Phân Tích Bài Thơ Tiếng Hát Sông Hương Của Tố Hữu

Thảo luận trong 'Học Tập' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 8 Tháng sáu 2019.

  1. Thuỳ Chi

    Thuỳ Chi Well-Known Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    387
    Ý nghĩa bài thơ Tiếng hát sông Hương

    Tiếng hát sông Hương là một trong những bài thơ hay và nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, bài thơ giống như lời tâm sự, nỗi niềm, nói lên khát vọng của nhà thơ về một tương lai êm đềm và bình yên dành cho cô gái trên dòng sông Hương.

    [​IMG]

    Cùng đọc lại bài thơ:

    Tiếng hát Sông Hương

    Trên dòng Hương Giang

    Em buông mái chèo

    Trời trong veo,

    Nước trong veo

    Em buông mái chèo

    Trên dòng Hương Giang

    Trăng lên trăng đứng, trăng tà

    Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng

    Thuyền em rách nát mà em chưa chồng

    Em đi với chiếc thuyền không

    Khi mô vô bến rời dòng dâm ô

    Trời ơi em biết khi mô

    Thân em hết nhục dày vò năm canh

    Tình ôi gian dối là tình

    Thuyền em rách nát còn lành được không

    Răng không cô gái trên sông

    Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài

    Thơm như hương nhụy hoa lài

    Sạch như nước suối ban mai giữa rừng

    Ngày mai gió mới ngàn phương

    Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân

    Ngày mai trong giá trắng ngần

    Cô thôi sống kiếp đày thân gian hồ

    Ngày mai bao lớp đời dơ

    Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay

    Cô ơi tháng rộng ngày dài

    Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng.


    Từ những nỗi đau riêng hòa trong niềm đau chung của đất nước

    Khi đất nước còn chìm trong nô lệ, mỗi mảnh đời cũng chịu chung số phận lầm than. Nhưng có lẽ, chịu nhiều thiệt thòi, cay đắng nhất vẫn là những người phụ nữ. Họ chịu nhiều tầng áp bức, bóc lột. Tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trẻ Tố Hữu đã cảm nhận sâu sắc những nỗi cơ cực đó và cất lên tiếng nói cảm thông. Gặp cô gái giang hồ trên sông Hương, nhà thơ chạnh lòng thương cho thân phận chìm nổi của cô.

    Hình ảnh người con gái "bán hoa" được nhà thơ so sánh với hình ảnh chiếc thuyền nan lênh đênh trên dòng Hương Giang. Nghệ thuật cộng hưởng và đối lập đã được tác giả sử dụng thành công: Dòng sông Hương êm đềm đối lập với cuộc đời sóng gió của cô gái. "Trời trong veo, nước trong veo" nhưng bản thân cô lại sống trong bùn đen nhơ nhớp. Chỉ có chiếc thuyền nan rách nát, lững lờ trôi vô định trên dòng sông là giống cảnh ngộ của cô. Với lòng xót thương vô hạn, sự cảm thông chân thành, Tố Hữu đã thấu hiểu và cảm nhận được nỗi đau của cô: Từ cách xưng hô "em" nhẹ nhàng, đến nỗi niềm đau đáu "thuyền em rách nát/mà em chưa chồng", và nỗi khắc khoải "khi mô vô bến rời dòng dâm ô", "thuyền em rách nát còn lành được không?"

    Tất cả đều xuất phát từ một trái tim chan chứa tình người.


    Xem thêm:

    Đăng bài viết kiếm tiền tại nhà *hot*

    Cách kiếm tiền từ giao dịch bitcoin

    Thư viện văn mẫu tổng hợp
     
    ZeroAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 4 Tháng bảy 2020
Đang tải...