Pháp Luật Nhật Bản Về Bitcoin

Thảo luận trong 'Crypto' bắt đầu bởi Zero, 25 Tháng năm 2021.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    708

    Nhật Bản công nhận Bitcoin


    Theo giới crypto chia sẻ thì Nhật Bản - nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới là một trong những quốc gia đầu tiên coi Bitcoin như một loại hình tài sản chính thức từ những năm 2017, quốc gia này đã chấp nhận thanh toán bằng bitcoin và cho phép người dân sở hữu Bitcoin dưới dạng tài sản. Dưới đây chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu Pháp Luật Nhật Bản quy định về Bitcoin và các loại tiền điện tử khác như thế nào?

    Mua bitcoin tại đây:

    Remitano.com *hot*

    [​IMG]

    Pháp Luật Nhật Bản quy định về tiền điện tử


    Tại Nhật Bản, hoạt động kinh doanh và trao đổi tiền kỹ thuật số được điều chỉnh bởi Đạo luật dịch vụ thanh toán năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2016). Theo đó, Luật Dịch vụ thanh toán quy định tiền kỹ thuật số được hiểu là loại phương tiện thanh toán hợp pháp nhưng không phải là một loại tiền tệ.

    Cụ thể, Điều 2 Khoản 5, Luật Dịch vụ thanh toán định nghĩa: Tiền kỹ thuật số được hiểu là :(i) Giá trị tài sản có thể được sử dụng làm khoản thanh toán cho việc mua bán, cho thuê hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ bởi những người không xác định và có thể chuyển nhượng qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử; (ii) Giá trị tài sản có thể trao đổi qua lại cho nhau bởi những người không xác định và có thể chuyển nhượng thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

    Từ định nghĩa trên, thuật ngữ "tiền kỹ thuật số" đã được các nhà lập pháp Nhật Bản đưa ra các đặc điểm cơ bản sau:

    Thứ nhất, tiền kỹ thuật số được xác định là một giá trị tài sản. Các thông tin về chủ sở hữu và các bên trong giao dịch tiền kỹ thuật số mang tính chất "ẩn danh".

    Thứ hai, khác so với đồng tiền pháp định được phát hành bởi ngân hàng trung ương, đảm bảo tính thanh khoản và được quản lý một cách tập trung, thống nhất bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó, tiền kỹ thuật số không phải là một loại tiền tệ, do đó không được đảm bảo tính thanh khoản bắt buộc. Tiền kỹ thuật số có giá trị đối với các bên chấp nhận nó là một loại hình thanh toán.

    Thứ ba, tiền kỹ thuật số với đặc tính được lưu giữ trên các thiết bị điện tử hoặc các phương thức điện tử. Do đó, các giao dịch tiền kỹ thuật số đòi hỏi phải được thực hiện thông qua hệ thống mạng internet.

    Một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiền tệ - tài chính tại Nhật Bản nhận định: Tiền kỹ thuật số được coi là một loại tài sản. Tuy nhiên, theo các luật chuyên ngành như: Luật Thi hành án dân sự và Luật Thu hồi thuế quốc gia của Nhật Bản thì tiền kỹ thuật số không thuộc diện tài sản có thể kê biên để thi hành án. Do đó, trường hợp một cá nhân hay công ty quy đổi tài sản của mình sang tiền kỹ thuật số trước khi công ty bị phá sản, các chủ nợ sẽ không thể thu hồi được lượng tài sản đã được quy đổi sang tiền kỹ thuật số đó.

    Theo Luật Dịch vụ thanh toán Nhật Bản, các công ty phát hành tiền kỹ thuật số lần đầu ra công chúng nếu thỏa mãn các điều kiện về giá trị tài sản được quy định tại Điều 2 Khoản 5 của Luật Dịch vụ thanh toán hoặc các công ty hoạt động cung cấp dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số một cách thường xuyên sẽ phải đăng ký với Cục Tài chính ở địa phương mới được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số.

    Công ty cung cấp dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số cũng phải tuân thủ theo các quy định của Chính phủ về nghĩa vụ cung cấp thông tin về phí, điều khoản và điều kiện của hợp đồng sử dụng dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số phải được doanh nghiệp giải thích cho nhà đầu tư.

    Đạo luật ngăn ngừa chuyển tiền trong tố tụng hình sự Nhật Bản quy định, các công ty cung cấp dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số có nghĩa vụ kiểm tra danh tính của nhà đầu tư tiến hành mở tài khoản, lưu giữ hồ sơ giao dịch và thông báo cho cơ quan chức năng khi nhận ra giao dịch đáng ngờ.

    Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) là cơ quan quản lý tài chính quốc gia chịu trách nhiệm giám sát, quản lý những hoạt động liên quan đến việc giao dịch, trao đổi tiền kỹ thuật số. Luật Dịch vụ thanh toán của Nhật Bản yêu cầu tất cả các trao đổi tiền kỹ thuật số phải được đăng ký theo giấy phép của FSA. Đồng thời, các công ty kinh doanh dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ kế toán về các giao dịch tiền kỹ thuật số tại doanh nghiệp và gửi báo cáo kinh doanh cho FSA vào khoảng thời gian cuối năm tài chính. Cơ quan Dịch vụ Tài chính có quyền thanh tra các doanh nghiệp và có thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cải thiện hoạt động kinh doanh theo thời hạn luật định. FSA có thể hủy bỏ việc đăng ký kinh doanh trao đổi tiền kỹ thuật số hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp với thời hạn tối đa 6 tháng.

    [​IMG]

    Các quy định mới nhất về tiền mã hóa tại Nhật Bản


    Hạ viện Nhật Bản đã chính thức phê duyệt một dự luật mới để sửa đổi luật quốc gia chi phối quy định về tiền mã hóa. Dự luật đã được Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản FSA soạn thảo và được Hạ viện chấp nhận vào giữa tháng 3 năm 2019 đã được thông qua bởi đa số trong phiên họp toàn thể của Hạ viện, theo thông tin cập nhật hôm nay trên website FSA.

    Dự luật tìm cách đưa ra các sửa đổi đối với hai luật quốc gia áp dụng đối với tài sản tiền mã hóa. Đạo luật về thanh toán quỹ và Đạo luật trao đổi và công cụ tài chính. Bây giờ dự luật đã được thông qua, việc sửa đổi dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 4 năm 2020. Các sửa đổi được đề xuất đối với các công cụ tài chính và luật dịch vụ thanh toán của Nhật Bản sẽ thắt chặt quy định về tiền mã hóa nhằm tăng cường bảo vệ người dùng, điều chỉnh mạnh mẽ hơn giao dịch phái sinh tiền mã hóa, giảm thiểu rủi ro trong ngành như hack và thiết lập rộng rãi khung pháp lý minh bạch hơn cho tài sản kỹ thuật số.

    Dự luật cũng quy định pháp luật chặt chẽ hơn đối với giao dịch margin tiền mã hóa, giới hạn đòn bẩy từ hai đến bốn lần số tiền gửi ban đầu.

    Cointelegraph Nhật Bản hôm nay lưu ý rằng mặc dù có quan điểm trong ngành rằng quy định đã được thắt chặt, một số người cho rằng quy định tiền mã hóa của Nhật Bản sẽ thiết lập một chuẩn mực toàn cầu trong ngành công nghiệp này. Là quốc gia đi đầu thế giới về quy định liên quan tới tiền mã hóa, xứ sở hoa anh đào đã hợp pháp hóa Bitcoin là phương tiện thanh toán từ năm 2017, đồng Yên Nhật cũng là đồng tiền fiat có giao dịch Bitcoin lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau đô la Mỹ. Nhật Bản hy vọng trở thành đầu tàu cho các nền kinh tế khác đi theo.

    Vào tháng 4, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản và Phó Thủ tướng Taro Aso đã kêu gọi các phóng viên ngừng sử dụng thuật ngữ tiền ảo, và chuyển sang tên gọi pháp lý mới là tiền mã hóa. Định nghĩa mới có vẻ như nhằm mục đích ngăn chặn các nhà đầu tư nhầm lẫn tiền mã hóa với đấu thầu.

    [​IMG]

    Rủi ro và các biện pháp quản lý tiền ảo tại Nhật Bản


    Tuy nhiên, rủi ro về bảo mật đang là vấn đề gây đau đầu các nhà quản lý tiền ảo ở Nhật Bản sau khi xảy ra vụ đánh cắp tại sàn giao dịch tiền ảo Coincheck lớn nhất Nhật Bản mất tổng cộng 534 triệu USD tiền ảo NEM vào tháng 1/2018, vụ hack lớn nhất trong thế giới tiền ảo kể từ vụ Mt. Gox năm 2014 mất 450 triệu USD. Vụ hack là do lỗ hổng ví nóng bảo mật thấp chứa đồng NEM, nó đã thúc đẩy FSA tiến hành thanh tra các biện pháp bảo mật đối với 15 sàn giao dịch tiền ảo chưa đăng ký bao gồm cả sàn Coincheck đồng thời hai tập đoàn lớn kinh doanh trong ngành tiền ảo Nhật Bản cũng đồng thuận thành lập ra một tổ chức tự điều chỉnh thị trường tiền ảo bản địa có kết nối với FSA.

    Nhật Bản chính thức thừa nhận bitcoin và các đồng tiền số như là tài sản, phương tiện thanh toán nhưng không phải là "đồng tiền luật định". Vào ngày 7 tháng 3 năm 2014, nội các chính phủ Nhật Bản đã đưa ra phán quyết về việc xử lý hợp pháp các bitcoin. Phán quyết này không coi bitcoin là tiền tệ và trái phiếu theo Luật ngân hàng hiện hành và các Luật công cụ tài chính và giao dịch, cấm các ngân hàng và công ty chứng khoán kinh doanh bitcoins. Phán quyết cũng thừa nhận rằng không có điều luật nào ngăn cấm các cá nhân hoặc pháp nhân không được nhận các bitcoins để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ. Việc đánh thuế có thể được áp dụng cho bitcoins. Theo tờ Nikkei Asian Review, vào tháng 2 năm 2016, "các nhà quản lý tài chính Nhật Bản đã đề nghị xử lý các loại tiền ảo như là các phương thức thanh toán tương đương với các loại tiền tệ thông thường". Thành phố Hirosaki chính thức chấp nhận các khoản đóng góp bitcoin với mục đích thu hút khách du lịch quốc tế và tài trợ cho các dự án địa phương.

    Trong khi hầu hết các nước phương Tây, vốn đi tiên phong trong các trào lưu mới, khoanh vùng cấm đối với Bitcoin, thì Nhật Bản đã thực hiện một cách tiếp cận hoàn toàn trái ngược. Từ ngày 1/4/2017, Luật Dịch vụ Thanh toán (Điều luật về tiền ảo, một phần của Luật Ngân hàng) chính thức công nhận Bitcoin là một phương tiện thanh toán. Tiếp đó vào tháng 9/2017, Chính phủ Nhật Bản cấp giấy phép hoạt động cho 11 sàn giao dịch Bitcoin tại quốc gia này, và 17 đồng tiền số cũng được phép giao dịch trên 11 sàn giao dịch này. Việc luật hóa chính thức công nhận bitcoin của chính phủ Nhật Bản song song với các chính sách hạn chế ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc.. đã đẩy giá Bitcoin lên tới 7.000 USD. Ngoài ra, ở một số thời điểm doanh thu của đồng tiền kỹ thuật số có nguồn gốc từ Nhật có thể chiếm tới 60% lượng Bitcoin toàn cầu trong một số ngày đỉnh điểm.

    Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản FSA gần đây đã phân định rõ các cơ chế chính sách quản trị tài chính của mình, chỉ ra những loại chính sách nào mà cơ quan quản lý tài chính cần phải thực hiện. Trong tài liệu 41 trang, có một phần về đồng tiền kỹ thuật số. FSA lần đầu tiên thảo luận về việc bảo vệ người mua bán trao đổi tiền kỹ thuật số, nói rằng đồng tiền số là hiện thân của công nghệ blockchain mà chưa từng thấy trước đây. Cơ quan này tuyên bố rằng, để bảo vệ người dùng, thì việc quản lý kinh doanh hàng ngày và quản lý hệ thống là bắt buộc. Do đó, FSA có kế hoạch "theo dõi các xu hướng trong thị trường tiền kỹ thuật số" và đảm bảo các hoạt động kinh doanh thích hợp được tiến hành tại các sàn giao dịch. Hơn nữa, FSA khẳng định rằng cần phải chú ý đến "sự cân bằng giữa việc thúc đẩy đổi mới và bảo vệ người sử dụng" và cần phải theo dõi liệu hệ thống có sẵn sàng đáp ứng. FSA sẽ đáp ứng những thay đổi trong môi trường xung quanh các loại tiền ảo để bảo vệ người sử dụng, chẳng hạn như xác minh rằng việc cung cấp thông tin/giải thích cho người sử dụng đã được thực hiện. Ngoài ra, FSA còn nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người dùng thông qua hoạt động an toàn và ổn định của hệ thống và phòng chống gian lận. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách xác minh liệu một hệ thống quản lý rủi ro thích hợp đã được thiết lập trong giao dịch tiền số. Cơ quan này cũng sẽ xác định liệu các biện pháp đối phó có hiệu quả để ngăn chặn các hành vi gian lận như rửa tiền đã được thực hiện hay chưa.

    Có thể nói, cách tiếp cận của chính phủ Nhật Bản nhằm điều chỉnh bitcoin hơn là bãi bỏ nó đã mang lại lợi ích cho cả chính phủ và người tiêu dùng nói chung vì nó đã tạo ra một thị trường lành mạnh hơn mà chính phủ có thể kiểm soát, thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ và người dùng cảm thấy an toàn về đầu tư của họ.

    Có lẽ chẳng mấy chốc, cả thế giới sẽ theo chân Nhật Bản để chính thức công nhận Bitcoin như một loại tài sản dự trữ thay thế cho vàng vì số lượng giới hạn của nó.

    Lên sàn giao dịch Bitcoin:

    Binance.com *click*

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng sáu 2021

Chia sẻ trang này

Đang tải...