Nhất Tự Vi Sư Bán Tự Vi Sư Có Ý Nghĩa Gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Admin, 20 Tháng mười hai 2019.

  1. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,063
    Người xưa có câu:

    Nhất tự vi sư, bán tự vi sư có nghĩa là Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

    Câu này nhắc nhở mỗi người về đạo thầy trò:

    Sống ở đời "phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất."

    Nguồn gốc của câu Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

    Thành ngữ "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" vốn từ một điển tích của Trung Quốc. Chuyện rằng:

    Có một người tên là Trịnh Cốc lên 7 tuổi đã biết làm thơ. Năm 887 đỗ tiến sĩ. Chỉ làm quan một thời gian ngắn rồi về quê ở ẩn. Ông đã sáng tác hàng nghìn bài thơ. Lúc đó, nhà sư Tề Kỉ làm bài thơ "Tảo mai" - Mai nở hoa sớm:

    Tảo mai

    Vạn mộc đống dục chiết

    Cô căn noãn độc hồi

    Tiền thôn thâm tuyết lý

    Tạc dạ nhất chi khai

    Phong đệ u hương xuất

    Cầm khuy tố diễm lai

    Minh niên như ưng luật

    Tiên phát Vọng Xuân đài

    Mai nở sớm

    Vạn cây băng giá chết

    Một cội ấm mọc ra

    Đầu xóm trong tuyết đặc

    Một cành đêm nở hoa

    Gió xa đem hương ẩn

    Chim ngắm hoa trắng ngà

    Năm tới như đúng tiết

    Vườn xuân sáng ánh tà.

    Tề Kỉ nhờ Trịnh Cốc chỉ giáo. Trịnh Cốc nhận xét: Chủ đề bài thơ là "Tảo Mai", nếu có tới mấy cành nở hoa thì đâu còn là mai nở sớm nữa. Trịnh đề nghị sửa chữ "sổ" - mấy ở câu cuối thành chữ "nhất" - một. Chỉ cần thay đổi một chữ mà bài thơ trở nên hay hơn nhiều. Tề Kỉ tôn Trịnh Cốc làm thầy. Trịnh Cốc chỉ dạy có một chữ mà được làm thầy, nên có thành ngữ: Nhất tự vi sư

    Ý nghĩa:

    Làm người, trước sau như một phải luôn ghi lòng tạc dạ công ơn những ai đã nuôi dạy mình nên người, bởi có ai nên người mà không phải từ những điều đã được dạy, được học?

    Và có điều lớn lao nào ta biết được, hiểu được, giúp ta nên người được mà lại không phải được tạo nên từ những điều nhỏ mà ta đã được dạy, được học?

    [​IMG]

    Giải thích câu tục ngữ Nhất tự vi sư bán tự vi sư

    Dân gian ta hay truyền tụng một câu tục ngữ: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: Nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là "Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy". Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng "chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất". Đó chính là "lẽ thường" tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.

    Nhưng phải chăng, câu tục ngữ trên đã được xây dựng trên một lối nói hơi ngoa ngôn, cường điệu? Bởi ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng, đủ để thành nghề, thành tài. Tri thức có thể ít, có thể nhiều. Song với "nhất tự - một chữ" và "bán tự - nửa chữ" có lẽ chẳng là cái gì cả. Người xưa còn có câu Tự vi sư - Chữ làm ra thầy. Thầy thực sự phải chứa trong đầu cả một "biển" chữ. Ta học thầy, chí ít cũng phải được truyền dạy một khối lượng cơ bản của cái "biển chữ" ấy mới "đắc đạo"

    Vậy một hai chữ kia ăn nhằm gì?

    Lão Tử từng nói:

    Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ - Chưa đọc tới năm xe sách, chưa thể thành nhà thơ.

    Tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. Có thế thì họ mới có cơ sở để tiếp tục mở mang kiến thức cao hơn để đi xa hơn. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên "thành người" và "thành tài". Vì vậy, khi đi học, người ta luôn có thái độ trân trọng, "ngước nhìn" lên thầy với sự ngưỡng mộ, coi thầy là thần tượng để hướng theo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước của sự học hỏi. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét "hao hao" giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức.. Và cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà.. "phải lòng" thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, từ sự quý trọng, ngưỡng mộ đến tình yêu chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước. Cần tỉnh táo mà không nên sa đà quá mức vào tình cảm riêng tư.

    Lưu ý:

    Một số bạn dịch chế rằng:

    Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

    Thành:

    Một chùa có sư, bán chùa còn sư là hoàn toàn mang nghĩa bậy bạ các bạn nhé!

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng sáu 2020
Từ Khóa:

Chia sẻ trang này

Đang tải...