Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Chiếc Đèn Lồng Ông Sao Đêm Trung Thu

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 19 Tháng tám 2019.

  1. Thuỳ Chi

    Thuỳ Chi Well-Known Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    387
    Mang hình ảnh của một ngôi sao năm cánh, đèn ông sao là món đồ chơi dân gian phổ biến nhất của trẻ em Việt Nam trong dịp Tết trung thu. Về ý nghĩa của chiếc đèn này, cho đến nay có nhiều cách lý giải khác nhau. Trên phương diện văn hóa, người phương Đông quan niệm rằng hình ảnh ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ.

    Đây chính là biểu tượng của sự cân bằng, hòa hợp trong thế giới. Vì vậy, chiếc đèn hình ông sao có tác dụng xua đuổi ma quỷ, cầu mong sự may mắn, bình an trong cuộc sống. Theo một cách lý giải khác, mặt trăng là tâm điểm của ngày Rằm Trung thu, và bao quanh thiên thể này là vô vàn tinh tú. Mỗi một chiếc đèn ông sao được thắp lên vào ngày Rằm tượng trưng cho một tinh tú trong ngày hội rực rỡ của bầu trời.

    Với những thế hệ người Việt trải qua thời kháng chiến chống Mỹ, ngôi sao năm cánh còn là ngôi sao trên lá quốc kỳ Việt Nam. Thắp những chiếc đèn ông sao trong dịp Tết Trung thu là thắp lên khát vọng hòa bình, thắp lên niềm tin về một tương lai tươi sáng cho thế hệ con cháu. Ngoài những ý nghĩa trên, còn có một câu chuyện cảm động được lưu truyền để lý giải về nguồn gốc của đèn ông sao.

    [​IMG]

    Theo đó, chiếc đèn ông sao đêm Trung thu có liên quan đến chuyện tình của một đôi trai gái. Ngày xưa, họ quen nhau và yêu nhau qua những bức thư do chú hạc trắng chuyển tới. Họ chưa một lần gặp nhau. Cứ như thế, ngày tháng trôi đi, họ tâm sự với nhau đủ thứ chuyện. Rồi đến một ngày kia, cả hai quyết định gặp nhau. Chàng trai vô cùng hạnh phúc. Nhưng chàng cũng cảm thấy lo lắng vô cùng vì có một linh cảm rằng, người nàng thực sự yêu không phải là chàng.

    Thấu hiểu nỗi lòng của chàng, ông Bụt hiện lên và tặng chàng một vật thật mềm giống như da người. Ông dặn chàng đeo nó lên mặt khi gặp người yêu, để nàng không nhận ra mình. Bụt còn đưa thêm một vật nữa để dùng khi trời tối. Vào ngày ước hẹn - đêm Trung thu, chàng trai đeo vật mà ông Bụt tặng cho, để đến gặp người yêu. Khi gặp cô gái, chàng sững sờ trước vẻ đẹp của nàng. Nhưng chàng không thể đến bên nàng khi xung quanh nàng có rất nhiều các chàng trai khác. Hôm nay, nàng đã hẹn gặp với nhiều người.

    Chàng đứng từ xa, giơ vật mà ông Bụt cho lên. Các vì sao trên trời bỗng sà xuống, gắn chặt vào vật đó thành một cái đèn như ngôi sao để chàng quan sát. Chàng thấy nàng ngồi riêng với một người tuấn tú. Nhủ thầm nàng đã đùa cợt với tình cảm của mình, chàng lặng lẽ bỏ đi. Thất vọng về mối tình đầu, chàng trai dồn hết tâm trí vào sự nghiệp, rèn luyện và học hành. Cuối cùng, chàng cũng thành công và lên ngôi vua của vương quốc.

    Để kỷ niệm cho nỗi buồn lớn nhất của cuộc đời, vua cho tổ chức lễ hội vào đêm Trung thu. Những người dự hội đeo một vật giống như ông Bụt tặng chàng trai thuở trước, tay cầm những chiếc đèn để soi sáng xung quanh. Vị vua này làm như vậy để tôn vinh những tấm lòng nhân ái. Và điều đặc biệt là những người dự hội chỉ là các em nhỏ. Vua nói rằng, trẻ em có tâm hồn trong sáng và chân thành, không mặt nạ nào che giấu được. Chúc cho các em trưởng thành và mang lại hạnh phúc cho người khác.

    [​IMG]

    Câu chuyện cảm động trên chính là một cách lý giải cho việc đeo mặt nạ và rước đèn ông sao của trẻ em Việt Nam trong mỗi dịp Tết Trung thu.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...