Nhiệt Kế Thủy Ngân Bị Vỡ Có Làm Sao Không?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Goo.gl, 26 Tháng tư 2016.

  1. Goo.gl

    Goo.gl Moderator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    126
    Vì trong nhiệt kế thủy tinh có chứa thủy ngân là 1 loại chất độc cực mạnh và phát tán rất nhanh trong không khí rất nguy hiểm nếu hít phải.

    Thủy ngân trong nhiệt kế có độc không là câu hỏi mà khá nhiều người còn thắc mắc.

    Có một số thông tin không chính thức nói rằng thủy ngân có trong nhiệt kế đã được qua xử lý nên không còn độc tố là hoàn toàn không chính xác, giả sử có đúng là đã được qua xử lý thì dù có như thế nào thủy ngân vẫn giữ nguyên bản chất của nó, lượng thủy ngân trong nhiệt kế tuy không nhiều nhưng vẫn sẽ gây ngộ độc cấp tính nếu hít phải và ngộ độc thủy ngân sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng cho cơ thể.

    [​IMG]

    Do đó, khi vỡ nhiệt kế thủy ngân, bạn cần thực hiện các bước như sau:

    Cách xử lý thủy ngân rơi vãi:


    Yêu cầu mọi người ra khỏi phòng.

    Tắt quạt máy, máy lạnh.

    Đeo khẩu trang y tế, bao tay cao su để chuẩn bị dọn dẹp thủy ngân.

    Tắt đèn và dùng đèn pin để tìm hạt thủy ngân long lánh trên mặt bằng.

    Rắc bột lưu huỳnh / diêm sinh để thủy ngân bị kết tủa chống bay hơi.

    [​IMG]

    Bột lưu huỳnh có bán tại các cửa hàng sinh vật cảnh, cây cảnh, phân đạm & cửa hàng hóa chất.

    Trường hợp cấp bách có thể dùng tạm lòng trắng trứng đập trực tiếp lên thủy ngân rơi vãi.

    Tốt nhất, đập tạm lòng trắng trứng trực tiếp lên thủy ngân sau đó đi mua bột lưu huỳnh về rải lên.

    Không dùng máy hút bụi để tránh thủy ngân bay hơi ra không khí.

    Dùng miếng băng keo để thấm các hạt thủy ngân vương vãi trên mặt bằng.

    Bỏ tất cả vào túi kín hơi rồi vứt bỏ theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ môi trường tại địa phương, không vứt trực tiếp xuống nước gây nhiễm độc nguồn nước.

    Nếu quần áo bị dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ.

    Sau đó ngâm 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha hóa chất và xả bằng nước lạnh.

    Với trẻ nhỏ tiếp xúc hoặc hít phải cần đi khám ngay để được theo dõi và điều trị nếu được xác nhận là bị nhiễm độc thủy ngân.

    Để phòng tránh, tốt nhất là sử dụng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân vì sức khoẻ của chính bạn và gia đình.

    [​IMG]

    Lưu ý:

    Nhiều bà mẹ hiện nay thường dùng nhiệt kế thủy tinh để đo nhiệt độ sữa trước khi cho con bú việc làm này là rất nguy hiểm. Bà bầu làm vỡ nhiệt kế nếu hít phải thủy ngân quá nhiều sẽ bị ngộ độc ảnh hưởng đến thai nhi.

    Cặp nhiệt độ thủy tinh chỉ chịu được thân nhiệt không quá 45 độ, đo nhiệt độ sữa có thể làm nổ vỡ và làm thủy ngân hòa vào sữa.

    Tốt nhất các mẹ nên mua nhiệt kế điện tử vừa an toàn vừa sạch sẽ, chính xác, giá thành cũng không quá cao so với nhiệt kế thủy tinh.
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng bảy 2020
  2. Admin

    Admin Cho đi là còn mãi Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    1,067
    Nhiệt kế thủy ngân đã được dùng để đo nhiệt độ trong người từ lâu.

    Đây là một ống bằng thủy tinh có ghi rõ các nấc nhiệt độ, đầu dưới thon nhỏ chứa chứa khoảng từ 0.5-1.5 gr thủy ngân.

    Khi đo nhiệt độ thường qua miệng, cặp vào nách hoặc nhét vào hậu môn thì thủy ngân giãn nở, lên cao và nhìn cột thủy ngân ta biết được nhiệt độ trong người.

    Một rủi ro thường xảy ra là nếu không để ý, nhiệt kế có thể bị vỡ khi đưa vào miệng hoặc hậu môn và có thể gây ra ngộ độc. Do đó, ngày nay dân chúng được khuyến khích là không nên dùng nhiệt kế thủy ngân nữa, đồng thời cũng nên liên lạc với các trung tâm tái sử dụng chất phế thải recycling để biết cách vứt bỏ nhiệt kế thủy ngân hiện đang có, ngõ hầu tránh gây ra nhiễm độc cho người và sinh vật khác.

    Hiện nay có nhiều loại nhiệt kế thay thế cho nhiệt kế thủy ngân, rất an toàn và khá chính xác như nhiệt kế điện tử.

    Nhiều cha mẹ do bất cẩn, dùng cặp nhiệt độ cho con xong để chúng trên bàn hoặc giường, trẻ nghịch dẫn đến vỡ mà không biết, điều này rất nguy hiểm. Bởi với nhiệt độ trong phòng, thủy ngân rất dễ bốc hơi. Với nhiệt độ càng cao thì thủy ngân bốc hơi càng nhanh, càng nhiều và hình thành hơi Mercury.

    Khi cặp nhiệt độ bị vỡ, thủy ngân trong nhiệt kế sẽ trào ra, hình thành rất nhiều hạt Mercury phân li lăn tròn trên mặt đất. Những "hạt trân châu" rất đẹp này phải nhanh chóng xử lí ngay nếu không nó sẽ "hòa tan" trong không khí, biến thành hơi Mercury rất độc hại và dễ xâm nhập vào cơ thể con người bằng con đường hô hấp, kể cả thấm qua da theo các tuyến thể, chân lông.

    Trong thời gian ngắn, sau khi con người bị hít phải một lượng lớn hơi thủy ngân sẽ bị ngộ độc. Thoạt đầu, ta có cảm giác thấy mùi kim loại trong miệng, sau đó đau đầu, chóng mặt, lợm giọng, nôn ọe, toàn thân đau mỏi, uể oải, lạnh bụng vị hàn.

    Khi hít phải hơi thủy ngân, nó sẽ kích thích đường hô hấp dẫn đến ho húng hắng, ho ra đờm, khó thở, da có thể tím tái do thiếu ôxy. Ở khoang miệng còn biểu hiện lợi răng sưng đỏ, niêm mạc bị vỡ và xuất huyết. Số ít còn có hiện tượng mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, tình cảm khác thường, không ổn định. Hơi thủy ngân còn có thể thâm nhập vào cơ thể qua da gây viêm da dị ứng nhất là ở mặt, cổ, nách và đùi non (bẹn). Biểu hiện là phát ban đỏ trên diện tích lớn, mẩn ngứa và đau nhẹ.

    Thủy ngân là một loại hóa chất rất độc, khi đã vào trong cơ thể người, chúng có thể dễ dàng liên kết với các chất béo trong máu và mô gây độc cho các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh. Nếu phụ nữ mang thai hít phải thủy ngân phát tán trong không khí, chúng có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung, gây hại cho cả thai nhi.

    Sự độc hại của thủy ngân

    Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Nó xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và qua da.

    Thủy ngân rất độc, có thể gây tổn thương não và gan nếu con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nó có thể tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm, răng và có thể gây khuyết tật với thai nhi...

    Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, được hấp thu rất ít khi vào đường tiêu hoá nhưng chúng sẽ trở nên rất độc khi vào phổi do trẻ hít phải trực tiếp. Khi hít nó sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương.

    Hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân lớn.

    Xử lý khi trẻ nuốt thủy ngân

    Trẻ nuốt hoặc hít phải thủy ngân đều nguy hiểm, trong đó hít phải thủy ngân sẽ gây nguy hiểm cao hơn. Trong trường hợp trẻ uống phải sữa có lẫn thủy ngân, không nên cuống cuồng làm các biện pháp như móc họng, bóp bụng gây nôn cho trẻ, vì rất có thể hành động này sẽ khiến trẻ bị sặc, thủy ngân bị đẩy ngược lên, có nguy cơ chui vào phổi, rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

    Hơn nữa, móc họng dễ làm tổn thương họng của trẻ. Nếu không may trẻ nuốt phải thủy ngân, cha mẹ chỉ cần theo dõi phân của trẻ trong vài ngày để xác định, đánh giá lượng thủy ngân đã được bài tiết ra ngoài.

    Lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, đặc biệt uống nhiều nước để tránh táo bón, giúp sự bài tiết tốt hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng năm 2017
Đang tải...