Soạn Văn Bài Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên - Nguyễn Dữ - Ngữ Văn 10

Thảo luận trong 'Học Tập' bắt đầu bởi Lemonn, 3 Tháng sáu 2022.

  1. Lemonn

    Lemonn Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    468
    Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

    (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục)

    I. Giới thiệu chung

    1. Tác giả: Nguyễn Dữ

    *Tiểu sử

    Quê hương: Hải Dương

    Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, là một trong những tác giả tiêu biểu của VHVN trung đại nói chung, văn xuôi tự sự chữ Hán nói riêng

    Từng làm quan nhưng không bao lâu lại từ quan về ở ẩn

    Sáng tác văn học nổi bật: Truyền kì mạn lục

    2. Tác phẩm:

    a. Thể loại truyền kì:

    - Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, chịu ảnh hưởng của truyện truyền kì Trung Quốc (thời Đường)

    - Được viết bằng văn xuôi chữ Hán, có lời bình

    - Yếu tố hoang đường kì ảo, cốt lõi hiện thực.

    3. Tác phẩm truyền kì mạn lục

    - Ra đời: Nửa đầu TK XVI, gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán

    - Truyền kì: Loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường

    - Mạn: Tản mạn

    - Lục: Sao lục, ghi chép.

    => Ghi chép các truyện li kì, tản mạn của dân chúng.

    - Nội dung: Phản ảnh hiện thực xã hội đương thời với số phận bi thảm của những con người bé nhỏ, bi kịch tình yêu, nhất là những người phụ nữ, TH niềm tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt đồng thời KĐ quan điểm "lánh đục về trong" của lớp tri thức ẩn dật đương thời

    - Nghệ thuật: Yếu tố hoang đường kì ảo

    => TP vừa có GTHT vừa có GTNĐ, được đánh giá là "thiên cổ kì bút" được dịch ra nhiều thứ tiếng

    4. Văn bản CCPSDTV:

    - Xuất xứ: Được rút ra từ tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

    - Bố cục: 4 phần

    + Phần 1: Từ đầu.. không cần gì cả: Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

    + Phần 2: Tiếp.. khó lòng thoát nạn: Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ Thần

    + Phần 3: Tiếp.. đưa Tử Văn về: Cuộc đấu tranh giành công lý của Tử Văn ở âm cung

    + Phần 4: Còn lại: Tử Văn thắng lợi trở về nhận chức phán sự

    II. Tìm hiểu chi tiết.

    1. Nhân vật Ngô Tử Văn

    a. Giới thiệu nhân vật

    Tên: Ngô Tử Văn tên là Soạn

    Quê quán: Huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang

    Tính tình: Khảng khái, nóng nảy.

    Phẩm chất: Cương trực, dũng cảm, trọng công lí

    => Giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp theo lối truyền thống

    a. Tử Văn đốt đền tà:

    Nguyên nhân đốt đền: Đền là nơi thờ người có công với nước, với dân. Bách hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận, đi cướp nước thì không đáng phải thờ

    Tức giận hồn ma tướng giặc làm yêu làm quái trong dân gian.

    Muốn trừ hại cho dân lành.

    => Đó là 1 mục đích cao đẹp.

    c. Cách thực hiện:

    - Trước khi đốt đền:

    "tắm gội sạch sẽ" : Tẩy trần làm việc thiêng..

    "Khấn trời" : Cầu mong được sự ủng hộ của trời đất.

    => Thái độ tôn kính, nghiêm túc

    - Châm lửa đốt đền:

    Người dân: "Lắc đầu, lè lưỡi" : Lo sợ, quý nể ngầm.

    Tử Văn: "Vung tay không cần gì cả"

    => Đó là hành động ngay thẳng, thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu của bản thân

    => Hành động có ý thức, không đáng trách vì hợp lòng dân

    - Kết quả:

    Đền bị đốt, tướng giặc không còn nơi nương thân, không phá hoại được đời sống của nhân dân.

    Thổ công giúp đỡ và ủng hộ hành động của Tử Văn

    Tử Văn lên cơn sốt nóng sốt rét

    Có người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đền

    Có ông già áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng và kể rõ đầu đuôi sự việc

    *Ý nghĩa:

    Thể hiện được sự khảng khái, chính trực, dũng cảm của Tử Văn vì dân trừ bạo

    Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm bảo vệ thổ thần nước Việt

    - Cuộc gặp gỡ với hồn ma tướng giặc và Thổ Thần:

    Gặp hồn ma tướng giặc:

    Hồn ma Bách hộ họ Thôi

    Diện mạo; Khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ.

    Lời nói: Xưng là cư sĩ, tỏ vẻ hiểu biết.

    Mục đích: Đe dọa, đòi dựng trả lại đền.

    Tử Văn:

    - Mặc kệ cứ ngồi ngất ngưỡng, tự nhiên.

    - Điềm tĩnh, không nhượng bộ cái ác, cái xấu, bày tỏ sự thách thức.

    => Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ đầy bản lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà.

    - Gặp thổ thần:

    Thổ thần:

    Diện mạo: Ông già áo vải, mũ đen, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh.

    Lời nói: Xưng là thổ thần

    Mục đích tỏ lời mừng, bày cách cho Tử Văn những điều cần làm khi đối phó với tên Bách hộ trong cuộc đối chất với Diêm Vương dưới Minh ti

    Tử Văn:

    Kinh ngạc "sao nhiều thần quá vậy", Bức xúc cho thổ công, sao ngài không kiện

    Hiểu rõ sự việc, quyết tâm bảo vệ lẽ phải

    Vâng lời Thổ thần về cách đối phó với vụ kiện ở Âm phủ

    => Tử Văn thấy rõ bản chất: Hung ác, xảo trá của hồn ma. Khẳng định sự chính trực dũng cảm của Tử Văn-một kẻ sĩ đầy bản lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà

    Cuộc đấu tranh giành công lí của Tử Văn ở Minh Ti

    * Cảnh xử kiện:

    Chặng

    Hồn ma

    Diêm Vương

    Tử Văn

    Kiện Tử Văn ở Minh Ti

    Quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma

    Điềm nhiên, không hề run sợ trước cảnh địa ngục rùng rợn, một mực kêu oan, minh bạch

    Đổi giọng nhân nghĩa, xảo trá, ra vẻ đáng thương, nhún nhường

    Cử người đến đền Tản Viên lấy chứng thực

    Đề nghị Diêm Vương đến đền Tản Viên xác minh

    Bị nhốt vào ngục Cửu U

    Mắng, trừng phạt hồn ma và ban thưởng cho Tử Văn

    Được Diêm Vương ban thưởng

    * Ý nghĩa của việc Diêm Vương xử kiện:

    - Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại

    - Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa

    - Có ý nghĩa khuyên răn con người sống đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

    Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên:

    Do Thổ thần tiến cử => chức quan công lí

    *Ý nghĩa:

    + Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.

    + Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt.

    + Niềm tin vào công lí cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà.

    + Sự thưởng công xứng đáng để cho đời sau noi theo, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác bảo vệ công lý

    Kết luận: Tử Văn là đại diện tiêu biểu của người tri thức nước Việt đương thời: Cương trực, giàu tinh thần dân tộc, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân

    2) Lời bình cuối truyện

    [​IMG]

    Tiếng nói phê phán của tác giả

    Phê phán những kẻ hung ác xảo trá, tham lam

    Từ cõi âm đến cõi trần, Tác giả đã phơi bày sự thối nát của xã hội đương thời

    Nạn quan tham: Tham của đút để bênh vực cho kẻ ác

    Sự công bằng trong XH hoàn toàn không được thực thi

    Những kẻ mua quan, bán tước, nắm trong tay chức vị nhưng trên thực tế lại không giúp được gì cho dân

    - > Ca ngợi và khuyên răn kẻ sĩ đương thời phải biết đấu tranh đến cùng để chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa

    III. Tổng kết

    1. Nội dung

    - Qua hình tượng nhân vật người trí thức Ngô Tử văn và tên giặc ngoại xâm, tác giả đã ca ngợi chính nghĩa và thái độ kiên quyết diệt trừ gian tà của con người.

    - Bài học nhân sinh về chính- tà; thiện – ác.

    2. Nghệ thuật

    - Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.

    - Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.

    - Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn

    Mang những nét hiện thực.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười 2023
Đang tải...