi, đã ở VN 2 năm.

    Navi: Người Việt Nam tốt chỗ nào, và xấu chỗ nào?

    Mizuno: Chỗ tốt là (người Việt Nam) tử tế, có lòng với người khác và ham học hỏi. Chỗ xấu là lắm khi lười biếng. Nghe có vẻ mâu thuẫn nhỉ? (cười).

    Shirai Kaori, kinh doanh tiệm tạp hóa, 28 tuổi, đã ở VN 1 năm rưỡi.

    Navi: Người Việt Nam tốt chỗ nào, và xấu chỗ nào?

    Shirai: Chỗ tốt là (người Việt Nam) có tình cảm sâu đậm. Chỗ xấu là tự do buông thả quá trớn chăng?

    Miyamoto Michiko, cô giáo dạy tiếng Nhật, 45 tuổi, đã ở VN 7 năm.

    Navi: Người Việt Nam tốt chỗ nào, và xấu chỗ nào?

    Miyamoto: Tôi thấy người Việt Nam tốt ở chỗ có lòng rộng rãi, và ưa nhàn tản. Chỗ xấu thì có lẽ không giữ đúng giờ giấc chăng? Tôi đã quen đi rồi, chứ lắm hôm trời mưa thì học trò chẳng ai đến học, một mình ngồi chờ học trò đến cũng buồn lắm (cười). Người ở đây không muốn nói ra rõ ràng những tin xấu, chẳng hạn như: Kể từ hôm nay không học tiếng Nhật nữa. Có lẽ khó nói sao đấy. Cứ im lìm mà không đến học nữa, tiêu tán tự nhiên như thế là chuyện thường xảy ra lắm.

    Kimura Yuki, lưu học sinh, làm thêm việc dạy tiếng Nhật, 23 tuổi, đã ở VN nửa năm.

    Navi: Người Việt Nam tốt chỗ nào, và xấu chỗ nào?

    Kimura: Không biết nên xem là tốt hay xấu, nhưng tôi cảm thấy người Việt Nam có ý chí mạnh và quyết đoán cứng cỏi. Ở chỗ làm thêm hay ở chỗ đi chơi chung cũng vậy, họ mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình: Tôi muốn làm chuyện này, tôi muốn ăn món này.. Nếu đằng này mà không tỏ rõ ý muốn của mình thì dễ bị kéo theo ý hướng của họ mất.

    Ota Mariko, quản lý tiệm hàng, 25 tuổi, đã ở VN 2 năm rưỡi.

    Navi: Người Việt Nam tốt chỗ nào, và xấu chỗ nào?

    Ota: Chỗ tốt là có nhiều người vui tính. Có thể vì là ở thành phố HCM không chừng (cười). Chỗ xấu là hay lấp liếm, ít khi chịu nhận lỗi của mình, có lúc tôi nghe họ biện bạch mà không vặn lại được hóa ra bị thiệt hại mất (cười).

    Yokota Yuka, thực tập sinh, 22 tuổi, đã ở VN 5 tháng

    Navi: Người Việt Nam tốt chỗ nào, và xấu chỗ nào?

    Yokota: Chỗ tốt là người Việt Nam tử tế, ngay cả người ngoại quốc gặp khó khăn cũng được giúp đỡ. Tuy cũng có khi họ sốt sắng quá trớn nữa (cười). Chỗ xấu là ít chịu nhìn ra ngoài, cùng là sinh viên cả nhưng lắm người có vẻ không sao tự lập được. Chẳng hạn có người tuyệt đối phải về nhà trước 9 giờ tối, có người chưa hề đi du lịch bao giờ, chưa từng bước chân ra khỏi địa phương mình ở. Cùng là sinh viên Đại học cả mà có những chuyện đáng ngạc nhiên thế đấy. Ít chịu nhìn ra ngoài thì dễ thành ếch ngồi đáy giếng lắm.


    Người Nhật nghĩ gì về phụ nữ Việt Nam?


    Đặc biệt đối với phụ nữ, không cần trang điểm nhiều vẫn cảm thấy dễ thương. Có lẽ vì bản thân mặt mộc đã đủ khiến họ nổi bật rồi. Bạn có thể thấy trong Anime những cô nàng mắt to long lanh nhưng thật ra mắt người Nhật rất nhỏ. Vể khoản này, người Việt có đôi mắt sáng và to hơn nhiều.

    Thêm một điểm cộng nữa khiến con gái Việt Nam trông đáng yêu là vì rất ít người thừa cân. Ngoài ra, điều gây chú ý với tôi nhất chính là nụ cười rạng ngời luôn nở trên môi của những cô gái Việt.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng bảy 2020
  2. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,065
    Nữ sinh Nhật chia sẻ 7 điều không thích ở Việt Nam

    Một nữ sinh người Nhật tên Yuki Kobayashi sống ở Việt Nam được gần hai năm đã viết một bài nói về những điều cô không thích, cả bằng tiếng Việt và tiếng Nhật:

    "Em là người Nhật. Em biết về nước Việt Nam được gần hai năm và em chưa quen cuộc sống ở Việt Nam nên nhiều khi em rất bất ngờ về sự khác biệt văn hóa Việt - Nhật, và có khi lại bị lừa.

    Chắc là vì em chưa quen văn hóa Việt Nam chăng? Em không thích một số người Việt Nam. Nhiều lý do lắm nhưng vì khả năng tiếng Việt của em rất dở nên để em viết bằng tiếng Nhật nhé.

    Em rất thích phong cảnh Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn nên có cảm giác muốn quen văn hóa Việt Nam ngay và biết nhiều về người Việt Nam. Các anh chị cho em biết những điều anh chị thích về người Việt Nam được không ạ?

    Còn đây là đoạn dịch phần viết bằng tiếng Nhật của Yuki:

    Em không thích một bộ phận người Việt Nam vì những lý do sau:

    Thứ nhất, em đi giặt quần áo ở tiệm, ba ngày sau đến lấy quần áo về thì toàn bộ vết bẩn và mùi vẫn còn nguyên. Tóm lại là chưa giặt gì chỉ gấp lại, nhưng lại lấy tiền như bình thường.

    Thứ hai, em rất thích cơm sườn nhưng đến tiệm mua thì em bị lấy tiền đắt hơn người khác vì lý do là người nước ngoài. Việc này không phải chỉ một lần mà là rất nhiều lần rồi. Kể cả các tiệm khác cũng vậy, menu ghi 25.000 đồng mà em thì bị lấy tận hơn 30.000 đồng.

    Thứ ba, chỗ khách sạn em ở đường ống nước bị hỏng, nước không ra. Em đã báo với người của khách sạn thì họ toàn lờ đi không sửa chữa gì.

    Thứ tư, ở Việt Nam người ta hay bán sổ xố ngoài đường, em nhìn những người ấy cảm thấy thương nên cũng muốn mua nhưng vì vẫn là học sinh nên chỉ đưa 5.000 đồng. Có lần em từ chối không mua thì bị bác lớn tuổi bán vé số cầm tập vé ném về phía em, đến bây giờ em cũng không thể quên được. Sợ lắm.

    Thứ năm, trẻ em thì nghịch ngợm quá mức. Em chơi game với người yêu thì có một đứa trẻ không biết ở đâu ra lấy game của tụi em mà mãi không chịu trả.

    Chúng em đi đến siêu thị thì có cả đám trẻ dàn hàng ngang đi phía trước khiến em không thể đi được, đã thế va chạm với người khác còn không chịu xin lỗi gì cả. Người lớn cũng thế, những điều đáng ra cần phải xin lỗi thì không chịu xin lỗi mà còn cười..

    Thứ sáu, khi thanh toán thì không chịu trả tiền. Nếu đi ăn với bạn thì cho tới bây giờ những bạn người Việt em quen toàn như vậy. Có lẽ trong đầu họ nghĩ em là người Nhật có nhiều tiền. Nhưng thực ra hoàn toàn không phải, nếu em lớn tuổi hơn thì làm vậy cũng không sao nhưng đằng này là bạn bè thì cần phải bình đẳng.

    Thứ bảy, người lừa dối người thì rất nhiều. Em bắt gặp rất nhiều người phụ nữ ngồi ở đường ăn xin. Có người còn ôm một đứa trẻ trần truồng như để chứng minh là mình nghèo vậy.

    Nếu là vậy thật thì em cũng muốn giúp chút nhưng một hôm khác thì lại thấy chính người phụ nữ ấy cùng với đứa trẻ ăn kia mặc đẹp và họ cùng ăn uống trong nhà hàng. Khi hiểu được rằng đó là lừa đảo thì em đã sốc nặng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng một 2017
  3. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,065
    Độc chiêu sếp Nhật trị người Việt hoang phí, gian dối

    Anh Phạm Trọng Thức, hiện đang làm việc tại một đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện người thật việc thật từ một công nhân 40 tuổi (KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội). Câu chuyện phần nào sẽ cho chúng ta câu trả lời Người Nhật đánh giá thế nào về người Việt Nam.

    Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp.

    Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.

    Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.


    Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

    Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000đ thì chúng tôi chỉ tăng 200.000đ. Còn 300.000đ chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi"

    (Ghi theo lời kể của anh P.V.M, 40 tuổi, công nhân tại một doanh nghiệp Nhật Bản - khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội)

     
  4. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,065
    Ông chủ người Nhật nghĩ gì về Việt Nam

    Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến VN 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.

    Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.”

    “Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.”

    Khác với nước Nhật: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”.
    Trong khi đó, ở Việt Nam người trẻ lại coi thường lao động chân tay, nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó. Còn người Nhật thì họ trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kĩ năng.

    Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả.

    Ông CEO này kể lại: “Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường… Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ…”
    Để thấy rằng người Việt Nam chỉ thích lao động bàn giấy mà không gắn với thực tiễn, chỉ thích bề nổi mà không thấy cái bề sâu.
    Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kĩ năng.

     
Đang tải...