Tiền ảo có được coi là tiền tệ không? Khái niệm tiền ảo Tiền ảo hay còn có tên gọi Tiếng Anh là Cryptocurrency, là một dạng tài sản kỹ thuật số. Chúng được mã hóa để có thể trao đổi trên các nền tảng trực tuyến. Như các bạn đã biết, tiền ảo chỉ có ở dạng mã hóa chứ không tồn tại ở hình dạng vật lý. Do đó, tiền ảo chỉ có thể sử dụng trên Internet trong một cộng đồng ảo cụ thể. Những người tham gia cộng đồng ảo đó có thể sử dụng tiền điện tử để giao dịch, trao đổi, thanh toán hoặc lưu trữ. Một số quy định của pháp luật Việt Nam về tiền ảo Ngày 27/2/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu tiên ra thông cáo báo chí về tiền ảo. Nội dung của Thông cáo tập trung vào một số vấn đề cơ bản như sau: Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiền ảo Thứ nhất, khẳng định Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi Chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng. Thứ hai, khẳng định sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng như: Có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp; nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn; hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng tài chính, gây thiệt hại cho người đầu tư; giao dịch Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát bởi cơ quan quản lý nhà nước nào, do đó, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi. Thứ ba, việc sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Thứ tư, việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Tiếp theo Thông cáo báo chí ngày 27/2/2014, sáng ngày 28/10/2017, trong văn bản gửi cơ quan báo chí, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Theo đó, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến tiền ảo: Trước những diễn biến khó lường và những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam, ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Như vậy, Quyết định này chính là cơ sở pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho việc nghiên cứu và ban hành các quy định pháp luật liên quan đến tiền ảo trong tương lai tại Việt Nam. Ở tầm chính sách, điều đó thể hiện sự cần thiết, cấp bách của việc xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiền ảo Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Chỉ thị đã đề cập đến những rủi ro và hệ luỵ của các hoạt động liên quan đến tiền ảo trong thời gian vừa qua như: Người chơi tiền ảo dễ gặp rủi ro; nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo) ; hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO ) ; đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia. Trên cơ sở những cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động liên quan đến tiền ảo, Chỉ thị đã yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo nhằm hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến tiền ảo Nhằm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác, ngày 13/4/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo. Chỉ thị đưa ra yêu cầu các đơn vị có liên quan (các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nghiêm túc thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch liên quan tới tiền ảo. Vậy tiền ảo có được coi là tiền tệ không? Căn cứ theo những văn bản pháp luật trên, tiền ảo không được coi là tiền tệ, không được coi là phương tiện thanh toán. Đương nhiên, Nhà nước chỉ cấm sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán chứ không hề cấm trao đổi, mua bán, giao dịch tiền ảo như hàng hóa. Nhưng những giao dịch liên quan tới tiền ảo cũng chưa có cơ chế pháp lý đảm bảo bởi chúng không được Nhà nước kiểm soát. Tóm lại, Tiền ảo không phải tiền tệ và cũng không phải phương tiện thanh toán. Một số sàn giao dịch uy tín 1. Sàn giao dịch Gate. Io Gate. Io là một sàn giao dịch thành lập từ rất sớm, vào năm 2013 tại Trung Quốc. Tên ban đầu của nó không phải là sàn Gate. Io mà là Bter.com. Tên này tồn tại trong vòng 4 năm, sau đó đổi thành Gate. Io. Sau đó nó được tái điều hành bởi tập đoàn có tên là Gate Technology Inc, trụ sở đặt tại Hoa Kỳ. Ưu điểm: Có thể nạp hoặc rút tiền ngay lập tức Có lớp bảo mật và 2 lớp xác thực chắc chắn. Có các loại ngôn ngữ khác nhau hỗ trợ trên sàn giao dịch, trong đó có cả Tiếng Việt Nhược điểm: Đã từng có tiền sự bị hack, tấn công công nghệ nhiều lần. Không hỗ trợ tiền định danh. Thông tin đội ngũ ít public trên mạng xã hội. 2. Sàn giao dịch Remitano Remitano là sàn giao dịch tiền điện tử cao cấp và uy tín tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Ưu điểm Giao dịch an toàn với BitRate - được gọi là Singapore Limited Người mua và người bán có giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều loại hình giao dịch với nhiều nhà đầu tư lớn, vừa và nhỏ. Chi phí giao dịch thấp nhất thị trường chỉ 0, 5%. Bạn chỉ phải trả một khoản phí chuyển khoản có thể. Giao diện website thân thiện, dễ sử dụng và trải nghiệm cao. Sàn giao dịch hỗ trợ chức năng OTP (One Time Password) để giúp nhà đầu tư nâng cao tính bảo mật của mỗi giao dịch. Tương thích với các thiết bị di động có hệ điều hành Android và iOS. Bạn có thể dễ dàng thanh toán qua nhiều tài khoản ngân hàng và chuyển khoản giữa các ngân hàng. Hỗ trợ khách hàng 24/7 mọi lúc mọi nơi. Nhược điểm Quá trình mua bán diễn ra khá lâu, chờ xác nhận từ hai bên. Số lượng giao dịch Bitcoin tối đa và tối thiểu tùy thuộc vào nhà quảng cáo. 3. Coinbase – Sàn coin an toàn cho người mới Coinbase được biết đến là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, được thành lập vào năm 2012 lại Mỹ. Ưu điểm Có thể giao dịch bất cứ thời gian nào. Hệ thống bảo mật chất lượng và đáng để tin tưởng. Giao diện dễ sử dụng cho người mới bắt đầu. Nhược điểm Phương thức thanh toán còn hạn chế và thiếu tính đa dạng. Thời gian xác nhận giao dịch đã thành công còn chậm. Chưa đa dạng các loại đồng tiền điện tử. Dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng chưa thực sự đáp ứng tiêu chuẩn. Không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng (đối với nhà đầu tư tại Mỹ) 4. Sàn giao dịch Bithumb: Từ khi ra mắt, Bithumb đã trở thành sàn giao dịch điện tử nổi tiếng trên khắp thế giới. Với khối lượng giao dịch khá cao, Bithumb đã chinh phục được lòng tin khách hàng. Ưu điểm Giao diện của sàn dễ sử dụng. Hỗ trợ nhiều thứ tiếng trên thế giới. Chi phí thấp giao dịch thấp. Không tính phí nạp tiền. Tốc độ nạp/rút tiền nhanh chóng. Hệ thống bảo mật cao, giữ an toàn về thông tin và giao dịch của khách hàng. Phù hợp với những nhà đầu tư mới và nhà đầu tư chuyên nghiệp. Dịch vụ hỗ trợ 24/7 với cả box chat và gọi điện, được đánh giá tốt. Nhược điểm Hỗ trợ ít token và coin. Không có lệnh stop loss. Qua bài viết trên tôi mong muốn đưa ra câu trả lời cho vấn đề "Tiền ảo có được coi là tiền tệ không?" và giới thiệu một số sàn giao dịch uy tín mà tôi tâm đắc. Hy vọng bài viết có ích đối với bạn, chúc bạn đầu tư tiền ảo thật thành công nhé! Oguri Nguyễn