Nhân Thân Nan Đắc Nghĩa Là Gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Bảo Long, 2 Tháng bảy 2020.

  1. Bảo Long

    Bảo Long Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    187
    Sách xưa có nói:

    Nhân thân nan đắc

    Phật pháp nan văn

    Thiện duyên nan ngộ

    Phật quốc nan sanh.

    Xin Thầy giảng nghĩa cho rõ.

    Trả lời:

    Nhân thân nan đắc: Thân người khó có được.

    Phật pháp nan văn: Phật pháp thì khó nghe.

    Thiện duyên nan ngộ: Duyên lành thì khó gặp.

    Phật quốc nan sanh: Xứ Phật thì khó về.

    Giải nghĩa chi tiết


    Nhân thân nan đắc:

    Không dễ gì có một cái thể xác này, cả càn khôn vũ trụ đóng góp cộng với tâm linh của Thượng Đế giáo dục cho chúng ta tiến tới vô cùng. Cho nên, các bạn học nghề nào cũng là thăng hoa, nghề nào cũng là tiến hóa, bắt buộc các bạn đi tới. Câu này là khuyến tu.

    Phật pháp nan văn:

    Nếu chúng ta không chịu tu bổ sửa chữa thì đâu có thanh tịnh mà nghe được Phật pháp. Phật pháp là vô thinh, vô sắc, thì chúng ta chỉ có thiền định thanh tịnh thì mới nghe được Phật pháp. Lý luận thế gian, các bạn đi vô chùa, cũng như nghe tôi nói chuyện đây, rồi chút nữa cũng quên: Nan văn không nhớ nổi! Vì cái thức chưa mở đâu có hòa tan với cái thức mà nhớ. Nan văn là không thể nghe nổi, trừ khi các bạn tương đồng thanh tịnh thì mới rõ. Người ta nói khó, nhưng đó cũng là khuyến tu mà thôi. Thật sự, nan văn là vì thiếu thanh tịnh làm sao biết được Phật pháp.

    Thiện duyên nan ngộ:

    Nếu không bước vào điển giới làm sao có thiện duyên, lấy cái gì hòa tan mà kêu bằng thiện giải. Lấy cái lý, cái ý niệm làm sao hòa tan với thực tế được. Còn ta tu phải đưa vào trong đó mới hòa tan. Nếu chúng ta không chịu tu bổ sửa chữa, bước vào điển giới, thì không bao giờ hòa tan mà thấy cảnh thiên đàng được. Đó cũng là khuyến tu để cho con người cố gắng đạt tới, chớ không phải cho con người thất bại đâu!

    Phật quốc nan sanh:

    Phật quốc là sự quân bình, trật tự trong nội tâm. Hằng ngày các bạn đâu có người nào có trật tự trong thâm tâm. Trừ khi hành thiền mà giải quyết từ từ: Hạ, trung, thượng, rồi đâu đó có trật tự hòa đồng với cả càn khôn vũ trụ khi các bạn đi đứng ngồi nằm, lúc đó mới thấy. Còn nếu các bạn không đạt tới trật tự đó thì câu người ta nói nan sanh rất đúng. Không thể nào bước vô được, nếu không lập lại trật tự. Còn phương pháp của chúng ta đi đúng đường, từ bộ đầu, ngũ tạng tới thể chất đều quy tụ nhất lý, lưỡng nghi hợp nhất: Đó mới là sanh. Còn nan sanh là chúng ta không chịu làm, lấy gì để có sanh. Cho nên lý đời nói rất đúng không sai.

    Trích từ sách: Thực Hành Tự Cứu

    [​IMG]

    Câu chuyện luân hồi: Nhân thân nan đắc


    Lời tựa: Đây là một bài học giáo huấn khắc cốt ghi xương khi một người tu luyện vô ý phá hoại Phật Pháp, bởi vậy vào thời Đại Pháp hồng truyền không thể đắc được thân người. Viết ra chỉ hy vọng các bạn đồng tu và thế nhân chưa đắc Pháp nhất định không được vô ý hay hữu ý phá hoại Phật Pháp, bởi vì tội nghiệp ấy thật quá lớn! Trở lại đề tài chính.

    Chuyện kể rằng, sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu truyền Pháp, số người được nghe Phật Pháp rất nhiều. Tôi cũng là một trong số những người được nghe. Khi ấy tôi mới 14 tuổi, và ở cùng tinh xá với một sa môn hơn tôi 5 tuổi. Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ, rất nhiều đệ tử muốn đem Pháp mà Ngài giảng ghi chép lại. Bộ phận lịch sử này đều được ghi chép trong phần truyện ký về Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi chỉ kể lại bộ phận chưa được ghi chép lại. Hồi ấy các đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni đều nhớ lại và khẩu thuật lại Pháp mà Ngài giảng rồi các đồng môn khác ghi chép, và một ngày đến lượt sa môn kia. Nhưng ban đêm, anh ta gặp phải can nhiễu trong mộng đến từ ngoại giáo Bà La Môn, cộng thêm bình thường không chuyên tâm thực tu, tâm thái lập dị khác người rất mạnh, do đó khi tỉnh dậy cầm bút chép thì đã thêm vào một đoạn lời thoại của chính mình. Cũng như vậy, về sau anh ta lại khiến bộ phận kinh thư này (tâm kinh) bị mất mấy chữ "như tôi nghe rằng". Tuy anh ta không cố ý phá hoại, nhưng dù sao cũng khởi tác dụng can nhiễu đối với Phật Pháp lưu truyền đời sau, kết quả như thế nào thì có thể tưởng tượng được.

    Người này hoàn toàn không tu thành, sau khi chết rơi vào địa ngục, tuy thời gian không lâu, nhưng phải chịu rất nhiều khổ tại đó. Một lần vào triều Nguyên chuyển sinh đến Trung Thổ, tuy nhiên chuyển sinh thành một con ngựa lao động cho người ta. Một ngày trời mưa rất to, con ngựa vẫn bị chủ nhân bắt làm việc nặng nhọc trên đất, loại vất vả ấy có thể tưởng tượng được. Làm được một lúc, mưa dần dần ngớt, nó khóc rất thương tâm. Lúc này từ trên bầu trời có một bầy nhạn bay ngang qua. Nó ước gì được chuyển sinh thành chim nhạn. Đúng lúc ấy có một vị thần tiên đắc Đạo đi ngang qua đường. Nhìn thấy nó rất đáng thương, lại thấy nó từng là đệ tử thân truyền của Phật Thích Ca Mâu Ni, ông bèn an bài một đời cho nó chuyển sinh thành chim nhạn.

    Làm chim nhạn không phải lúc nào cũng sung sướng. Bấy giờ gặp đúng lúc mất mùa dưới mặt đất, nó bèn ăn trộm lúa mạch của một nhà nông. Nguyên là do nghiệp lực rất lớn mới không đắc được thân người, lại chuyển sinh thành chim ăn cắp lương thực của người ta, loại hành vi này cũng đồng với tạo nghiệp vậy. Hơn nữa nó còn dẫn một bầy nhạn lớn đến mổ lấy lương thực. Thế là không lâu sau, nó bị chết trong một trận ôn dịch. Sau đó nguyên thần nó lại rơi vào địa ngục chịu khổ nạn. Lại qua hơn 200 năm sau, khi rời địa ngục, nó gặp đúng lúc tôi và một vị nữ thần đi ngang qua. Vừa thấy tôi, nó bèn nói:

    Là tôi mà, tôi là sư ca của anh vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni đây mà!

    Tôi nhìn xem thì thấy đúng là anh ấy! Do vậy tôi bèn nói:

    Năm xưa bởi anh đem cách nghĩ của mình trộn lẫn với Phật Pháp, tạo thành loạn Pháp, nên bao năm qua mới phải chịu khổ thế này. Hiện tại anh tính thế nào?

    Nếu như sau này lại gặp Phật Pháp hồng truyền, tôi sẽ không dùng thân người để xuất hiện trên thế gian nữa, nếu không ngộ nhỡ lại lập dị khác người, khởi tác dụng phá hoại thì lại chịu khổ thêm nữa. Hiện tại vừa ra khỏi địa ngục, tôi đang chờ Thần đến an bài đây! Đến sau này, tôi hy vọng huynh đệ sư môn chúng ta còn gặp lại nhau.

    Anh không muốn được thân người, thì chúng ta gặp nhau thế nào đây?


    Khi ấy vừa đúng lúc có một chú chim én nhỏ rất đẹp bay ngang qua từ không trung. Anh ta bèn nói:

    Đến lúc ấy tôi sẽ chuyển sinh thành một chú chim én trên mái nhà anh! Như vậy mới có thể hàng ngày ở cùng chỗ với anh được.

    Được rồi! Sư ca, không gặp không đi!


    Thế là anh ta trở thành chú én xinh xắn sống trên mái nhà tôi. Mỗi ngày nó kêu lên mấy tiếng với tôi - lời hỏi thăm, sau đó khi chúng tôi học Pháp, nó thường đậu trên dây phơi quần áo, giương đôi mắt nhỏ như hột ngọc nhìn chúng tôi. Có lúc chúng tôi đọc to Đại Pháp, nó hình như lắng nghe rất say sưa. Tôi biết rõ nó đang nghĩ gì, nó khẳng định là đang nghĩ:

    Kiếp này đời này, ta hoàn toàn không hữu ý hoặc vô ý làm việc phá hoại Phật Pháp để phải chịu cực khổ nhiều như vậy nữa! Ta chỉ cần đồng hóa Phật Pháp là có nơi tốt đẹp để đi rồi.

    Thế nhưng, không có thân người thì không thể trở thành "đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp", đây chẳng phải là sự việc đáng tiếc nhất hay sao?

    Sau đó tôi nghĩ: Thân người không phải muốn đắc là có thể đắc được đâu.

    Xin hãy trân quý!

    Cơ duyên khó gặp, nhân thân nan đắc nhé!

    [​IMG]
     
    AdminZero thích bài này.
Từ Khóa:
Đang tải...