Tiền Ảo Có Được Coi Là Tiền Tệ Không?

Thảo luận trong 'Crypto' bắt đầu bởi Zero, 19 Tháng mười một 2022.

  1. Zero

    Zero Active Member Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    627
    Tiền ảo có được coi là tiền tệ không?

    Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế số, hiện đại số như hiện nay, thuật ngữ tiền ảo, tiền điện tử đã không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề đã và đang xảy ra liên quan đến những vấn đề pháp lý của tiền ảo. Một trong số đó là việc giải quyết câu hỏi: "Tiền ảo có được coi là tiền tệ không?"

    Trước tiên, tiền tệ là gì?

    Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất cho các loại hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

    Tiền tệ là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ một hay nhiều quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là "tiền lưu thông". Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền pháp định) do Nhà nước phát hành, tiền hàng hóa (gạo, muối, vàng), tiền thay thế (coupon, dặm bay, điểm thưởng, phỉnh poker), hoặc tiền mã hóa do một mạng lưới máy tính phát hành (điển hình là Bitcoin).


    [​IMG]

    Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với quốc gia khác, người ta dùng cụm từ "đơn vị tiền tệ". Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi (ví dụ: Đô la, franc) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó, người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (ví dụ: USD). Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR.

    Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy, nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy.


    Tiền ảo là gì?

    Tiền ảo (hoặc tiền số) là một loại tiền kĩ thuật số không được kiểm soát và phát hành bởi Nhà nước, mà thường được kiểm soát và phát hành bởi các nhà phát triển của nó và được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể. Vào năm 2014, Cơ quan ngân hàng Châu Âu định nghĩa tiền ảo là "một đại diện kỹ thuật số về giá trị không được phát hành bởi ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền, cũng không nhất thiết phải gắn với tiền tệ fiat, nhưng được chấp nhận bởi các thể nhân hoặc pháp nhân như một phương tiện thanh toán và có thể được chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử". Tuy nhiên cũng có một số loại tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành được định nghĩa là "Tiền tệ kĩ thuật số của ngân hàng trung ương".

    Tính đến tháng 4 năm 2021, Việt Nam có hơn 20 loại tiền ảo và tiền mã hóa phổ biến dựa trên cộng đồng người tham gia. Nhiều người Việt Nam vẫn thường nhầm lẫn giữa khái niệm "tiền ảo" và "tiền mã hóa", và từng mất hàng tỷ đồng khi đầu tư vào các sàn tiền ảo như Binary Option, Wefinex, Raidenbo, Bitono, Pocinex, Deniex, GardenBO.. Đây thực chất là những giao dịch nhị phân, núp bóng các dự án tiền mã hóa. Vào tháng 8 năm 2021, Bộ công an Việt Nam cảnh báo các sàn tiền ảo này có dấu hiệu kinh doanh đa cấp, lừa đảo người chơi gây tổn thất vô cùng nặng nề.


    Tiền ảo có được coi là tiền tệ tại Việt Nam không?

    Trong bối cảnh phần lớn các quốc gia đã có tuyên bố liên quan đến tiền ảo hoặc Bitcoin, tại Việt Nam, từ năm 2013, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chủ động nghiên cứu và khẳng định: Bitcoin cũng như các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ hợp pháp và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định chung của pháp luật Việt Nam (Công văn số 5747 của Ngân hàng Nhà nước gửi Văn phòng Chính phủ ngày 21-7-2017)

    Tại Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tiền ảo với tư cách là tiền tệ, phương tiện thanh toán.


    [​IMG]

    Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về tài sản thì tài sản là vật, tiền, thủ tục có giá trị và quyền tài sản. Tài sản được hiểu là vật chất và những ích lợi vật chất nhằm dùng cho cho nhu cầu của cuộc sống và làm vững mạnh của xã hội loài người.

    Mặt khác, tài sản còn là điều kiện để chủ thể sử dụng vào các quan hệ xoay quanh tài sản, đền bù thiệt hại. Thế nên, tài sản phải tồn tại khách quan và theo khả năng của con người thì phải chiếm hữu, chi phối, kiểm soát được.

    Tiền ảo không phải là tài sản, về mặt lý luận thì tiền ảo là tài sản ảo. Con người không kiểm soát được tiền ảo theo khả năng, không xác định được những tính chất của nó. Chính vì thế nên không thể dùng làm đối tượng của các quan hệ luật pháp dân sự.

    Ngân hàng Nhà nước đã gửi tới Chỉnh phủ Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó đã bổ sung quy định về phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam (không bao gồm bitcoin và các loại tiền ảo) và bổ sung quy định cấm phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp (như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự).

    Ngân hàng Nhà nước cũng đã gửi tới Chính phủ biên bản Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó đã quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp và không được thừa nhận.

    Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tư pháp bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp như Bitcoin và các loại tiền điện tử tương tự.


    Tiền ảo có được coi là tiền tệ thế giới không?

    Dưới góc độ là tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán, qua nghiên cứu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, hầu hết các quốc gia không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp. Giải thích cho quan điểm này, các cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra hai lí do:

    Đầu tiên, nếu chấp nhận nó là tiền tệ, là phương tiện thanh toán hợp pháp thì chủ quyền quốc gia về phát hành tiền tệ đã, đang và sẽ bị xâm phạm, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí, điều hành và phân phối tiền tệ do tiền ảo nằm ngoài phạm vi quản lý, điều tiết của ngân hàng trung ương.

    Thứ hai, với viễn cảnh tiền ảo được chấp nhận, tiền ảo sẽ tạo điều kiện để trốn thuế, chuyển tiền bất hợp pháp, thanh toán, tài trợ cho các giao dịch bất hợp pháp vì các giao dịch thanh toán bằng tiền ảo là ẩn danh, không có dấu vết, gây ra các hậu quả nặng nề, ảnh hưởng thậm chí làm chững lại nền kinh tế thế giới và các khía cạnh khác của đời sống xã hội.


    [​IMG]

    Trong một diễn đàn của các nhà lãnh đạo các nước, các chuyên gia kinh tế và CEO đã đồng thuận: "Tiền ảo như Bitcoin sẽ không bao giờ có tác dụng như đồng USD hay Yen trong thế giới thật"

    Trong năm 2017, giá Bitcoin đang trên đà phát triển gần ngưỡng 20.000 USD bỗng giảm mạnh xuống 11.000 USD. Quan ngại về điều này, bà Cecilia Skingsley, phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển đã tuyên bố: "Sẽ không có vấn đề gì với những người mua và sử dụng Bitcoin như một loại tài sản đầu tư. Nhưng giá trị của nó quá dễ mất đi để được coi là một loại tiền tệ thực sự."

    Theo bà Jennifer Zhu Scott, một nhà đầu tư tiền ảo: "Lúc này các đồng tiền ảo không thể thay thế được vàng. Nó chỉ đơn giản là làm một số việc tốt hơn là vàng làm được." Tính từ cùng kì năm ngoái đến nay, hàng loạt các dịch vụ thanh toán quốc tế đã tạm dừng việc chấp nhận các giao dịch bằng tiền ảo do sự sụt giảm đáng kể lượng khách dùng Bitcoin để thanh toán và tính ứng dụng trong thực tế của đồng tiền này vẫn còn nhiều hạn chế. Có rất nhiều trường hợp đã ghi nhận các khoản thanh toán bằng đô la Mỹ có giá trị vừa và nhỏ nhưng khi thanh toán bằng đồng tiền ảo Bitcoin thì phải mất vài ngày mới hoàn thành giao dịch hoặc mất thêm một phần phụ phí để đẩy nhanh quá trình giao dịch.

    Bàn luận về vấn đề này, Bộ trưởng bộ Ngân khố Hoa Kỳ Steven Munuchin tuyên bố: "Chúng tôi khuyến khích sự đổi mới nhưng chúng tôi luôn muốn đảm bảo rằng thị trường phải an toàn và tiền ảo không bị lợi dụng cho các hoạt động bất hợp pháp." Thủ tướng Anh Theresa May cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên và bổ xung: "Chúng tôi rất thận trọng với tiền ảo vì đây là công cụ thường được tội phạm sử dụng."

    Tóm lại, tiền ảo cũng đem đến những lợi ích nhất định, thỏa mãn các giá trị tương tự như tiền tệ lưu thông nhưng nó vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập chưa thể giải quyết triệt để. Tiền ảo đã và đang trên đà phát triển vượt bậc và rõ ràng, nó vẫn sẽ cần trải qua cả một quá trình dài phía trước để đứng vững gót chân trong làng kinh tế thế giới.

    Jenny
     
Đang tải...