Thứ Tự ABC Bảng Chữ Cái Tiếng Anh, Tiếng Việt Chuẩn

Thảo luận trong 'Học Tập' bắt đầu bởi Goo.gl, 30 Tháng mười hai 2020.

  1. Goo.gl

    Goo.gl Moderator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    126
    Thứ tự bảng chữ cái tiếng Anh và tiếng Việt ABC

    1. Bảng chữ cái tiếng Anh


    Bảng chữ cái tiếng Anh còn gọi là Alphabet gồm có 26 ký tự được kế thừa từ bảng chữ cái Latin gồm 24 ký tự

    Bảng chữ cái tiếng Anh viết hoa

    A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

    Bảng chữ cái tiếng ANh viết thường

    a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z

    Phiên âm cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

    [​IMG]

    Trong bảng chữ cái tiếng Anh có:

    5 nguyên âm: a, e, o, i, u

    21 phụ âm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z

    Các nguyên âm và phụ âm đơn có cách đọc khá đơn giản, tuy nhiên khi chúng được ghép với nhau lại có thể tạo nên những cách phát âm khác nhau lên tới 44 cách phát âm khi ghép từ cơ bản. Với từng trường hợp ghép âm cụ thể bạn lại có thể phát âm khác 1 chút, nên bạn tuyệt đối không được sử dụng cách phát âm đơn này để làm tiêu chuẩn cho cách phát âm các từ khác nhau. Để đọc chính xác được từ, chữ cụ thể bạn phải sử dụng từ điển tin cậy để tra cứu cách đọc và sử dụng phiên âm quốc tế của chúng để đọc chuẩn.

    [​IMG]

    2. Thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt


    Bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa

    A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y

    Bảng chữ cái tiếng Việt viết thường

    a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y

    [​IMG]


    Theo như quy chuẩn của Bộ giáo dục thì hiện nay bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn có 29 chữ cái, 10 số và 5 dấu thanh câu.

    Trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay gồm 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như là: ua - uô, ia – yê – iê, ưa - ươ.

    Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng mà người học tiếng Việt cần phải lưu ý về cách đọc các nguyên âm trên như sau:

    a và ă là hai nguyên âm. Chúng có cách đọc gần giồng nhau từ trên căn bản vị trí của lưỡi cho đến độ mở của miệng, khẩu hình phát âm.

    Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự giống nhau cụ thể là âm Ơ thì dài, còn đối với âm â thì ngắn hơn.

    Đối với các nguyên âm, các nguyên âm có dấu là: ư, ơ, ô, â, ă cần đặc biệt chú ý. Đối với người nước ngoài thì những âm này cần học nghiêm chỉnh bởi chúng không có trong bảng chữ cái và đặc biệt khó nhớ.

    Đối với trong chữ viết tất cả các nguyên âm đơn đều chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết và không lặp lại ở cùng một vị trí gần nhau. Đối với tiếng Anh thì các chữ cái có thể xuất hiện nhiều lần, thậm trí đứng cùng nhau như: look, zoo, see,... Tiếng Việt thuần chủng thì lại không có, hầu hết đều đi vay mượn được Việt hóa như: quần soóc, cái soong, kính coong,...

    Hai âm "ă" và âm "â" không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.

    Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt


    Trong bảng chữ cái tiếng Việt có phần lớn các phụ âm, đều được ghi bằng một chữ cái duy nhất đó là: b, t, v, s, x, r... Ngoài ra còn có chín phụ âm được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như:

    Ph: có trong các từ như - phở, phim, phấp phới.

    Th: có trong các từ như - thướt tha, thê thảm.

    Tr: có trong các từ như - tre, trúc, trước, trên.

    Gi: có trong các từ như - gia giáo, giảng giải,

    Ch: có trong các từ như - cha, chú, che chở.

    Nh: có trong các từ như - nhỏ nhắn, nhẹ nhàng.

    Ng: có trong các từ như - ngây ngất, ngan ngát.

    Kh: có trong các từ như - không khí, khập khiễng.

    Gh: có trong các từ như - ghế, ghi, ghé, ghẹ.

    Trong hệ thống chữ cái tiếng Việt có một phụ âm được ghép lại bằng 3 chữ cái: chính là Ngh – được dùng trong các từ như - nghề nghiệp.

    Không chỉ có thế mà còn có ba phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau cụ thể là:

    Phụ âm /k/ được ghi bằng:

    • K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (VD: kí/ký, kiêng, kệ...);
    • Q khi đứng trước bán nguyên âm u (VD: qua, quốc, que...)
    • C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: cá, cơm, cốc,...)
    Phụ âm /g/ được ghi bằng:

    • Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: ghi, ghiền, ghê,...)
    • G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: gỗ, ga,...)
    Phụ âm /ng/ được ghi bằng:
    • Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: nghi, nghệ, nghe...)
    • Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: ngư, ngả, ngón...)
     
Đang tải...