Sự Tích Bánh Nướng Bánh Dẻo Tết Trung Thu

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi Goo.gl, 20 Tháng tám 2019.

  1. Goo.gl

    Goo.gl Moderator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    126
    Truyền thuyết bánh nướng bánh dẻo

    Bánh Trung thu thường có vào ngày Rằm tháng 8. Ở Việt Nam, Trung Quốc có tục thờ cúng mặt Trăng. Mùa thu khi vụ mùa kết thúc, thời tiết mát mẻ, người nông dân được nghỉ ngơi thường tụ tập để "thưởng trăng". Và ngày Rằm tháng 8 được chọn để bày cỗ, rước đèn vui chơi.. trở thành phong tục truyền thống. Bánh Trung thu với người xưa ý niệm "tròn" của Trăng chính là cảnh quây quần đoàn tụ ăn bánh thưởng trăng thu. Tết Trung Thu là một ngày Tết lớn thứ hai trong năm để nhà nhà lo bánh trái, hoa quả trông trăng, vui chơi với các loại lồng đèn. Mâm cúng Tết Trung thu có hương hoa, ngũ quả, và không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo.

    Bánh nướng hay bánh nướng trung thu là một trong những loại bánh được làm và sử dụng nhiều trong lễ tiết trung thu. Bánh xuất xứ từ ẩm thực Trung Hoa nhưng trong chiều dài lịch sử giao thoa, ảnh hưởng và tiếp biến văn hóa, đã lan tỏa và phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á khác. Tại Việt Nam, loại bánh với lớp vỏ bột mì vàng sẫm nhờ được nướng trong lò này là một trong hai loại bánh không thể thiếu dịp phá cỗ trông trăng đêm Trung thu, bên cạnh những chiếc bánh với vỏ làm từ bột nếp vốn mang sắc thái thuần Việt hơn được định danh với tên gọi bánh dẻo.

    Người xưa gọi bánh nướng, bánh dẻo là Nguyệt Bính, hay Bánh Vầng Trăng. Đêm Trung thu, phụ nữ bày cỗ trông trăng, trổ tài gọt tỉa hoa quả, nặn bột thành con giống, đặc biệt là làm bánh nướng, bánh dẻo. Mọi người ngắm trăng thu vằng vặc, uống chén trà thơm và ăn Nguyệt Bính. Ý niệm "Tròn" của Trăng là cảnh quây quần quy tụ thưởng Trăng. Từ ý niệm này, lại nảy sinh ra huyền thoại ông già dưới trăng "Nguyệt lão" chắp mối tơ hồng để trai gái kết hôn.

    [​IMG]

    Sự tích bánh trung thu

    Tương truyền rằng, cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Hai vị này đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những chiếc bánh hình tròn, trong những chiếc bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8 âm lịch. Sau đó những chiếc bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc vừa an toàn lại vừa hiệu quả. Cũng từ chiếc bánh mà tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy.

    Bánh Nguyệt có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh trung thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh Hồ Đào.

    Đến thời Đường trong dân gian có những người hành nghề làm bánh, ở thành phố Trường An có những tiệm bánh trứ danh. Tương truyền có một đêm trung thu, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh Hồ Đào, thuởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh Hồ nghe không hay nên đặt tên là bánh Nguyệt cho thơ mộng hơn, nên từ đó về sau Bánh trung thu có tên là Bánh Nguyệt mà người Tàu dùng cho đến bây giờ.

    Đến thời nhà Tống, tập tục ăn bánh trung thu rất thịnh hành trong giới quý tộc. Thơ Tống có nhiều bài viết về việc ăn bánh trung thu, thưởng ngoạn Trăng vào ngày này. Tuy nhiên, trong dân gian việc ăn bánh trung thu mới trở thành phổ cập. Các nhà kinh doanh nghề bánh dùng câu chuyện Hằng Nga trên cung trăng để tăng thị hiếu.

    Bánh nướng và bánh dẻo

    [​IMG]

    Ý nghĩa bánh trung thu

    Vào ngày Rằm tháng 8, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh Trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn, chính bởi điều này mà chiếc bánh là món ăn, món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Ở Việt Nam gồm hai loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng.

    Bánh nướng:

    Gồm hai phần là vỏ bánh và thân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối có mùi vani hay sầu riêng; nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt lợn, vi yến, dừa, hạt dưa, ngó sen, bí đao.. Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn. Vị mặn của trứng muối bị vị ngọt của những nguyên liệu khác trung hòa, điều này gợi cho ta đến một liên tưởng: Trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm trải qua bao nhiêu đắng cay khổ sở thì vẫn có những người thân luôn bên ta, bao bọc chở che ta và trao cho ta vị ngọt của tình thương của cuộc sống. Cũng giống như chiếc bánh Trung thu, trong mặn có ngọt, tạo nên hương vị đậm đà của cuộc sống.

    Ở Việt Nam, bánh nướng trung thu hầu như vẫn trong bí quyết chế biến của dân Việt gốc Hoa. Hình dáng bánh thường vuông hay tròn đựng vừa bốn chiếc trong một cái hộp giấy vuông. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu; nhân thì có thể thuần túy làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hạt sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai lòng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu riêng, hoặc là nhân thập cẩm gồm đủ thứ, trong đó bánh nướng kiểu truyền thống với nhân thập cẩm vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng nhất.

    [​IMG]

    Bánh dẻo:

    Trong khi bánh nướng phổ biến tại nhiều quốc gia Á Đông khác đến nỗi bánh dường như đồng nghĩa với khái niệm "bánh trung thu", bánh dẻo với quy trình thực hiện không nướng lên, nguyên liệu vỏ bánh làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với nước hoa bưởi và nước đường; nhân bánh bằng hạt sen hay đậu xanh tán nhuyễn, màu sắc và hình thức được đúc trong khuôn gỗ hình tròn lại mang tính đặc trưng độc đáo, sắc thái của đất nước Việt Nam bên cạnh các loại bánh dân tộc khác như bánh trôi, bánh chưng, bánh giày. Ngày nay, chiếc bánh dẻo còn được tạo dáng đa dạng với hình cá chép, hình chú thỏ, hình ngôi sao.. càng làm tăng thêm phần hấp dẫn cho mâm cỗ Tết Trung thu.

    Nhân bánh dẻo truyền thống thường được biết đến nhiều nhất là nhân đậu xanh hoặc hạt sen được làm nhuyễn sên đặc, đôi khi còn có cả lòng đỏ trứng muối. Cũng như bánh nướng, những chiếc bánh dẻo cũng đa dạng về hình dáng và mùi vị. Các nghệ nhân làm bánh với sự sáng tạo và đổi mới trong thời hiện nay đã góp phần đa dạng hóa các loại bánh dẻo với sở thích và đặc trưng âm thực. Thông thường bánh dẻo có nhân đậu xanh và đường kính trắng; nhân đậu xanh và bột trà xanh; nhân đậu xanh và lòng đỏ trứng vịt muối; nhân đậu xanh và hạt sen; nhân thập cẩm với lạp xưởng, mứt bí, hạt bí, hạt dưa, vừng trắng, mỡ đường: Mỡ gáy lợn luộc sơ thái nhỏ và ướp đường với tỉ lệ 1: 1 cho săn lại, lá chanh; nhân cốm và dừa bào sợi.. Cũng cần nói đến vô số các thử nghiệm nhân bánh khác có thể kể đến như nhân đậu đỏ hạt sen nhân tôm thịt; nhân xoài và nước cốt dừa; nhân khoai môn; thậm chí nhân chocolate..

    Bánh dẻo là một trong hai loại bánh trung thu đặc biệt của người Việt Nam, bên cạnh bánh nướng, bánh dẻo được thực hiện không cần chuẩn bị lò nướng, mà chỉ cần sự kiên nhẫn cũng như cách pha trộn nguyên liệu chính xác. Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng thu tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa "đoàn viên gia đình" và nhất là tình yêu khăng khít giữa vợ chồng với nhau.

    [​IMG]

    Xem thêm:

    STT thả thính trung thu

    Tìm hiểu về tết trung thu
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2021
Từ Khóa:
Đang tải...