Ta Hay Chê Rằng Cuộc Đời Méo Mó, Sao Ta Không Tròn Ngay Tự Trong Tâm?

Thảo luận trong 'Học Tập' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 25 Tháng một 2019.

  1. Thuỳ Chi

    Thuỳ Chi Well-Known Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    387
    Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

    Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.

    Nguyễn Quang Hưng

    Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa được gợi ra từ hai câu thơ trên?

    Gợi Ý:

    1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

    Thái độ của con người trước cuộc sống

    2. Giải thích:

    Méo mó - tròn: Đối lập với nhau

    Cuộc đời: là xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cuộc đời là cái khách quan là hệ quả do con người tạo ra

    Tâm: là cái vô hình ẩn nấp trong con người, cái khẳng định giá trị con người, cái chủ quan do con người quyết định.

    Ta thường hay chê: thói đời thường hay chê bai, khinh chê. Chính cái chê của ta có khi nó khiến cuộc đời trở nên méo mó trước mắt ta.

    Cuộc đời méo mó: cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều điều không như con người mong muốn.

    Tròn tự trong tâm: cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người cần tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh như thế nào.

    Cuộc đời thường hay méo, nên con người cần tròn ngay từ trong tâm, tránh chỉ chê bai, oán trách.

    3. Bàn luận:

    Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có vô vàn những điều "méo mó"

    HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải để thấy được bản chất thật của cuộc đời.

    Thái độ "tròn tự trong tâm" là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh. Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công. Thái độ "tròn tự trong tâm" sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội.

    HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải để thấy được khi thái độ, suy nghĩ con người tích cực thì đem lại những giá trị gì.

    Trong thực tế xã hội có những cá nhân có thái độ tiêu cực trước cuộc sống:

    Ta hay chê - Đây là thái độ cần phê phán.

    HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải.

    4. Bài học nhận thức và hành động

    Con người hoàn toàn có thể thay đổi đời sống chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm.

    Câu thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một phương châm sống cho mỗi người trước cuộc đời.

    Văn Mẫu:

    Đừng gục ngã trước thất bại, đừng khóc trong đau thương, cũng đừng vội mừng khi bạn đạt được những gì bạn hằng mơ ước,...Vì biết đâu "thành công" bạn có được sẽ mang lại nước mắt cho người khác? Và đâu đó sự hy sinh thầm lặng sẽ cứu lấy sự sống của nhiều người?! Có đôi lúc ta phải thốt lên rằng: "Tại sao cuộc đời không như tôi nghĩ, không thuận theo ý của tôi?". Nhưng ta hãy nghĩ lại xem tất cả những gì ta đặt vào đó có thực sự đúng với nhu cầu của chính ta chưa? Bạn hãy lắng lòng và chân thành nghe trái tim mình mách bảo cũng như câu nói của nhà văn Nguyễn Quang Hưng:

    Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

    Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.


    "Méo mó" có khi nào là một ưu điểm khi sự "méo" đó khiến cho ta "bầm dập", "tan nát", bị cuốn trôi theo hàng loạt những thất bại? Nhưng lẽ nào cái "méo" ấy cũng không được xem là lợi điểm khi nó mang đến cho ta những bài học quý báu về cuộc đời? Có người bảo rằng: "Đời là một trường học", nhưng tự tôi lại thấy chúng ta đến đây chỉ vì mục đích: "thực hành"

    Và chính những khái niệm suôn sẽ "hóa" thành muôn vàn "túi kinh nghiệm" quý báu cho bạn khi đặt chân vào cuộc đời này. Bạn thấy đấy, chính bạn đang chọn được sống trong một môi trường như thế này và từ những "va chạm gay gắt" hôm nay bạn lại nhặt thêm một "túi kinh nghiệm" mới. Và có đôi lúc khi bước qua đau thương, bạn mới chợt nhận ra thế nào là "hạnh phúc"

    Để có được một "tâm hồn tròn trịa" ắt hẳn chúng ta phải thường xuyên trau dồi những tư tưởng tích cực. Và để có thể xoay cuộc đời từ "méo" thành "tròn", bạn phải chấp nhận nó "méo" trước đã!

    Nếu như người trong bùn non không thể chấp nhận thực tại rằng: Anh ta đang lún sâu dần thì dù có treo ngàn sợi dây bên trên anh cũng không thoát chết được. Bạn thấy đấy, để chuyển từ "méo" thành "tròn", từ thất bại thành vinh quang, từ lo âu thành an lạc, bạn vẫn phải chấp nhận cái "méo", cái "thất bại" trước đã! Nhà thơ Nguyễn Du từng có câu nói thế này: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Nếu ta luôn bi quan, tiêu cực, có những ý nghĩ thất bại về cuộc sống, thì làm sao chiến thắng đến gõ cửa nhà ta được? Dù cho bạn có kinh nghiệm một trăm lần thất bại đi chăng nữa thì làm sao chắc chắn được trong tương lai bạn không có hai chữ "thành công"? Không vì tương lai mơ hồ, điều may hiếm có mà vì trong tâm hồn ai đó đang ngày một "méo mó" đi. Mọi người thường thích chọn cho mình một cái khuyết trong tâm hồn để làm cớ đổ lỗi cho những thành bại xảy ra. Và điều đó sẽ thật kinh khủng nếu như cứ mỗi mười người thì lại có sáu người chọn sống trong sự "sợ hãi"

    Họ tự cắt đi sợi dây thần kinh "tích cực" và nhét mình lọt thõm trong bóng tối, rồi khi gặp thất bại những người đó lại đổ lỗi cho cuộc đời. Tại sao tôi thế này? Tại sao cuộc đời luôn bất công với tôi?

    Cuộc sống là khúc dạo đầu êm ái mùa Xuân, là ánh nắng chói chang đầu Hạ và chứa cả cái rét thấu xương của trời Đông. Tuy biển luôn nhẹ nhàng, đằm thắm như một thiếu nữ vận chiếc áo lụa xanh trải mình trong gió. Nhưng có ai ngờ chính nó có thể tạo ra những cơn sóng thần, những trận bão tố càng quét cả một thành phố! Hãy yêu thương điều đó vì chính nó sẽ tạo ra cho bạn vô vàn "túi kinh nghiệm" quý báu. Và vì nó là một phần trong cuộc sống này, trong cuộc đời bạn, cuộc đời tôi! Chúng ta đã chọn cho mình những gì cần thiết nhất để học hỏi, yêu thương và chung sống.



    Xem thêm:

    Đăng luận văn, NLXH, kiếm tiền *hot*

    Phân tích bài thơ chạy giặc

    Dàn ý về lòng đố kỵ
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 8 Tháng bảy 2020
Từ Khóa:

Chia sẻ trang này

Đang tải...