Sự Tích Con Thuồng Luồng

Thảo luận trong 'Sách Truyện' bắt đầu bởi Goo.gl, 11 Tháng bảy 2021.

  1. Goo.gl

    Goo.gl Moderator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    126

    Con thuồng luồng là con gì?


    Trong văn hóa Việt từ xưa đến nay, lịch sử dân gian Việt Nam vẫn lưu truyền sự đáng sợ của thuồng luồng, loài vật với sức mạnh vô song và quyền năng vô hạn, thuồng luồng được biết đến như một loài thủy quái to lớnsống dưới nước, có hình thù như con rắn nhưng có 4 chân, có mào và to lớn hơn nhiều.

    Có nhiều truyền thuyết, giai thoại cổ về thuồng luồng. Có nơi kể rằng, chúng thường rình rập để kéo con người xuống nước ăn thịt. Cũng có người kể lại, thuồng luồng chỉ ăn thịt kẻ ác khi chúng đi sông nước, còn đối với người lương thiện, thuồng luồng sẽ dùng quyền năng của mình để ban của cải, châu báu.

    Cho đến nay, vẫn còn vô cùng nhiều những tranh cãi liên quan đến việc thuồng luồng thực chất là loài vật nào. Có người cho rằng đó là một loài rắn vô cùng lớn, giống loài Trăn anaconda nhưng to hơn nhiều lần. Cũng có nơi lại nói đó là loài cá sấu khổng lồ hay sinh sống ở những đầm lầy, sống nước. Thuồng luồng là quái vật chuyên đi hại người. Loài quái này tương đối dữ dằn vì nó là biểu tượng cho nỗi khiếp sợ của người Việt trước sức mạnh sông nước, biển cả, nỗi sợ hãi có tính dân tộc, đến tận bây giờ vẫn cứ kinh sợ.

    Ngoài ra, thuồng luồng còn được liên tưởng đến loài giải khổng lồ, giải là tên thường gọi của loài ba ba cỡ lớn, hay phân bố tại miền Bắc của Việt Nam, hay sinh sống tại các con sông lớn. Nhưng trên thực tế, đó vẫn chỉ là những suy đoán từ dân gian. Vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho giả thuyết thuồng luồng là một loài động vật có thật.

    [​IMG]

    Sự tích về con thuồng luồng


    Ngày xưa ở thôn Bản Bừa, xã Đồng Lang thuộc vùng Tiên Yên (Bắc Việt) có một cô gái chăn trâu ở bờ sông Nàm Cổ, một hôm gặp một chàng trai khỏe đẹp, rồi đôi bên luyến ái nhau. Chàng trai đưa cô gái về âm phủ rồi chung chạ với nàng. Cô gái có chửa, nhớ cha mẹ, xin phép người yêu trở về thăm. Trước khi cô gái ra đi, chàng trai dặn dò: "Con mình đẻ ra sau này dù thế nào cũng phải nuôi nó theo cách này: Là chỉ cho nó uống nước thôi và đừng để bao giờ thiếu nước".

    Cô gái trở về nhà cha mẹ, mười t háng saua, sinh ra một thứ cá. Theo lời cha nó đã dặn, thiếu phụ chỉ cho nó uống nước. Nhưng nó mau lớn quá, mà càng lớn thì càng cần thêm nước, tất cả người ở trong nhà không cung cấp đủ số nước cho nó. Thiếu phụ mới mang đến bờ sông Nàm Cổ, thả nó xuống nước mà nói: "Mẹ không nuôi con được nữa, con hãy trở về sống theo loài của con". Con cá chiếm vực sông Nàm Cổ mà ở.

    Một hôm con cá lên nằm nghỉ trên bãi cát ở bờ sông, có rể của viên chúa Bầu đi săn ngang qua trông thấy, bắn chết. Con vật chết hóa thiêng báo oán làm cho chúa Bầu mất cả giang sơn.

    Người ta gọi con vật này là con tu nước hay con tu ngu nàm, còn người Việt gọi tên là thuồng luông. Thiếu phụ đã sinh ra giống thủy tộc này thuộc tộc họ Hoàng nên tất cả gia đình họ Hoàng về sau đền thờ làm vật tổ.

    [​IMG]

    Chuyện kể về thuồng luồng:

    Thuồng luồng đầu thai làm hoàng tử nhà Lý


    Theo lời kể từ một số thần phả, nàng Nguyễn Thị Hạo là con của một cặp vợ chồng ở đất Bồng Lai (Đan Phượng, Hà Nội ngày nay), đến tuổi trăng tròn có sắc đẹp chim sa cá lặn. Một hôm, Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) ra ngoại thành du ngoạn, nàng Hạo khí đó 19 tuổi cũng cùng dân chúng đứng bên đường đón vua.

    Lý Thánh Tông nhìn thấy cô gái xinh đẹp bỗng nảy sinh cảm tình, liền sai quan đến thăm hỏi và rước bà về cung. Nhà vua không có gì phải phàn nàn về Nguyễn Thị Hạo, trừ việc ở bên vua 4 năm mà nàng vẫn không có con.

    Một ngày nóng bức, nàng Hạo cùng các thị nữ ra tắm ở hồ Tây. Bỗng trời đất tối sầm, nước hồ cuộn sóng, và một con thuồng luồng dài hơn 10 thước xuất hiện, ôm quấn lấy bà và phun rớt rãi đầy người, có mùi thơm. Ngay sau đó giông tan, con thuồng luồng cũng biến mất. Nàng nói hết sự thật với vua khi trở về cung.

    Đêm đó, vua mơ thấy một người từ trên trời xuống nói rằng ba năm sau sẽ có giặc đến xâm lấn, Hoàng đế đã sai thủy thần ra đời, đầu thai vào làm con nhà vua, để sau này dẹp giặc cứu nước.

    Từ đó, nàng Hạo có mang và sau 13 tháng thì sinh một người con trai thân hình to lớn, sau lưng có 28 vết hằn trông như vẩy rồng.. Cậu bé được đặt tên là Hoàng Lang.

    Một thời gian sau đó, giặc Vĩnh Trinh nổi lên làm loạn ở vùng núi phía Bắc. Khi nghe tin, Hoàng Lang bỗng nhiên ngồi dậy, cất tiếng gọi mẹ và đòi được cấp voi và cờ để đi đánh giặc. Khi mọi thứ được vua cho mang đến đủ cùng 5.000 binh sĩ, Hoàng Lang liền nghiêng mình lắc mạnh, hóa thành chàng trai vạm vỡ. Ngay sau đó chàng cưỡi voi ra trận và đánh tan quân giặc.

    Mấy tháng sau chiến thắng, vua có ý định nhường ngôi cho Hoàng Lang nhưng chàng từ chối. Sau đó ít lâu, Hoàng Lang xin vua cho trở về thủy quốc, vốn là nơi bản quán của mình. Sau khi làm lễ bên hồ Tây, chàng hóa thành một con thuồng luồng lớn và biến mất dưới làn nước sâu thẳm..

    * Các loài rồng rắn, thuồng luồng, cá sấu có nhiều điểm tương đồng, mà cũng có nhiều điểm dị biệt: Rồng có bốn chân, không có cánh mà vẫn bay được lên tận mây xanh, Thuồng luồng dài như con chình khổng lồ, có thể lật thuyền như chơi; Cá sấu da dầy, răng như cưa, mắt trợn.. trông thấy mà kinh sợ ; Rắn không chân, bò sát đất, nhưng khéo tu thì có ngọc! Hầu hết rồng rắn dị hình, dị tướng, đều mang nặng tính chất kỳ bí và thần thoại, do óc quan sát tinh vi và trí tưởng phong phú của loài người.

    [​IMG]

    Những truyền thuyết nổi tiếng khác về thuồng luồng


    Tương truyền, vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) trong một đêm mơ thấy có người từ trên trời xuống báo mộng rằng:

    [​IMG]

    Hình minh họa

    Ba năm sau, đất nước sẽ bị giặc đến xâm lấn, cho nên thủy thần đầu thai làm con vua, để sau này đánh giặc, giữ nước, đem hòa bình cho bách tính.

    Từ đó, nàng Nguyễn thị Hạo, vợ vua mang thai suốt 13 tháng, sinh hạ Hoàng Lang, một người con trai thân hình to lớn, sau lưng có 28 vết hằn giống như vẩy rồng vậy.

    Một thời gian sau, giặc Vĩnh Trinh làm loạn nơi phương Bắc, Hoàng Lang xin cha mẹ 5000 quân đi đánh giặc. Chàng lắc mình 1 cái, bỗng biến thành thanh niên khôi ngô tuấn tú.

    Sau khi chiến thắng trờ về, Hoàng Lang được nhà vua ngỏ ý nhường ngôi nhưng nhất quyết không nhận và chỉ xin phép cha mẹ trờ về thủy quốc.

    Trên bến hồ Tây, Hoàng Lang biến thành một con thuồng luồng to lớn và biến mất trong làn nước sâu thẳm.

    Không chỉ có thế, vẫn còn 1 truyền thuyết nổi tiếng về thuồng luồng liên quan đến cụ Chu Văn An.

    [​IMG]

    Hình minh họa

    Theo Lĩnh Nam Chích Quái, khi danh sư Chu Văn An mở trường dạy học ở quê nhà, có một học sinh rất chăm chỉ, ngày ngày đến sớm nghe giảng, nhưng tung tích lại vô cùng bí ẩn.

    Cụ Chu Văn An bèn cho người theo dõi, thấy rằng chàng học trò nọ cứ đến khu đầm Đại thì biến mất nên mới biết là thủy thần.

    Năm đó, hạn hán hoành hành, danh sư Chu Văn An thương xót dân tình, bèn cho gọi chàng trai và mở lời nhờ cậy.

    Chàng nho sinh ngần ngại 1 lúc rồi thưa lại:

    "Luật trời rất nghiêm nhưng lời thày bảo cũng rất trọng. Trái ý trời không thể tránh khỏi tội nhưng hủy thân mình để hoàn thành điều nhân, lời dạy của thánh nhân từ xưa không thể bỏ, nay sao dám chối từ..

    Con vâng lời thầy là trái lệnh Thiên đình, nhưng con cứ làm để giúp dân. Mai kia nếu có chuyện gì không hay, mong thầy chu toàn cho".

    Sau 1 một con mưa lớn, nhân dân được cứu nhưng sáng hôm sau mọi người phát hiện xác một con thuồng luồng nổi lên trên đầm.

    Cụ Chu Văn An biết là học trò mình vì nhân dân phạm tội tày trời nên vô cùng thương tiếc và làm lễ an táng trịnh trọng. Hiện tại, nơi đây chính là đình Linh Đàm hiện nay.
     
    AdminZero thích bài này.
    Last edited by a moderator: 6 Tháng chín 2021
Từ Khóa:

Chia sẻ trang này

Đang tải...