Nhân Tố Hữu Sinh Là Gì?

Thảo luận trong 'Học Tập' bắt đầu bởi Goo.gl, 11 Tháng năm 2020.

  1. Goo.gl

    Goo.gl Moderator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    126
    Nhân tố hữu sinh hay còn gọi là nhân tố sinh thái hữu sinh là nhân tố thuộc trong nhân tố sinh thái (1), là những chất hữu cơ trong môi trường xung quanh, một sinh vật hay nhóm sinh vật có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên một sinh vật khác hay nhóm sinh vật khác.

    [​IMG]

    Nhân tố hữu sinh chia làm hai nhân tố: Nhân tố con người và nhân tố sinh vật khác.

    Nhân tố con người: Vì sao con người lại được chia thành nhân tố hữu cơ riêng biệt?

    Bởi vì con người là động vật bậc cao có trí tuệ và có ý thức nên con người vừa có thể khai thác thiên nhiên vừa cải tạo trong công việc tái tạo môi trường. Ví dụ: Từ thời xa xưa, con người thường săn bắt và hái lượm để làm thức ăn. Sau một thời gian tiến hóa, con người bắt đầu nuôi cá, trồng rau để vừa tự cung cấp thực phẩm cho bản thân mình vừa không hủy hoại môi trường.

    Trong khi đó nhân tố sinh vật khác bao gồm thực vật, động vật và các vi sinh vật khác.

    Thứ nhất, thực vật là những sinh vật duy nhất tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ chất vô cơ. Không những thế, thực vật có mối quan hệ mật thiết với nhân tố vô sinh (2). Ví dụ như cây dương xỉ cần quang hợp nhờ ánh nắng mặt trời và phát triển nhờ nước, không khí (ánh nắng mặt trời, nước và không khí chính là nhân tố vô sinh. Nếu như thời tiết nắng nóng khiến hạn hán xảy ra, không đủ nước để cung cấp cho cây thì một thời gian, nó sẽ chết.

    Thứ hai, động vật là nhóm sinh vật đa bào, nhân chuẩn. Hầu hết các động vật đều có khả năng di chuyển tự nhiên và độc lập. Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh cùng tác động đến động vật. Mỗi cá thể đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhờ ánh nắng mặt trời, cây cối được phát triển mạnh mẽ. Nhờ đó, thức ăn của hươu luôn dồi dào trong tự nhiên. Nhưng chúng luôn phải dè chừng bởi loài khác như hổ, báo hay sử tử.

    Thứ ba, các vi sinh vật khác như vi khuẩn, nấm.. Những vi sinh vật này sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên. Một số loại có lợi cho con người và động vật. Nhưng một số loại có thể gây ra tử vong.

    Vậy nhân tố hữu sinh ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của quần thể?

    Như đã nói ở trên, mỗi cá thể đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự cạnh tranh kẻ cầm đầu trong cùng đàn, số lượng thức ăn.. làm ảnh hưởng đến sinh sản hay cái chết của từng cá thể nên nhân tố hữu sinh phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể. Nói đơn giản nếu như môi trường hạn hán kéo dài khiến cây cỏ chết hết. Những động vật ăn cỏ như loài hươu sẽ chết dần vì cạn kiệt thức ăn. Lúc đó, những động vật ăn thịt sẽ đấu tranh để giành giật thức ăn. Như vậy mật độ cá thể động vật ăn cỏ đã tác động rất lớn đến những động vật ăn thịt. Tuy nhiên một số nhân tố sinh thái sẽ tiến hóa để phù hợp với môi trường. Như thuyết tiến hóa của loài chim từ bò sát đang còn tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng những bò sát sống trên cây thả người xuống để bắt mồi không bị đau nên chúng dần tiến hóa thành chim nhưng có một số giả thiết lại cho rằng những loài bò sát tiến hóa thành chim để dễ dàng lẩn trốn kẻ thù dưới mặt đất. Dù hiện tại chưa có câu trả lời chính xác về việc này nhưng tập chung lại chính là những loài động bậc thấp đã dần tiến hóa thành những động vật bậc cao để phù hợp với môi trường sống.

    Như vậy, để cân bằng sinh thái không chỉ phụ thuộc vào nhân tố vô sinh mà nhân tố hữu sinh là nhân tố rất cần thiết. Mặc dù nhân tố hữu sinh phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể nhưng chúng đã dần tiến hóa để phù hợp với môi trường sống.

    Giải thích:

    (1) nhân tố sinh thái là sự ảnh hưởng của những sinh vật dưới tác động của môi trường xung quanh. Từ những tác động của môi trường, nhân tố sinh thái đã thích nghi, hình thành những đặc điểm riêng biệt.

    (2) nhân tố vô sinh là nhân tố vật lý, hóa học trong môi trường tự nhiên như nước, không khí, ánh nắng mặt trời..
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 14 Tháng năm 2020

Chia sẻ trang này

Đang tải...