Quy định về tiền điện tử tại Việt Nam Hiện nay, với xu hướng công nghiệp - công nghệ ngày càng phát triển thì nhiều người có xu hướng thiên tham gia vào các thị trường đầu tư mạo hiểm. Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán đã ngày càng phổ biến và có được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, với sự phát triển của tiền điện tử tại thế giới thì nhìn người tại Việt Nam đã dần dần phát triển và bước chân vào cộng động crypto. Thế nhưng, do tiền ảo chưa chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước, cũng như các luật liên quan còn chưa phổ biến, nên nhiều người vẫn chưa thể nắm bắt rõ các thông tin, quy định tại tiền điện tử tại Việt Nam. Tại bài viết này, mình muốn giới thiệu về các quy định của tiền điện tử tại Việt Nam để mọi người có thể nắm bắt các quy định tiên quyết và có thể đầu từ vào các đồng tiền này một cách an toàn nhất. Trước khi đến với quy định về tiền điện tử, thì ắt hẳn có nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng tiền điện tử là gì? Cũng như các thông tin liên quan về tiền điện tử, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho mọi người. Giá Bitcoin hiện tại: Remitano.com Tiền điện tử là gì? Manh nha xuất hiện từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, tiền điện tử, hay xuất hiện với thuật ngữ crypto, là những từ ngữ chỉ đến các bit số, hay là các đồng tiền mã hóa. Đồng tiền này không có thực thể, mà chỉ tồn tại trên môi trường điện tử dùng để thanh toán chi phí. Tuy nhiên, theo thời gian, đây lại là loại tiền nhiều người đầu tư vào với cơ chế tương tự chứng khoán, có độ mạo hiểm cao. Phương thức hoạt động của tiền điện tử là gì? Hầu hết các đồng tiền điện tử đều hoạt động dựa trên blockchain, dựa trên các nền tảng này mà các giao dịch tiền điện tử này mới đảm bảo được tính bảo mật và an toàn. Vậy thì tại Việt Nam, quy định về tiền điện tử như thế nào? Như đã nói, sự bùng nổ của tiền điện tử là hệ lụy đi kèm với sự phát triển của công nghệ. Thế nên khi mà tiền điện tử, tiền ảo phát triển tại Việt Nam thì chính phủ khá lúng túng trong việc giải quyết cũng như xây dựng khung khổ pháp lý và đưa chúng vào khuôn pháp chế để quản lý một cách tốt nhất. Tuy rằng tiền điện tử, nhất là Bitcoin phát triển rất vượt trội, thậm chí có nhiều nước đi đầu chấp nhận Bitcoin như một đồng tiền chính thống. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam vẫn chưa công nhận cũng như hợp pháp hóa Bitcoin. Theo quy định của Bộ Luật Dân Sự tại Việt Nam Trong bộ luật Dân Sự của Việt Nam có quy định rõ rằng: "Tiền ảo không phải là một tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự". Điều này có nghĩa là cá cơ quan chức năng sẽ không xử lý bất kỳ sự tranh chấp tài sản nào liên quan đến tiền ảo, đồng thời nếu có xảy ra các vụ mất cắp tiền ảo, thì cơ quan chức năng Việt Nam cũng sẽ không chịu trách nhiệm liên quan về vấn đề tài sản. Tương tự, khi không được công nhận là một tài sản, tiền ảo tại Việt Nam sẽ không được quy vào các khoản chia thừa kế hoặc các nghiệp vụ liên quan đến tài sản thuộc bộ luận dân sự. Đồng thời điều này cũng có nghĩa rằng khi mọi người sở hữu hay tham gia giao dịch, mua bán tiền ảo như một loại tài sản thì những người tham gia sẽ không được sự bảo hộ của pháp luật - đây là một rủi ro rất lớn đối với những người có nhu cầu muốn đầu tư vào tiền ảo. Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử Luật Giao dịch điện tử khoản 10, điều 4 có quy định rằng giao dịch tiền ảo là một giao dịch điện tử - "Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự." Khoản 10, điều chính của Luật giao dịch điện tử quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử như sau: "Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu. Thay đổi, xóa, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu. Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật. Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác." Điều này có nghĩa rằng, các giao dịch tiền ảo sẽ được xử lý như các giao dịch điện tử thông thương - nếu có một vụ tấn công gây mất cắp tài sản tiền ảo, thì quy trình xử lý sẽ chỉ được xem như nghiệp vụ xử lý tấn công thông tin, giao dịch điện tử thông thường. Từ hai nhóm quy định này theo điều luật này, có thể thấy rõ chính phủ Việt Nam chưa hề công nhận tiền ảo, tiêu biểu là Bitcoin như một loại tài sản pháp định của Việt Nam. Điều này sẽ là một trở ngại khá lớn đối với những người đầu tư trong thị trường tiền ảo, tiền điện tử. Theo Quy định của Luật Công nghệ thông tin Điều 33 của Luật Công nghệ thông tin có đề cập đến vấn đề thanh toán trên môi trường mạng: "Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật." Điều 38, quy định về việc khuyến khích nghiên cứu – phát triển công nghệ thông tin có ghi rằng: "Tổ chức, cá nhân nghiên cứu – phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để đổi mới quản lý kinh tế – xã hội, đổi mới công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ chuyển giao kết quả nghiên cứu – phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống." Rất rõ ràng, nhà nước ta không hề cấm đoán bất cứ hình thức thanh toán khác mà không phải là tiền tệ quốc gia (VNĐ), nhưng chính phủ vẫn khuyến khích mọi người nên hết sức cẩn thận khi thanh toán bằng các phương tiện khác. Đặc biệt là trong quy trình giao dịch phức tạp như tiền ảo - khi mà đa phần các ví tiền đều khá phức tạp, tình trạng ghi nhầm địa chỉ ví rất có thể khiến bạn mất đi số tiền đã chuyển, đồng thời cũng rất dễ phát sinh các tội phạm công nghệ thông tin trong quá trình giao dịch tiền ảo. Quy định của pháp luật tín dụng – ngân hàng Thứ nhất luật vẫn quy định, tiền ảo không phải là một loại tiền và pháp luật cũng không quy định nó là phương tiện thanh toán tại Việt Nam. Điều 6 trong bộ luật này quy định về phương tiện thanh toán hợp pháp như sau: "Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác." Thông qua luật, có thể thấy rõ rằng việc sử dụng tiền ảo để thanh toán tại Việt Nam là hành động chưa được chấp nhận và bất hợp pháp vì tiền ảo không phải là ngoại tệ, séc, lệnh chi, ủy nhiệm, nhờ thu, thẻ ngân hàng hay bất cứ phương tiện thanh toán nào khác được nhà nước quy định. Vậy nên, phải hiểu rõ rằng - dù rằng chính phủ Việt Nam không cấm đoán các hình thức thanh toán khác nhưng mọi người phải nắm bắt rõ, không phải bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể mang tiền ảo để thanh toán tất cả các khoản phí như một phương tiện thanh toán hợp pháp. Quy định của pháp luật về thuế liên quan đến tiền ảo Điều 3 trong bộ luật này quy định rằng: "Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế." Vậy giao dịch tiền ảo có phải nộp thuế không? Tại bộ luật Dân sự đã nói rõ không công nhận tiền ảo là một tài sản, đồng thời nhà nước cũng không công nhận rằng tiền ảo là hàng hóa nên loại tiền này không phải là đối tượng chịu thế - các nhà đầu tư sẽ không đóng thuế cho tiền ảo. Quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền Điều 4 luật phòng, chống rửa tiền quy định: "Rửa tiền được hiểu là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do tội phạm mà có: Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản." Do tính chất đặc biệt của tiền ảo và lỗ hổng thông tin - công nghệ, vậy nên trường hợp phạm pháp, hay cụ thể là dùng tiền ảo để rửa tiền rất dễ xảy ra. Dù rằng Việt Nam không có quá nhiều quy định rõ ràng về tiền ảo, thế nhưng một khi bạn sử dụng tiền ảo để rửa tiền hoặc tham gia vào các giao dịch, tổ chức liên quan đến rửa tiền, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật rửa tiền. Quy định của pháp luật về hành chính liên quan đến tiền ảo Về trách nhiệm hành chính Điều 27 Khoản 6 có quy định: "Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả; Làm giả chứng từ khi sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán; Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt; Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp." Tương tự như việc rửa tiền, nếu như bạn làm giấy tờ, hoặc ngang nhiên dùng tiền ảo để làm công cụ thanh toán sẽ được xem là vi phạm pháp luật. Nhưng nếu chỉ là giao dịch - trao đổi, đầu tư tiền ảo trên các sàn giao dịch tiền ảo thì thuộc một phạm trù khác và nếu chỉ trao đổi và mua bán bình thường thì hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm" Điều 5 quy định về chính sách về đầu tư kinh doanh như sau: "Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm." Bởi vì cho đến nay, chưa từng có bất cứ một văn bản pháp luật nào quy định rằng đầu tư tiền ảo là một ngành nghề bị cấm tại Việt Nam. Thế nên việc kinh doanh tiền ảo hoàn toàn là một ngành nghề kinh doanh, đầu tư hợp pháp tại Việt Nam. Từ hai điều luật trên, có thể thấy, công dân Việt Nam hoàn toàn có thể đầu tư vào tiền ảo, chỉ cần đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật hay phạm vào các giao dịch, tổ chức trái phép bất hợp pháp là được. Kết luận Nhìn chung tuy rằng quy định về tiền ảo có phần rắc rối và hơi "khó nhằn", nhưng việc đầu tư tiền ảo hoàn toàn là một việc đầu tư kinh doanh hợp pháp, thế nên mọi người có thể yên tâm để đầu tư vào tiền ảo. Tuy nhiên hãy đảm bảo bản thân mình tuân thủ đúng quy định của pháp luật nhé!