Văn tả cây tre ngắn nhất Mỗi loại cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre. Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào. Viết đoạn văn tả cây tre ngắn gọn hay nhất Ở đầu làng em có một khóm tre già. Em không biết nó trồng từ lúc nào nhưng bây giờ nó đã to, cao hơn cả ngôi trường em đang học. Bụi tre này cao trên tám mét, thân thẳng đuột. Những cây tre ôm sát nhau đếm không xuể. Thân cây được chia làm nhiều đốt, không có màu nâu đất như nhiều loại cây khác mà óng óng một màu xanh. Những nhánh tre thường rất nhỏ, mọc ngay dưới gốc và hay có gai gồ ghề. Lá tre nhỏ bằng một nửa lá xoài, lúc còn non cũng cuộn lại như lá chuối, sau dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Quanh khóm tre được bao bọc bằng những dây lá bát. Khóm tre dày nhất là ở phần gốc, càng lên cao càng thưa dần. Tuy là một loài cây lấy gỗ, nhưng rễ của nó lại là rễ chùm, chằng chịt như có hàng triệu con giun khổng lồ. Rồi ngày tháng qua đi, những cây tre cũng dần già đi bị chủ chặt về, để nhường chỗ cho những búp măng: Búp màu xanh, búp màu nâu xen kẽ nhau trông thật vui mắt. Thế rồi những búp măng ấy cũng lớn dần dần, từ giã lớp vỏ bên ngoài để trở nên vững chãi và rắn chắc hơn. Tre rất có ích. Lá tre có thể nhóm lửa. Gỗ để đóng bàn ghế, giường.. Thỉnh thoảng, người ta còn nhổ cả rễ tre về làm thuốc. Nếu ai có dịp được thưởng thức những búp măng thì thật tuyệt! Do tre có ích như thế, nên em yêu biết bao những khóm tre đầu làng. Tả về cây tre lớp 4 ngắn gọn Ở quê em, đi đến nơi nào cũng nhìn thấy những bụi tre. Hình ảnh cây tre đã trở nên quá quen thuộc đối với em từ lúc em còn nhỏ cho tới bây giờ. Những cây tre mới đẹp làm sao. Thân của cây tre thẳng và mọc lên cao vút đâm thẳng lên bầu trời. Vỏ của thân tre nhẵn mịn, khi sờ vào có cảm giác mát lịm. Thân tre được chia làm nhiều đốt khá bằng nhau. Em không thể đếm được mỗi cây tre có bao nhiêu đốt tre bởi vì nó có rất nhiều đốt. Nhưng có lẽ không có cây tre nào có đủ 100 đốt tre như trong chuyện Cây tre trăm đốt. Thân cây tre to bằng cổ tay của người lớn và có rất liều lá. Những cái lá tre dài, mỏng manh, đầu nhọn và có màu xanh. Lá của cây tre mọc sát nhau, chỉ cần có cơn gió thoảng qua là chúng chạm vào nhau kêu xào xạc như đang cùng nhau trò chuyện. Những buổi trưa hè, tre tỏa bóng mát cho người dân đi làm đồng về ngồi nghỉ bên dưới. Những chú chim nhảy nhót trên bụi tre và cất tiếng hót véo von. Những gốc tre mọc túm tụm lại với nhau tạo thành lũy tre, bụi tre. Những cây con mọc xung quanh gốc khiến cho cây tre trở nên chắc chắn hơn. Cây to che chở cho cây nhỏ. Mỗi buổi chiều em thường ngồi dưới bụi tre để hóng gió mát. Không gian làng quê lúc này thật yên bình mang đến cho em cảm giác bình an. Văn tả cây tre lớp 7 ngắn gọn Ở nhà nội em có trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây tre, nó mọc lên từng bụi, cho ra rất nhiều cây tre. Tre mọc thành từng khóm bụi, thân cao vút. Chồi mới mọc gọi là măng, hình tượng măng non đáng yêu cũng dành để chỉ riêng cho lứa tuổi thiếu nhi Việt Nam. Lá tre có hình lưỡi mác, gân lá song song. Hoa tre có sáu nhị, trong cả đời tre chỉ ra hoa một lần, thật ra em chưa hề nhìn thấy hoa tre bao giờ chỉ nghe bà em bảo như thế. Tre được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống của người Việt từ xa xưa đến tận bây giờ. Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm nên sườn nha, chỉ có mái lá mới lợp tranh, rạ thôi. Miền quê nội của em, người dân còn dùng tre làm giường, chõng, tủ. Cả đến đôi đũa, rổ rá, nong nia.. cũng làm từ tre. Cây tre đã trở thành hình ảnh thân thương, gần gũi và là biểu tượng cho phẩm chất của người Việt. Chắc cũng chính vì thế, trên huy hiệu Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có hình ảnh măng tre ngời sáng, và đầy tự hào của thiếu nhi Việt Nam chúng em. Văn tả cây tre lớp 5 "Tre xanh xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh" Mỗi cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre, nếu thiếu đi lũy tre già thì không còn là làng quê nữa. Nhìn từ xa xa, các bạn sẽ thấy lũy tre như bức tuờng thành kiên cố đang bảo vệ bao quanh thôn xóm mình. Nhưng khi bước tới gần mới thấy "thân gầy guộc lá mong manh", cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà thường tạo thành từng lũy với cây này tựa cây kia, dựa vào nhau cùng vươn lên bất chấp nắng mưa để đón lấy ánh sớm bình minh. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Họ nhà tre có đến vài chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm non măng mọc thẳng. Và tre cũng có hoa đó các bạn, nhưng phải hơn 100 năm nó mới ra hoa một lần. Hoa tre mọc thành từng chùm có màu vàng nhạt. Mùi thơm của hoa tre cũng rất đặc biệt đó ạ! Cây tre có nhiều loại, mỗi loại lại mang đến cho chúng ta một công dụng riêng. Có tre to để đan lát, có tre để làm hàng thủ công. Tre còn có thể được sử dụng để làm nhà cửa, lều quán. Tre gai lại là người canh gác giúp cho cho lũy làng ta trở nên kiên cố. Nói tóm lại, cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương. Tre ôm lấy xóm làng, làm phong cảnh làng quê thêm phần duyên dáng, thêm phần thanh bình. Còn gì đẹp hơn những hình ảnh những mái đình, ngôi chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng treo lơ lửng trên ngọn tre. Bài văn miêu tả cây tre lớp 7 Cây tre là một loại cây rất đặc biệt và có ý nghĩa rất lớn đối với vùng thôn quê Việt Nam. Bặc tre măng sắc thái biểu tượng mang đậm sắc thái dân tộc ta. Dù đi đâu hay ở đâu thì hình ảnh cây cây sẽ không bao giờ bị phai mờ trong tâm trí mỗi con người Việt Nam. Cây tre có từ rất lâu đời và ngắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Cây tre xuất hiện ở rất nhiều nơi dù ở đồng bằng hay miền núi. Và tre có rất nhiều loại ở mỗi vùng lại có một loại tre khác nhau. Trong lịch sử cây tre có rất nhiều hữu ích như lũy tre dùng để ngăn cách ranh giới các làng với nhau. Hay một sự tích đặc biệt mà người Việt nam không bao giờ quên đó là truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân. Cây tre là loại cây không kén chọn đất hay thời tiết mà có thể mọc thành khúm to và trở thành lũy tre. Ban đầu lúc cây tre còn nhỏ mới mọc người ta không gọi là cây tre non mà người ta gọi là cây măng. Và cây măng này mang về luộc có thể ăn hoặc mang bán để kiếm thêm tiền tăng thu nhập trong gia đình. Khi cây tre lớn dần thì nó có từng đốt một cách đều nhau càng lên cao thì những đốt càng dài ra. Theo thời gian cây tre càng già sẽ càng cứng cáp và bắt đầu mọc ra những nhánh gai và có những cành và bắt đầu có lá. Lá cây tre mọc và thon dài có màu xanh mơn mởn với những gân lá song song với nhau. Thân cây tre gầy gộc và rỗng ở bên trong nhưng cây tre có một sức sống bền bỉ và mọc bám sát lấy nhau tượng trưng cho sự đoàn kết của dân tộc ta. Rễ cây tre thuộc họ rễ chùm giúp tre bám vào đất không bị đổ và có thể chống trọ được với gió to không bị bật khỏi mặt đất. Hầu như chúng ta đều ít người được nhìn thấy hoa tre bởi mỗi cây cây chỉ ra hoa một lần và sau lần ra hoa ấy cây tre trở nên già nua và yếu sức sống rồi lụi dần để nhường chỗ cho những cây tre mới mọc lên. Và cây tre có vai trò vô cùng to lớn như làm công cụ để phục vụ sản xúat. Như cán cuốc, cán cào, cái chang.. Đồng thời trong sinh hoạt cây tre có bóng mát rộng che chắn cái nắng hè oi bức cho dân làng. Mỗi khi dân làng đi làm mệt mỏi có thể dừng chân ngồi dại dưới khóm tre để giải lao cho bớt mệt mỏi. Những chú trâu có thể yên chí gặm cỏ dưới bóng mát của lũy tre mà không thấy mỏi mệt. Ngày xưa khi chưa có vật liệu xây nhà như gạch, ngói, xi măng người ta dùng tre ghép chặt với nahu thành những ngôi nhà để ở trú nắng mưa và mỗi khi gió bão về. Đồng thời con người dùng tre để làm đũa phục vụ cho việc ăn uống sạch sẽ và thuận tiện hơn. Nguời già thì lấy cây tre làm điếu cầy để hút thuốc một thú vui trong dân gian. Trẻ con thì dùng tre để vót thành chuyền và chơi chuyền. Và đến tận bây giờ tre vẫn có tác dụng như vậy nhưng vì cuộc sống ngày càng hiện ddaji chúng ta chỉ thấy tre ở những vùng thôn quê. Như vậy ta thấy được tre là một loại cây vô cùng hữu ích đói với con người. Và là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong tất cả các bức tranh làng quê thì hình ảnh lũy tre không bao giờ thiếu bởi nó mang vẻ đẹp chấp phát và chân phương khiến người vẽ không thể bao qua. Bài văn miêu tả cây tre lớp 9 Quê em cớ muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa. Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn. Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp. Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm Cây tre Việt Nam – Thép Mới Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà.. Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi: Lạt này gói bánh chưng xanh Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng. Thép Mới Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng. Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời. Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước. Em mong rằng quê hương em vẫn mãi mãi xanh một màu xanh của tre, màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp, phồn vinh. Viết đoạn văn về cây tre Việt Nam Truyền thuyết kể rằng Thánh Gióng đã nhổ những cụm tre bên đường bổ vào từng toán giặc Ân xâm lược. Tre đã luôn hiện diện bên người dân Việt chúng ta trong chiến đấu, trong sinh hoạt hằng ngày. Thật khó hình dung khi nói đến cuộc sống người Việt Nam mà thiếu vắng hình ảnh cây tre. Tre là loài cây mọc ở xứ nóng, vì thế khí hậu nhiệt đới của nước ta là điều kiện lý tưởng cho tre sinh sôi và phát triển. Tre mọc thành từng khóm bụi, thân cao vút. Là loại thân thảo nhưng cây đã hóa mộc, thân tương đối dày, có mấu, ít phân nhánh. Chồi mới mọc gọi là măng, hình tượng măng non đáng yêu cũng dành để chỉ riêng cho lứa tuổi thiếu nhi Việt Nam. Lá tre có hình lưỡi mác, gân lá song song. Hoa tre có sáu nhị, trong cả đời tre chỉ ra hoa một lần, thật ra em chưa hề nhìn thấy hoa tre bao giờ chỉ nghe bà em bảo như thế. Tre được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống của người Việt từ xa xưa đến tận bây giờ. Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm nên sườn nha, chỉ có mái lá mới lợp tranh, rạ thôi. Miền quê nội của em, người dân còn dùng tre làm giường, chõng, tủ. Cả đến đôi đũa, rổ rá, nong nia.. cũng làm từ tre. Những gánh hàng rong của các cô, các chị đong đầy những món ăn ngon lành với đòn gánh tre trĩu nặng trên vai là hình ảnh thân quen của người dân từ làng làng quê đến tận phố thị. Kể sao hết những dụng cụ trong đời sống được làm bằng tre. Tre không chỉ được dùng làm nhà, làm công cụ sản xuất, tre còn trở thành vũ khí chống giặc. Qua từng trang sách sử, hình ảnh gậy tre, chông tre đã từng bao đời góp công chống giặc giữ làng. Lũy tre chính là những thành trì kiên cố nhất: Lũy ngoài cùng trồng tre gai, gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre gai lại có những chiếc gai nhọn hoắt, rất cứng mà những ai bén mảng vào đó cũng e dè sợ vô ý dẫm phải. Lũy giữa toàn tre hóa, lũy trong cùng tre óng chuốt vươn thẳng tắp. Lũy tre làng che chở, bảo vệ cho cuộc sống người dân quê. Ông em kể, theo y học cổ truyền, lá tre chữa cảm dưới dạng xông hoặc sắc thành thuốc. Em tròn mắt ngạc nhiên trước bao điều mới mẻ từ cây tre thân thuộc mà em được khám phá qua kì nghỉ hè ở quê nội năm đó. Quả thật, tre đã từ đời sống đi vào truyền thuyết, lịch sử, vào văn thơ, phim ảnh và chắc chắn sẽ sống mãi với người dân Việt Nam. Cây tre đã trở thành hình ảnh thân thương, gần gũi và là biểu tượng cho phẩm chất của người Việt. Chắc cũng chính vì thế, trên huy hiệu Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có hình ảnh măng tre ngời sáng, và đầy tự hào của thiếu nhi Việt Nam chúng em. Hiểu được điều ấy, em càng tự hào là người Đội viên chuyên cần, gương mẫu để xứng đáng mang trong tim phẩm chất cao quý của người dân Việt. Cảm nghĩ về cây tre việt nam lớp 7 Nếu ai đó muốn vẽ một bức tranh đẹp về làng quê Việt Nam, hẵn sẽ không quên vài nét chấm phá cho một hàng tre, một khóm trúc. Thật vậy, có thể nói "cây tre" là biểu trưng cho làng quê Đất Việt, từ Bắc chí Nam. Kế Môn quê tôi cũng là một làng quê Việt Nam, mà màu xanh của tre hầu như chiếm lĩnh cả thảm thực vật. Ở đây tre mọc khắp nơi: Tre mọc thành hàng ở hai bên đường Xóm, ngọn tre đan vào nhau thành vòm, tre vươn lên từng khóm ở góc vườn, tre ôm ấp mái nhà tranh còn vương vấn khói màu lam. Nhớ ngày xưa ai đó đã mở đầu bài tập làm văn tả cảnh bằng câu "Làng tôi có lũy tre bao bọc.." Lũy tre xanh, khóm tre, vòm tre.. là những từ nghe thật êm tai, thật gần gủi và mang nhiều âm vang xào xạc của tiếng gió.. Nếu bạn là nhà thơ, thì cảnh trăng lên sau hàng tre thưa một đêm hè gió nhẹ là có cả một bài thơ tuyệt vời. Nhưng nếu bạn từng chứng kiến cảnh nhìn lên những ngọn tre già đang cúi rạp mình trong giông bão, hẵn sẽ là một nỗi ám ảnh về sức chịu đựng của thiên nhiên. Tre là loài thực vật luôn vươn thẳng lên cao và sống thật mạnh mẽ, dù trong điều kiện nghèo nàn của thổ nhưỡng như ở dãi đất duyên hải miền Trung. Chỉ cần một gốc tre khiêm tốn lúc ban đầu, qua một thời gian ngắn, tre sẽ phát triển thành khóm, và nếu không khống chế, khóm tre sẽ bành trướng không ngừng và không giới hạn. Hình ảnh thường thấy nhất là bên cạnh những gốc tre già bạn sẽ thấy xuất hiện vài "búp măng non". Đó là tính "kế tục", một quá trình kế tục không ngừng để vươn lên và phát triển. Quê Viêt Nam có nhiều giống tre, nhưng ở làng tôi chỉ có hai loại phổ biến, đó là tre gai và tre tầm vông (dân làng tôi gọi là tre hàng giáo). Tre gai có thể cao trên mười mét, thân có nhiều đốt, đường kính gốc có thể lên đến 12 cm, cành tre có nhiều gai, lõi tre đặc chứ không rỗng như loại tre lồ ô. Tre tầm vông nhỏ hơn, cây cao nhất cũng chỉ đến sáu mét, đ ường kính thân nhỏ chỉ chừng từ năm đến sáu cm, đặc biệt rất dễ uốn. Măng tre là món thích hợp nhất để xáo với thịt các loài họ chim cũng như gà, vịt. Gà xáo măng, vịt xáo măng là món không thể thiếu ở quê tôi trong những bữa cúng giỗ. Đó là món quà đầu tiên của tre tặng cho dân làng. Nhưng đó chỉ là món quà nhỏ, rất nhỏ. Quà của cây tre dành cho con người, nhất là người nông dân Việt Nam ngày xưa còn lớn hơn gấp bội. Ta đều biết trước đây, khi các loại vật liệu xây dựng còn thô sơ và lạc hậu, tre là loại vật liệu chủ đạo để xây nên nhà cửa, đặc biệt là ở miền đồng bằng, nơi không có nhiều gỗ từ cây rừng. Từ cột nhà cho đến kèo, đòn tay, rui mè đều sử dụng tre gai. Vách cũng đan bằng tre trước khi phủ lên một lớp bùn nhào với rơm rạ. Nông dân đều biết, nếu là tre già được ngâm lâu trong bùn, khi đem ra sử Dụng sẽ là loại "gỗ" không còn loại mối mọt nào đục phá được. Vì vậy có một thời, người ta đã dùng tre để đóng cọc làm móng (thay cho cừ tràm như ở miền Nam hiện nay), thậm chí có nơi còn dùng thân tre như cốt lõi để ép bê-tông đà kiềng cho những căn nhà tương đối nhỏ. Chưa kể thời Pháp thuộc, những biệt thự (mà một số còn tồn tại đến ngày nay) thường dùng tre đan trét vôi vữa để làm trần nhà. Trần phẳng và đẹp khiến thoạt nhìn lên có Người cứ ngỡ đó là trần bê – tông hay thạch cao ngày nay vậy. Về nông và ngư cụ, làng Kế Môn quê tôi ngày xưa là làng nông nghiệp chính hiệu, trong đó hạt lúa làm nên tất cả. Mà để có hạt lúa hạt gạo, củ khoai, củ sắn thì ngoài sức người, các phương tiện sản xuất đóng góp phần chủ lực: Gầu tát nước, xuồng nhỏ, các loại thúng, mủng đựng lúa, sàng, dần nốn (hay nia) đựng gạo.. rỗ, rá, đúa đựng khoai sắn.. tất cả đều làm bằng tre đan. Cả đến đòn xóc, đòn gánh để gánh lúa gánh gạo, cho đến cái cán cuốc, cán cào, cán rựa.. tất cả đều làm từ cây tre. Chưa nói đến cái cối xay lúa mà phần thân phải đan bằng loại tre già. Ngoài hạt gạo để chi cho đủ mọi thứ, nhiều lúc còn không đủ, bà con dân làng từ già đến trẻ, còn phải tận dụng khai thác các con sông, dòng khe, dòng hói, các đầm, bàu để đánh bắt tôm cá nhằm cải thiện bữa ăn hàng ngày. Muốn vậy thì các phương tiện đánh bắt (ngư cụ) không thể thiếu: Chơm (hay nơm) để nơm cá, đúa dậm để xúc cá, rồi lờ, oi đựng cá, cả đến cần câu các loại đều phải nhờ đến cây tre. Đó là chưa kể hết những món linh tinh như cái quạt tre chẳng hạn vân vân và vân vân mà không ai có thể kể hết. Quả thật đối với người nông dân Việt Nam ngày xưa, không có gì đa dụng và hữu ích bằng cây tre làng. Có thể nói tre là người bạn đã san sẻ khó nhọc với người nông dân một nắng hai sương. Người nông dân nói riêng và xã hội nói chung cần phải xem cây tre như là ân nhân của mình vậy. Nhưng đó lại là câu chuyện ngày xưa. Hơn nửa thế kỷ qua đi đã mang lại nhiều thay đổi. Khoa học tiến bộ đã khai sinh ra nhiều chất liệu để thay thế dần cây tre trong xây dựng cũng như trong sản xuất nông ngư nghiệp. Vì thế vai trò của cây tre ngày càng giảm đi. Mặt khác, vai trò che chắn, bao bọc của những hàng tre, khóm tre, lũy tre đối với làng xóm như những bức tường tự nhiên ngăn gió ngăn bão, che nắng che mưa, cũng đang dần dần bị loại bỏ. Ngày nay, bước vào trong xóm, hai bên không còn là hai hàng tre sánh đôi và ngọn tre giao nhau thành vòm như xưa mà nó đang dần dần được thay thế bằng những hàng rào xi măng cứng nhắc và có phần vô cảm. Những con đường làng, đường xóm quê tôi ngày càng tiện dụng nhưng trống trải và xa lạ hơn. Không khí mùa hè ngày càng trở nên oi bức trong khi mùa đông gió bấc thì không gian ngày càng tê buốt lạnh lẽo. Nhiều lúc tôi hình dung đến một ngày nào đó, cảnh quan kiến trúc của làng tôi, theo đà phát triển, sẽ mang dáng dấp của một "thị trấn" với những dãy "nhà phố" bên những con đường không còn bóng mát của cây cỏ! Điều gì sẽ xảy ra? Chỉ biết có một điều chắc chắn rằng lúc ấy, bóng dáng cây tre sẽ chỉ còn lại trong ký ức và hoài niệm của mỗi người với bao tiếc nuối không thể nào nguôi..