Tản Văn Là Gì? Phân Biệt Tản Văn Và Tùy Bút

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 10 Tháng bảy 2019.

  1. Thuỳ Chi

    Thuỳ Chi Well-Known Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    387
    Sự khác nhau giữa tản văn và tùy bút

    Văn học là một hình thức nghệ thuật rất đa dạng về thể loại bao gồm truyện, tiểu thuyết, văn xuôi, thơ, tùy bút, truyền kí, tản văn.. tuy nhiên đôi khi chúng ta không có một khái niệm rõ ràng để phân biệt các hình thức văn học này, hôm nay chúng ta sẽ đi vào phân tích một trong những chủ đề văn học đó là tản văn. Vậy:

    Tản văn là gì?

    Tản văn, hay còn gọi là tạp văn, tạp bút.. là một thể loại văn học đôi khi không có một nội dung nào cụ thể rõ ràng mà chỉ là những gì tác giả chợt thấy và viết ra, viết ngay những gì suy nghĩ trong lòng mà không cần phải đắn đo suy nghĩ tạo ra nội dung cho nó, mang tính bất chợt và phong phú đa dạng về chủ đề, không có giới hạn nào dành cho thể loại văn học này, không cần câu nệ chăm chút từ ngữ, biên soạn nội dung, có thể đơn giản chỉ là tường thuật một sự việc đang diễn ra mà tác giả cảm thấy hứng thú, có chút ấn tượng và muốn ghi lại, truyền tải lại nó dưới hình thức văn chương, hay đơn giản chỉ là miêu tả hình tượng nhân vật.

    Có thể mượn vật để truyền tải tình cảm, tâm tư, hoặc phát biểu quan điểm, hiểu một cách đơn giản đó là một loại mỹ văn, hay loại văn thủ thỉ tâm tình, những chuyện kể tai nghe mắt thấy. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính của tác giả. Nó không đòi hỏi phải mất công xây dựng cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình tiết.. một cách chặt chẽ như ở truyện ngắn hoặc tiểu thuyết.

    Trong văn học cổ Trung Quốc, định nghĩa tản văn được sử dụng để chỉ một thể loại văn xuôi tự do phân biệt với vận văn: Văn vần và biền văn: Câu văn sóng đôi, thường đi đôi với nhau và mang tính chất đối xứng. Một số tác phẩm tản văn danh tiếng đã xuất hiện từ thời Tiên Tần ví dụ như Tả truyện, Chiến Quốc Sách, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Nam Hoa Kinh.. Tuy nhiên người Trung Quốc ít khi dùng khái niệm tản văn mà thường dùng khái niệm tạp văn hay có thể hiểu 1 cách dânn giã là văn tạp nham. Từ tạp nham ở đây không có nghĩa là viết bừa viết đại, người viết tản văn cũng phải có năng khiếu viết văn để có thể tạo mạch cảm xúc riêng cho độc giả khi đọc các tác phẩm của họ và tìm thấy một mảng ý nghĩa nào trong bài tản văn đó.

    [​IMG]

    Theo nhà nghiên cứu Phạm Văn Ánh:

    "Tạp văn với tư cách một thể văn chỉ chính thức ra đời vào khoảng thời cách mạng Ngũ Tứ (1917 – 1924), là những bài luận văn ngắn, giàu tính luận chiến, thường xoay quanh một số vấn đề về xã hội, lịch sử, văn hóa, chính trị.. Đặc điểm chung của tạp văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng, phản ứng một cách kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng và sắc sảo."

    Từ điển văn học, bộ mới. NXB Thế Giới, 2004, tr. 1601

    Ở giai đoạn ấy của văn học sử Trung Quốc, một loạt tác giả tạp văn đã xuất hiện: Trần Độc Tú, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Úc Đạt Phu, Đường Thao, Từ Mậu Dung v. V.. Tất nhiên, tạp văn gia đáng gọi là "siêu quần bạt tụy" trong số đó, không ai khác, chính là văn hào Lỗ Tấn (1881 - 1936). Gần như "cùng pha" về thời gian, nhưng ở văn học Việt Nam, là sự xuất hiện của một số tác giả: Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Phan Khôi v. V..

    Căn cứ vào những tên tuổi kể trên, cả ở văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam, ta có thể thấy xuất phát điểm ban đầu của tản văn đó là từ báo chí, một thành tố văn hóa đặc trưng cho đời sống tinh thần của xã hội kể từ khi bước vào thời hiện đại. Tạp văn gắn liền với báo chí, từ báo chí mà ra, và cũng từ báo chí mà tạp văn hình thành những đặc điểm cơ bản của nó: Ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng, phản ứng một cách kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng và sắc sảo..

    Người ta viết tản văn/ tạp văn/ tạp bút trước hết là để đăng báo, thường trên dưới 1.000 chữ/ bài, sau đó mới gom các bài lại in thành sách theo một chủ đề nào đó, hoặc có khi cũng chẳng cần phải theo chủ đề nào cả. Người ta có thể viết tản văn với mọi thứ ở trên đời, chứ không chỉ là "những vấn đề bức xúc của xã hội". Dù rằng, phải nói ngay, "những vấn đề bức xúc của xã hội" chính là vùng đề tài quan trọng nhất và giàu tiềm năng khai thác nhất của tản văn. Bởi, đời sống cứ điềm nhiên trôi đi trong sự phong nhiêu của nó, sự phong nhiêu hợp thành từ cái bộn bề lộn xộn tốt xấu, hay dở mà con người chúng ta phải đối mặt.

    [​IMG]

    Báo chí là nơi khởi nguồn của tản văn..

    Những đặc điểm của tản văn

    Tính trữ tình

    Mỗi nhà văn có thể sáng tác tản văn qua những gì họ nhìn thấy, họ suy nghĩ, họ cảm nhận được. Muốn viết tản văn cần có "sự cảm nhận" rồi viết về những gì mà nhà văn tự mình cảm thấy, tự mình trải qua như một điều tất yếu

    Nếu tiểu thuyết viết về sự việc trong cuộc đời người khác thì tản văn lại viết về chính mình, cho dù có viết về người khác thì trên thực tế cũng là viết về chính mình mà thôi. Cái mà tiểu thuyết viết là ngoài bản thân nhưng cái tản văn viết lại chính là sự việc của tác giả

    Trong khi tiểu thuyết dễ chạm đến, dễ cảm nhận thì tản văn lại khó cảm, nó tựa như là sự phân thân của nhà văn, là sự ghi chép lại một cách hư cấu trong bản thân của nhà văn

    Suy cho cùng, tản văn chính là biểu lộ sự chân thành chân thực một cách linh hoạt. Trong sáng tác tản văn, đề tài có thể gặp nhưng không thể cầu được là có. Tản văn tất yếu phải dựa vào tình cảm chân thành xuất phát từ cuộc sống và kinh nghiệm nghệ thuật chứ không phải là sự chắp vá, thiếu thì bổ sung.

    Tính tự do, phóng khoáng

    Tản văn là thể văn tự do và phóng túng vô cùng. Bất luận đề tài, bố cục kết cấu hay thủ pháp nào thì tản văn đều ít có tính quy phạm, cách thức, hạn chế, tất cả đều là cảm nhận và giãi tác giả làm trung tâm.

    Trong tác phẩm tản văn luôn có nghị luận logic và cả tranh luận nhưng nó không hề giống văn phê bình hay văn lí luận với thái độ trang nghiêm khiến người đọc dường như thấy tức giận, phẫn nộ ngay khi đọc.

    Có thể thấy tản văn có kết cấu tự do. Đặc điểm tự do trong kết cấu này của tản văn khiến người đọc có cảm giác tản mạn, nhưng cái "tản" này không hề có sự lộn xộn.

    Tính đa dạng về đề tài

    Tản văn là thể loại có đề tài rộng lớn từ lịch sử, hiện tại, tương lai, tự nhiên, xã hội, nhân sinh, sự kiện, cảnh vật, tình cảm, tinh thần cho đến thiên văn, địa lí, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, triết học..

    Tản văn với hình thức phong phú không theo bất kể một khuôn nào. Hình thức thể loại tản văn hết sức linh hoạt, có thể liên hệ với các thể loại khác tạo nên tính tạo hình rất lớn.

    Người ta căn cứ vào đối tượng và hình thức thể hiện để chia tản văn thành ba loại: Tản văn tự sự, tản văn trữ tình, tản văn nghị luận.

    Qua những giãi bày của các nhà văn, tản văn bao hàm những triết lí sâu sắc, tình ý đậm chất thơ là những yếu tố hấp dẫn người đọc.

    Ngôn ngữ xúc tích

    Ngôn ngữ tản văn bóng bẩy, trong sáng, súc tích, tươi mới, tự nhiên. Đề tài của tản văn rộng nhưng đều nằm trong những suy nghĩ, trải nghiệm của tác giả từ cuộc sống thường ngày cho đến các hiện tượng khác.

    Chính những nội dung này lại rất hợp với ngôn ngữ tự nhiên, tươi mới, gọn gàng, bóng bẩy. Tản văn miêu tả nhân vật, âm thanh và tình cảm hết sức sinh động chân thành. Những dòng cảm xúc diễn ra hết sức tự nhiên.

    Kỹ năng viết tản văn

    Tản văn là một thể loại không khó nhưng ít ai có thể tự viết một cách nhuần nhuyễn. Quan trọng phải tìm hiểu kỹ đề tài, quá trình tìm hiểu tạo ra sản phẩm mới.

    Nhà văn Đỗ Phấn đã nói rằng tản văn không có số chữ quá nhiều nhưng lại vô cùng tốn chữ bởi mỗi câu chữ viết ra phải cân nhắc thật kĩ để truyền tải thông điệp, ý nghĩa một cách hiệu quả nhất tránh phí phạm.

    Như vậy kỹ năng cần thiết cho một người viết tản văn hay là phải trau dồi vốn ngôn từ, lối hành văn mang đậm phong cách riêng của tác giả để thu hút người đọc.

    [​IMG]

    Phân biệt giữa tản văn và tùy bút

    Tản văn và tùy bút đều có nguồn gốc từ thời trung đại, tuy nhiên, tùy bút được "ẩn thân" vào thể ký nên chưa biểu hiện rõ ràng. Đến thế kỷ 20, tùy bút mới thực sự hiện diện với tư cách một thể loại văn xuôi hiện đại, rồi từng bước khẳng định sự góp mặt xứng đáng bằng nhiều tên tuổi lớn, nhiều tác phẩm có giá trị. Cả 2 hình thức này đều thuộc thể loại văn xuôi tự sự, trữ tình và đều mang tính chất hư cất: Viết được trên cảm xúc có thật, người viết đã chứng kiến hoặc trải nghiệm qua cảm xúc ấy.

    Sự khác nhau giữa tản văn và tùy bút là Tản văn có đề tài rộng lớn bao quát hơn. Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt mãnh liệt như thơ, đề tài của tản văn tuy rộng nhưng cái rộng lớn đa dạng của nó là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động và cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác. Nó cũng không đòi hỏi người viết sự "thâm nhập thực tế" một cách trường kỳ và cái nhìn quan sát có tính chủ ý cao như ở tùy bút hay bút ký.

    Một sự việc xảy ra trên đường phố ồn ào, một tiếng dương cầm vang lên giữa đêm khuya, một sắc hoa ban muốt trắng ở vùng núi cao phía Bắc khi xuân về v. V.. Tất cả những điều chừng như tủn mủn lặt vặt ấy đều có thể là cái cớ cho một tản văn ra đời. Vấn đề còn lại chỉ là sức cảm, sức nghĩ, là độ rộng và chiều sâu trong trường liên tưởng của người viết mà thôi.

    Tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang nét phóng túng nhưng phóng túng này mang đậm cái tôi của nhà văn. Đòi hỏi tác giả phải trải qua hành trình dài, thậm chí là gian nan, vất vả để cho ra một tác phẩm tùy bút hay. Đặc điểm gần như là nguyên tắc của tùy bút là: Coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, phong cách, quan điểm của người viết, tạo cho độc giả có dấu ấn nhận biết tác phẩm tùy bút của tác giả đó.

    Xem thêm:

    Viết tản văn kiếm tiền *hot*

    Mua bitcoin chờ tăng giá bán làm giàu

    Tùy bút là gì
     
    Zero thích bài này.
    Last edited by a moderator: 9 Tháng mười 2023
Đang tải...