Sự Khác Nhau Giữa Hai Loại Hình Văn Hóa Gốc

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Zero, 17 Tháng sáu 2019.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    627
    Các nền văn hóa trên thế giới rất phong phú và đa dạng. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng. Tuy nhiên, khi so sánh, ta thấy giữa các nền văn hóa khác nhau ít nhiều có những nét tương đồng. Có nhiều thuyết khác nhau giải thích cho sự tương đồng này như: Thuyết khuếch tán văn hóa, Thuyết vùng văn hóa, Thuyết loại hình kinh tế- văn hóa.. Có nhiều thuyết khác nhau nhưng tựa chung đều thừa nhận trên thế giới đã hình thành hai loại hình Văn hóa: Văn hóa gốc nông nghiệp và Văn hóa gốc du mục.

    Văn hóa gốc nông nghiệp tồn tại chủ yếu ở phương Đông, văn hóa gốc du mục tồn tại ở phương Tây. Sự khác biệt của hai loại hình văn hóa gốc xuất phát từ sự khác biệt về môi trường sống. Môi trường sống của cư dân phương Đông là xứ nóng, sinh ra mưa nhiều, tạo nên những con song lớn với những vùng đồng bằng trù phú. Còn phương Tây là xứ lạnh, khí hậu khô, không thích hợp cho động vật sinh trưởng, có chăng chỉ là những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai địa hình này khiến cho dân cư ở hai khu vực phải sinh sống bằng những nghề khác nhau: Trồng trọt và chăn nuôi.

    Việc sinh sống bằng những nghề khác nhau đã để lại những dấu ấn quan trọng trong đời sống văn hóa, tạo nên sự khác biệt lớn trong tính cách, suy nghĩ, thói quen.. của dân cư ở hai khu vực này.

    Ở loại hình văn hóa gốc du mục, trong ứng xử với tự nhiên, nghề chăn nuôi gia súc đòi hỏi cư dân phải sống theo lối du cư, nay đây mai đó, ít phụ thuộc vào thiên nhiên nên sinh ra coi thường tự nhiên, dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên, chế ngự thiên nhiên. Ngược lại, ở loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, đơm hoa, kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên.

    Về mặt nhận thức, nghề chăn nuôi du mục đồi hỏi sự khẳng định vai trò cá nhân, thêm vào đó, dối tượng mà hàng ngày con người tiếp xúc là đàn gia súc với từng cá thể độc lập, từ đó hình thành kiểu tư duy phân tích, chú trọng vào từng yếu tố. Kiểu tư duy này là cơ sở của sự phát triển của khoa học dựa trên những cơ sở khách quan, lý tính. Trong khi đó, nghề trồng trọt của cư dân nông nghiệp phụ thuộc cùng lúc vào nhiều yếu tố: Trời, đất, nắng, mưa.. đã hình thành kiểu tư duy tổng hợp- biện chứng. Lối tư duy này thiên về kinh nghiệm chủ quan hơn là các cơ sở khách quan và chứng cứ thực nghiệm.

    Trong tổ chức cộng đồng, cư dân vùng văn hóa gốc du mục vì lối sống du cư nên tính gắn kết cộng đồng không cao, yếu tố cá nhân được coi trọng, đẫn đến tâm lý ganh đua, cạnh tranh, độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn trong đối phó. Cũng vì cuộc sống du cư nên coi trọng sức mạnh, kéo theo trọng tài, trọng võ, trọng nam giới; coi trọng vai trò cá nhân dẫn đến lối sống cạnh tranh, ganh đua khốc liệt. Trong khi đó, cư dân vùng văn hóa gốc nông nghiệp với lối sống ổn định lâu dìa nên có sự gắn kết cộng đồng chặt chẽ, trọng tình. Từ đó dẫn đến trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.

    Trong ứng xử với môi trường xã hội thì cư dân vùng văn hóa gốc du mục thường độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó. Còn cư dân vùng văn hóa gốc nông nghiệp thường dung hợp trong tiếp nhận, hành xử theo lối mềm dẻo.
     
Từ Khóa:
Đang tải...