Thất Tịch Là Gì? Tại Sao Thất Tịch Lại Mưa?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Zero, 8 Tháng tám 2019.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    708
    Ngày thất tịch là gì?

    Thất tịch hay còn gọi là lễ Khất Xảo, lễ Thất Xảo, tiết Thất Tỷ là một từ có nguồn gốc Hán Việc dùng để chỉ ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau theo quan niệm của Trung Quốc và một số nước Châu Á theo văn hóa phương đông ảnh hưởng bởi ngày lễ này của Trung Quốc trong đó có Việt Nam, nghĩa đen của từ Thất tịch là: Đêm mùng bảy.

    Ngày lễ thất tịch còn được gọi là ngày lễ tình yêu hay valentine Đông Á theo cách gọi của người phương Tây. Theo truyền thuyết, ngưu Lang và chức Nữ vì phạm tội nên thiên đình bắt 2 người này phải cách xa nhau và mỗi năm chỉ cho gặp nhau 1 lần vào ngày thất tịch, sau một năm xa cách, cứ đến ngày này hằng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước.

    [​IMG]

    Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ

    Tương truyền rằng, ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng chăn bò tên là Ngưu Lang - có nghĩa là chàng trai chăn bò . Ngưu Lang mồ côi cha mẹ từ nhỏ, chàng sống với anh trai, mặc dù rất trung thực, tử tế và chăm chỉ làm việc nhưng sau Ngưu Lang vẫn bị chị dâu hắt hủi đuổi ra khỏi nhà.

    Ngưu Lang sống một mình trên đồi cùng với một chú bò. Một ngày nọ, Ngưu Lang dắt bò ra đồng, khi băng qua một hồ nước gần đó, chàng bất ngờ trông thấy bảy nàng tiên đang tắm và nô đùa trong hồ. Cả bảy nàng tiên đều xinh đẹp nhưng Ngưu Lang không thể rời mắt khỏi nàng tiên trẻ tuổi nhất.

    Đột nhiên, Ngưu Lang nghe thấy chú bò nói với mình: "Cô ấy là con gái út trong bảy người con của Ngọc Hoàng, tên nàng là Chức Nữ. Nếu anh lấy xiêm y của nàng, nàng sẽ không thể trở về và sẽ chung sống với anh." Ngưu Lang thấy vậy liền làm theo lời chú bò và lén giấu xiêm y của nàng tiên nữ Chức Nữ đi.

    Khi các nàng tiên chuẩn bị bay về trời thì Chức Nữ tìm mãi mà vẫn không thấy xiêm y của mình. Sợ trễ giờ quay về Thiên Thượng nên các chị gái của nàng đành buồn bã để nàng ở lại. Chức Nữ một mình tìm kiếm, nàng cảm thấy vô vọng rồi bật khóc.

    Ngưu Lang cảm thấy hối hận vì đã khiến Chức Nữ phải khóc nên chàng đã bước ra khỏi lùm cây và trả lại quần áo cho nàng. Ngưu Lang cũng thành thật thú nhận là mình bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của nàng và xin cưới nàng làm vợ.

    Chức Nữ cảm thấy Ngưu Lang là một chàng trai tốt bụng, dễ thương, chân thành và thiện tâm nên nàng đã đồng ý ở lại cùng Ngưu Lang, cũng vì nàng chẳng thể quay lại Thiên Thượng được nữa. Ngưu Lang và Chức Nữ sống hạnh phúc bên nhau, ngày ngày Ngưu Lang chăn bò và làm ruộng, còn Chức Nữ ở nhà thêu thùa may vá.

    Chẳng bao lâu sau, họ sinh được hai đứa bé đáng yêu, một trai một gái, cuộc sống của gia đình bé nhỏ cứ thế bình yên trôi qua. Thấm thoắt đã vài năm trôi qua nhưng với trên Thiên Thượng chỉ là một quãng thời gian rất ngắn.

    Ngọc Hoàng và Vương Mẫu đã phát hiện ra cô con gái út đã mất tích. Vương Mẫu rất giận dữ khi biết rằng Chức Nữ đã vi phạm luật thiên đình, ở lại Nhân gian và cưới một người thường. Bà đã sai thiên binh xuống mang Chức Nữ trở về.

    Chú bò của Ngưu Lang đã biết được điều này và nói với Ngưu Lang về chuyện sắp xảy ra, nó cũng không quên dặn Ngưu Lang lấy da của nó choàng qua người và hai con thì cũng có thể bay lên trời.

    Nói xong thì chú bò cũng qua đời, dù đau lòng nhưng Ngưu Lang vẫn nghe theo lời khuyên của chú bò, chàng lột da nó và mai táng xác bên gốc cây gần nhà. Khi Ngưu Lang vừa về đến nhà, bầu trời đột nhiên xám xịt và gió bắt đầu gào thét. Thiên binh xuất hiện, xông vào nhà và bắt Chức Nữ đi.

    Chức Nữ biết mình không thể thoát được, nàng ngoái đầu nhìn chồng con mà đẫm nước mắt nói lời từ biệt. Nhớ đến lời khuyên của chú bò, Ngưu Lang nhanh chóng khoác da bò, đặt hai đứa con vào hai cái thúng rồi gánh lên vai và chạy theo Chức Nữ.

    Chàng cố gắng chạy thật nhanh, thật nhanh nhưng khi tới gần, đúng lúc anh định vươn tay nắm lấy vợ mình thì Vương Mẫu đã rút trâm cài đầu và vạch nên một đường ngăn cách. Ngay lập tức, một dòng sông lớn được tạo ra và chia cắt hai người.

    Dòng sông ấy sau này được gọi là Dải Ngân Hà. Từ đó về sau, Ngưu Lang Chức Nữ đã bị chia ly nơi đôi bờ sông. Chức Nữ ở phía bên này sông, còn Ngưu Lang và hai người con đứng ở bên kia sông. Ngày qua ngày, nước mắt tuôn rơi, họ nhìn mãi về phía bên kia sông, nơi ấy có người mà mình thương yêu.

    Vương Mẫu cuối cùng đã cảm động trước tấm lòng thủy chung ấy, vì thế bà đã đồng ý cho họ được gặp nhau mỗi năm một lần. Đó chính là ngày 7 tháng 7 âm lịch. Vào đêm này hàng năm, một đàn quạ lớn sẽ bay lên trời và tạo nên một chiếc cầu bằng thân thể chúng, bắc ngang qua dòng sông thần, gọi là cầu Ô Thước.

    Chỉ duy nhất vào đêm ấy Ngưu Lang và Chức Nữ mới có thể băng qua Dải Ngân Hà để đến bên nhau. Tiết Thất tịch diễn ra vào giữa mùa hè khi tiết trời ấm áp và cây cỏ xanh ngát. Nếu lắng tai nghe, bạn có thể nghe được âm thanh như lời thì thầm của Ngưu Lang và Chức Nữ đang thổ lộ tình yêu sau thời gian dài xa cách.

    [​IMG]

    Phiên bản Việt Nam

    Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

    Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.

    Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạlấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông. Tuy nhiên sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng, Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lện họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau. Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ được sống bên nhau.

    Có lẽ do tích này mà khu vực Bình Định - miền Trung Việt Nam có từ "quạ làm xâu" nói về những con quạ vắng đi đâu một thời gian rồi trở về với cái đầu trọc lóc trong rất khôi hài. Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.

    [​IMG]

    Tại sao thất tịch lại mưa?

    Vì thời tiết tháng 7 thường hay có mưa bão - nhất là ở khu vực ngoài Bắc gần biên giới với Trung Quốc - cho nên vào ngày này thường có mưa ngâu mà dân gian cho rằng đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của nhớ nhung tình cảm vợ chồng ngưu lang chức nữ khi gặp nhau sau bao nhiêu ngày xa cách rơi xuống trần gian tạo thành mưa. Dân gian ta có câu: "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền."

    Tuy nhiên, do sự biến đổi khí hậu trên trái đất mà cũng có rất nhiều ngày 7/7 không có mưa, cư dân mạng thường gọi là ngày Thất tịch không mưa và họ cho rằng do Ngưu Lang không được gặp Chức Nữ nên ngày này không có mưa.

    [​IMG]

    Ngày thất tịch là ngày mấy?

    Ngày thất tịch được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 7 hằng năm tính theo âm lịch. Riêng đối với Nhật Bản thì họ đổi lại thành ngày 7 tháng 7 dương lịch. Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch còn được gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu". Vào ngày này các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

    Ở Hà Nội, vào ngày này, giới trẻ thường đổ về Chùa Hà để cầu quyên, cầu tình. Sở dĩ chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý. Vua Lý Thánh Tông lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này.

    [​IMG]

    Ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch?

    Cũng chính bởi ý nghĩa đặc biệt của ngày lễ Thất Tịch với câu chuyện tình "vượt núi vượt sông" ấy mà nhiều người luôn cho rằng ngày 7 tháng 7 Âm lịch là ngày để cầu nhân duyên. Vào ngày này, các đôi trai gái thường biểu diễn nấu món chè đậu đỏ để ăn với nhau, vì theo quan niệm Trung Quốc ăn đậu đỏ được xem là đồng nghĩa với việc cầu duyên. Theo truyền thuyết, những người ăn đậu đỏ vào ngày này nếu độc thân thì sẽ nhanh chóng tìm được ý chung nhân, còn nếu đã có đôi có cặp thì sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững. Tránh nhầm với việc ăn đậu hũ nha các bạn, kẻo thay vì bạn nam rủ đi ăn đậu đỏ lại rủ đi ăn đậu hũ thì tuyệt đối đừng đi, vì sao thì xem tại đây: Ăn đậu hũ là gì?

    Có rất nhiều món ăn được làm từ đậu đỏ như chè đậu đỏ, bánh bao nhân đậu đỏ, bánh rán doremon, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ.. Nếu không tự làm được, bạn có thể ghé các địa điểm bán chè tha hồ lựa chọn các vị đậu đỏ cho mình. Chẳng hạn như chè đậu đỏ thập cẩm, chè sữa chua đậu đỏ, trà sữa đậu đỏ, bingsu đậu đỏ.. Vào ngày này, đảm bảo món chè hay đồ giải khát kèm đậu đỏ vô cùng đắt hàng. Mặc dù không rõ ăn đậu đỏ có đem lại sự may mắn thực sự cho những ai thoát kiếp độc thân hay không nhưng hương vị thơm ngon hấp dẫn do đậu đỏ đem lại cũng đáng để bạn thử vô cùng.

    [​IMG]

    Lễ thất tịch ở Trung Quốc là gì?

    Đây là ngày hội truyền thống ở Trung Quốc để các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo trong ngày này và để cầu mong lấy được ông chồng tốt. Ngày này còn có các tên gọi khác như:

    Khất xảo tiết (乞巧節; qǐ qiǎo jié - Lễ hội thể hiện tài năng)

    Thất thư đản (七姐誕; qī jiě dàn - Sinh nhật cô em thứ bảy)

    Xảo tịch (巧夕; qiǎo xì - Đêm kỹ năng)

    Vào đêm Thất Tịch, các cô gái ở Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động như cầu nguyện trước sao Chức Nữ để mong được kéo tay, xem nhện dệt tơ, luồn kim xe chỉ, trồng cây xin con, thờ phụng "Ma hát nhạc", tế bái Chức Nữ, cúng sao Khôi, phơi đồ, phơi sách, tổ chức sinh nhật cho trâu..

    Vì những người tham dự các hoạt động này đều là các thiếu nữ, mà nội dung ngày hội lại là vì cầu xin Chức Nữ chúc phúc cho các cô gái được khéo tay, nên còn được gọi là lễ thiếu nữ hoặc lễ nữ nhi.

    Thất Tịch khởi nguyên từ đời Hán, trong Tây Kinh Tạp Ký có ghi: "Hán Thải nữ thường luồng kim xỏ chỉ vào ngày bảy tháng bảy, từ đấy người người làm theo." Đây cũng là những ghi chép sớm nhất về tục thờ cúng Chức Nữ.

    Đến thời Tống, trong Khai Nguyên Thiên Bảo có ghi: Đường Thái Tông và phi tử mỗi lần Thất Tịch đều tổ chức yến tiệc, các cung nữ cầu nguyện cho được khép tay; tập tục này kéo dài mãi tới tận đời Tống Nguyên.

    Đến ngày 20/05/2006, ngày lễ Thất Tịch đã chính thức được xếp vào di sản văn hóa phi vật chất của Trung Quốc.

    Tại Hàn Quốc là lễ Chilseok (칠석). Nhật Bản cũng kỷ niệm lễ hội này để kỷ niệm ngày gặp gỡ của Orihime (織姫 Chức Cơ) (tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (彦星 Ngạn Tinh) (tức sao Ngưu Lang), gọi là lễ Tanabata (七夕), nhưng theo dương lịch.

    [​IMG]

    Lễ hội thất tịch ở Nhật Bản

    Lễ hội được cho là du nhập vào Nhật trong thế kỷ thứ 8 và phổ biến rộng từ thời kỳ Edo.

    Ở Nhật Bản, đặc biệt tại thành phố Sendai và Hiratsuka và vùng Tōhoku, lễ hội này còn được gọi là "Tanabata" và được tổ chức bắt đầu vào ngày 7 tháng 7 dương lịch hàng năm với nhiều hình ảnh trang hoàng được làm từ giấy, vào đêm trước, thường có bắn pháo bông tại công viên Nishi-kōen. Sau đó lễ hội tiếp tục được mở rộng ra tại nhiều vùng cho đến giữa tháng 8.

    Theo phong tục, người dân xếp hình giấy theo 7 hình thông dụng, như cánh hạc (折り鶴; Orizuru), Kimono bằng giấy (紙衣; Kamigoromo), túi xách (巾着; Kinchaku), lưới (投網; Toami), bao (くずかご; Kuzukago). . để trang trí hoặc để tặng nhau để chúc may mắn, tốt lành.

    Vào ngày lễ hội, người Nhật viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ mang đến cho họ những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Ngoài ra nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em, Tanabata Matsuri là một ngày hội lớn. Ở trường và ở nhà, bọn trẻ sẽ cùng nhau trang trí cho các cành trúc mà ở đó chúng sẽ treo những mảnh giấy ghi rõ mơ ước của mình.

    Một trong những biểu tượng đáng nhớ của Tanabata ở Sendai là những cột giấy Fukinagashi (吹き流し) với năm màu sắc sặc sỡ được ví như những sợi chỉ may vá của Orihime. Với độ cao trung bình từ 5 – 6m, Fukinagashi là một trong bảy vật trang trí được xem như vật trung gian mang lời cầu nguyện của con người đến với tổ tiên và thần linh.

    Tanabata Matsuri là một lễ hội có tính chất tôn giáo rõ nét. Sư dung hợp hài hòa giữa tín ngưỡng bản địa Thần đạo cùng với triết lý sâu sắc của Phật giáo đã khiến cho nó trở thành một lễ hội dân gian không thể thiếu của mùa hè Nhật Bản.

    [​IMG]
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...