Tại Hạ Là Gì? Tại Hạ Là Nam Hay Nữ?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Zero, 28 Tháng bảy 2024.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    708

    Tại hạ nghĩa là gì?


    Tại hạ là một từ gốc Hán, có nghĩa đen là ở bên dưới, nghĩa bóng chỉ tôi, xưng tôi, đây là một cách xưng hô thể hiện sự khiêm nhường của bản thân mình khi nói chuyện với người khác. "Tại hạ" là lời khiêm xưng. Người Trung Quốc xưa thường dùng "khu khu tại hạ" để biểu thị lời khiêm xưng, "khu khu" cũng có thể thay thế cho "tại hạ".

    Tại hạ thường dùng nhiều trong Hí khúc Trung Quốc, hiếm gặp trong chính sử, thuộc lối xưng gọi không sách vở cho lắm. Còn có thuyết nói "tại hạ" là lời tự xưng của dân giang hồ. Từ này có xuất xứ từ chuyện thời xưa ở Trung Quốc khi vào bàn tiệc, bậc tôn trưởng ngồi ở bên trên, cho nên người ta tự xưng mình là "tại hạ" (tức kẻ ngồi ở bên dưới) một cách khiêm nhường. Tại hạ không biểu hiện cho 1 giới tính cụ thể nào, cả nam và nữ đề có thể sử dụng cách xưng hô này.

    Tại hạ trong nguyên ngữ tiếng Trung là 在下

    [​IMG]

    Lời tôn xưng:

    Cổ nhân Trung Quốc có 4 loại tôn xưng là BỆ HẠ, ĐIỆN HẠ, CÁC HẠ và TÚC HẠ.

    Cả 4 loại tôn xưng này đều có chung một nghĩa là: Tôi không dám nhìn vào mặt ngài, bởi địa vị ngài quá cao, mặt ngài quá lớn.

    BỆ HẠ


    "Bệ 陛" là thềm; "bệ hạ 陛下" có nghĩa đen là ở dưới thềm cung điện.

    Thấy hoàng đế tôi không dám nhìn vào mặt hoàng đế, tôi chỉ dám nhìn dưới bệ thềm của ngài thôi.

    Chúng ta đều biết rằng, long ỷ của hoàng đế chính là một cái bệ bảo tọa, trên bệ có bậc tam cấp, bậc tam cấp ấy gọi là thềm;

    ĐIỆN HẠ


    "Điện 殿" là cung điện; "điện hạ 殿下" có nghĩa đen là ở dưới cung điện.

    Thấy thái tử hoặc vương tử, tôi cũng không dám nhìn vào mặt ngài, tôi chỉ dám nhìn ở dưới cung điện;

    CÁC HẠ


    "Các 阁" là lầu các, lầu gác; "các hạ 阁下" có nghĩa đen là ở dưới lầu gác.

    Nhìn thấy tể tướng, tôi cũng không dám nhìn vào mặt ngài, tôi chỉ dám nhìn ở dưới lầu các;

    TÚC HẠ


    "Túc足" là chân; "túc hạ 足下" có nghĩa đen là ở dưới chân.

    Nhìn thấy bậc tôn quí, tôi cũng không dám nhìn vào mặt ngài, tôi chỉ dám nhìn ở dưới chân, có nghĩa là cúi đầu. Quyền lực nằm ở dưới chân, thì nhìn xem bàn chân nằm dưới chân đi về hướng bên nào, đây gọi là "cử túc khinh trọng" (举足轻重, có nghĩa rất quan trọng, nhất cử nhất động đều liên quan đến toàn cục). Bàn chân này của ngài thật quả có sức nặng.

    CÁC HẠ và TÚC HẠ khác nhau như thế nào?


    Theo sách "Nhân thoại lục" thì thời cổ các quan Tam công có lầu các riêng làm dinh thự, các quan huyện cũng có lầu các. Nên sau dùng hai chữ "các hạ" 閣下 nghĩa là "dưới gác" để làm tiếng tôn xưng người đối diện với mình.

    Hai chữ "túc hạ" (足下) người Tàu cũng dùng để tôn xưng kính trọng đối với bạn bè.

    Tại sao "túc hạ" là cách xưng hô kính trọng đối với bạn bè?

    Trong thời kì Xuân Thu Chiến Quốc, vua Hiến Tông nhà Tấn hoang dâm vô đạo, tin nghe những lời vkhống gièm pha, vì thế thái tử Thân Sinh bị giết, người con thứ là Trùng Nhĩ cũng bị bắt buộc phải lưu vong ra nước ngoài.

    Trùng Nhĩ vốn là một vị công tử có danh vọng ở nước Tấn, một số đại thần chính trực như Giới Tử Thôi đã đi theo với công tử Trùng Nhĩ tị nạn ra nước ngoài. Trên đường đi Trùng Nhĩ đầu tiên tới nước Địch, rồi sau tới nước Vệ.

    Nước Vệ thấy Trùng Nhĩ chỉ là một công tử mạt vận cho nên không chịu tiếp đãi, do đó đoàn người lưu vong chỉ còn cách tìm một con đường khác. Một hôm Giới Tử Thôi thấy Trùng Nhĩ đói lả không chịu được nữa, bèn cắt thịt trên đùi mình nấu lên cho Trùng Nhĩ ăn.

    Đoàn người chịu đựng hết mọi nỗi gian khổ, cuối cùng cũng tới được nước Tề. Nhờ có Tề Hoàn Công ủng hộ giúp đỡ, cho nên Trùng Nhĩ lại có thể trở về nước Tấn lên ngôi vua và trở thành Tấn Văn Công.

    Sau khi chấp chính, Trùng Nhĩ phong thưởng rất nhiều cho các đại thần trước kia đã trung thành với mình, nhưng chỉ quên mất một mình Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi oán hận không thể nào chịu được, bèn đưa mẹ vào ẩn cư trong núi sâu.

    Về sau có người nói lên nỗi bất bình về chuyện Giới Tử Thôi. Trùng Nhĩ bèn phái người lên núi mời Giới Tử Thôi xuống núi nhận thưởng, nhưng Giới Tử Thôi cự tuyệt. Lúc bấy giờ lại có kẻ hiến kế xui Văn Công phóng hỏa đốt núi để bắt buộc Giới Tử Thôi phải xuống núi. Trùng Nhĩ bèn làm theo ý kiến đó, nhưng Giới Tử Thôi nhất định không xuống núi, cuối cùng ông cùng với mẹ ôm gốc cây rồi cả hai mẹ con đều bị thiêu sống.

    Trùng Nhĩ rất thương nhớ Giới Tử Thôi, bèn sai người lên núi chặt cái cây ấy đem về làm một đôi guốc gỗ đi vào chân mình và mỗi lần nhìn xuống đôi guốc gỗ này Trùng Nhĩ lại nhớ tới ử Thôi cắt thịt đùi cho mình ăn, và nhà vua thường vỗ hai đầu gối mình và đau lòng nói: "Túc hạ, bi hồ" (kẻ dưới chân ta ôi, đau thương thay). Về sau hai chữ "túc hạ" đã trở thành cách xưng hô tôn kính với bạn bè.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...