Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất được các cụ, ông bà, cha ông chúng ta đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế từ bao đời nay và truyền lại cho con cháu. Mặc dù cuộc sống ngày càng hiện tại công nghệ có thể dự báo được thời tiết nhưng những kinh nghiệm này vẫn rất có ích, chính xác, ý nghĩa và cần thiết trong cuộc sống. Danh sách những câu tục ngữ về thiên nhiên và ý nghĩa: Ai ơi nhớ lấy lời này Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm Nhờ trời hòa cốc phong đăng Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi Được mùa dù có tại trời Chớ thấy sóng cả mà rời tay co. - Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa. - Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả. - Bao giờ đom đóm bay ra Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. - Bầu tháng chín, bí tháng mười. Cá đối tháng bảy, cá gáy tháng mười. Ram thảng tám, rạm tháng tư, ếch tháng ba, gà tháng mười. Ếch tháng mười, người Hà Nội. Ếch tháng mười, người tháng giêng. Măng tháng ba chưa la đã chạy. Măng tháng bảy ai bẻ gãy thì ăn. Măng tháng mười, mười người mười bẻ. Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa rạm. Tháng mười xôi hấp mỡ gà. Tháng năm cá mòi, tháng mười cá nục. Cá rô gặp mưa rào. Cá rô tháng tám chẳng dám bảo ai, cá rô tháng hai, bảo ai thì bảo. - Cây chạm lá, cá chạm vây. Cây sát lá, cá tróc vảy. Đây là 2 điều bất lợi với cây trồng, vật nuôi. - Cây chọn mất lá, cá chọn mất vảy Cây giống lựa chọn, nâng lên đặt xuống nhiều lá sẽ bị dập gẫy, không tốt. Cá giống lựa chọn, bắt lên, bỏ xuống nhiều sẽ bị tróc vảy, dễ ốm hoặc chết sau khi thả xuống ao. - Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. - Cơm ăn một bát sao no Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng Sâu cấy lúa, cạn gieo bông Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai. - Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy > chuẩn bị có mưa Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi > không mưa Cơn đằng Bắc, rắc thóc ra phơi > nắng Cơn đằng Tây, mưa dây bão giật > chuẩn bị mưa bão - Chuối sau cau trước - Chắc rễ bền cây chuối - Chiêm xấp tới, mùa đợi nhau. - Chớp thừng chớp bão, chẳng bão thì mưa. - Con trâu là đầu cơ nghiệp Con trâu là biểu tượng của nền nông nghiệp nước ta, ngày xưa nhà có trâu thì như có cả cơ nghiệp. - Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm. - Cày ải hơn rải phân. - Có làn gió thổi đám mây Để cho mưa mãi để cây mọc mầm - Chiêm khô mùa thối Vụ chiêm mà hạn hán, vụ mùa sẽ lụt lội thì năm đó sẽ mất mùa. - Chiêm khôn hơn mùa dại Vụ mùa thường tốt hơn vụ chiêm, nhưng nếu vụ chiêm mà cày cấy kịp thời, biết đầu tư chăm sóc thì vẫn tốt hơn vụ mùa mà không bảo đảm "nước, phân, cần, giống" - Dưa gang một, chạp thì trồng Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo Tháng hai đi tậu trâu bò Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo. - Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm - Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối Tháng năm là giữa mùa hè, trời thường trong xanh, tháng 10 hay mưa bão, tiết trời âm u. Một số website giải thích tháng 5 ban ngày dài hơn ban đêm, tháng 10 đêm dài hơn ngày nghe khá là buồn cười. - Đông chết se, hè chết lụt. - Được mùa quéo, héo mùa chiêm. - Được mùa lúa, úa mùa cau Được mùa cau, đau mùa lúa. Cau là loài ưa nắng, lúa thì ưa mưa, được mùa cau thường vào những mùa hạn hán nên mất mùa lúa và ngược lại. - Đừng giống buồm trong bão giông. Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức. - Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân - Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước. Ếch là loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. - Êm như dòng nước, dữ như chằn tinh. - Én bay thấp mưa ngập cầu ao Én bay cao mưa rào lại tạnh. - Gió bấc là duyên lúa mùa - Gió heo may, mía bay lên ngọn. Gió sa heo, mía trèo lên ngọn. Hanh heo, đường trèo lên ngọn. Thường thì phần ngọn mía rất nhạt, mía chỉ làm đường từ phần gốc lên tới giữa thân cây. Vào tiết thu, khi gió heo may mang hơi lạnh và khô thổi tới thì cây mía sẽ ngọt từ gốc lên tới ngọn. Lúc này, người nông dân nên thu hoạch ngay vì chất lượng mía cao, cho mật làm đường rất chất lượng. Thời điểm gió heo may đã hết mà mía chưa được thu hoạch thì cây sẽ xốp, ruột ít nước và nhạt dần. - Gió thổi là đổi trời. - Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua Gà trắng chân chì mua chi giống ấy. - Giàu đâu những kẻ ngủ trưa Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày. - Gió thổi đổi trời. Gió thổi to thì bầu trời thường đổi màu rất nhanh. - Gió bấc hiu hiu sếu kêu thì rét. Hình ảnh đàn sếu. - Kiến đen tha trứng lên cao Thế nào cũng có mưa rào rất to. Kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa độ ẩm môi trường lớn vì thế, loài kiến phải đi tránh những nơi không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. - Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng. Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm. Chỉ sự vất vả của người nông dân nuôi tằm. - Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, có nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, đặc biệt nó là là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa. - Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo Lợn ăn xong lợn réo lợn béo. - Mấy đời sấm trước có mưa. Trời nổi gió âm u nhưng có tiếng sấm thì sẽ không có mưa. - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa Ngắm trời ban đêm, trời trong, sao càng nhiều thì nắng càng to, trời âm u, không sao thì ngày hôm sau thường có mưa. - Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa. Thực chất mây ở đây là màu của bầu trời, bầu trời trong xanh thì nắng, trắng trời thì mưa. - Mía tháng bảy, nước chảy về ngọn. Tháng bảy âm lịch, mía đã có nước là có thể ăn được, tuy nhiên, độ ngọt của mía chưa cao vì chưa được ngọt đậm. - Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt. - Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi. Giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ. Giờ Mùi từ 13 giờ dến 15 giờ. Ý nghĩa của câu ca dao này là thường mưa đến buổi trưa sẽ tạnh. Từ 1h -> 3h chiều không còn / có gió to. - Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền. - Muốn cho lúa nảy bông to Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều Cày sâu đất, bừa đất kỹ và rắc phân tro đầy đủ sẽ giúp bông lúa đạt chất lượng tốt hơn. - Một lượt cỏ thêm giỏ thóc. Dọn càng sạch cỏ thì càng tốt lúa. - Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật. - Mưa tháng ba hoa đất Mưa tháng tư hư đất. - Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống. Trong nông nghiệp, quan trọng nhất là đủ nước, thứ 2 là bón phân, thứ 3 là chuyên cần, thứ 4 mới là chọn giống. - Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. Cảm giác thời gian trôi nhanh hơn. - Nắng đan đó, mưa gió đan gàu. Trời nắng thì đan đó thì bắt cá, mưa thì đan gàu để tát nước. - Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. Cây dưa ưa nắng, lúa ưa mưa. - Năm trước được cau, năm sau được lúa. Năm trước được mùa cau thì năm sau nên trồng lúa. - Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: Nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng. - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống Nhất thì, nhì thục - Nước chảy đá mòn - Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa - Quýt làm cam chịu. - Ruộng cao trồng mầu, ruộng sâu cấy chiêm. Lúa chiêm thích hợp với ruộng nước, trồng màu (củ, quả) phải ở nơi cao ráo mới tốt. - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. Ráng mỡ gà (trời và mây màu vàng) thì thường hay nổi gió to hoặc bão. - Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa. Ráng mỡ gà: Trời mây màu vàng -> trời nổi gió Ráng mỡ chó: Trời mây màu đỏ -> trời có mưa - Rét tháng ba, bà già chết cóng Rét tháng 3 là đợt rét nhất trong năm. - Sáng mưa, trưa tạnh. - Sáng bể chớ mừng, tối rừng chớ lo. - Sấm động, gió tan Trời có tiếng sấm thì thường không có mưa, gió cũng tan. - Tấc đất tấc Vàng - Tỏ trăng mười bốn được tằm Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm. - Tua rua thì mặc tua rua Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền. - Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu. - Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa. - Tháng ba dâu trốn, tháng bốn dâu về. Tháng 4 được mùa dâu, quả dâu. - Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão Tháng 7 vào ngày trời gió heo may thấy chuồn chuồn bay đầy trời là chuẩn bị có bão. - Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt Tháng 7 thấy kiến bò thành đàn rời khỏi tổ lên chỗ cao hơn thì sẽ có lụt lớn, kiến có giác quan tốt với thời tiết. - Tháng bảy mưa gãy cành tràm. Tháng 7 hàng năm thường hay có mưa bão nhất là miền bắc, miền trung. - Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào. - Tháng tám nắng rám trái bưởi. - Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân. Rét đài: Rét khá đậm làm hoa rụng cánh chỉ còn trơ lại đài Rét lộc: Ẩm ướt, thuận lợi cho sự hồi sinh của cây cỏ sau những ngày đông tháng giá Rét nàng Bân: Rét ngắn ngày, với câu chuyện nàng Bân may áo rét cho chồng. - Tháng 9 ăn rươi, tháng 10 chịu bão. Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng. Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn ruốc. Tháng 10 thường hay có bão, lũ lụt tại miền bắc và miền trung, trước đó vào tháng 9 thường được mùa rươi. - Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa mạ. - Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng ba mất đỗ. Tháng âm lịch có tháng đủ tháng thiếu. Tháng hai không đủ ngày thì mất mùa cà, tháng ba không đủ ngày thì không được mùa đỗ. - Thưa mạ tốt lúa Cấy thưa thì tốt lúa. - Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. Khoai trồng ở nơi chưa trồng bao giờ sẽ cho củ nhiều, tốt hơn, trồng lúa thì ở ruộng đã trồng nhiều mới tốt. - Trồng trầu đắp nấm cho cao Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây Nửa năm bén rể bén dây Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền. - Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa. Mây ráng vàng thì trời có gió, mây đỏ là chuẩn bị mưa. St.