Tôn Sư Trọng Đạo Nghĩa Là Gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Bảo Long, 21 Tháng năm 2020.

  1. Bảo Long

    Bảo Long Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    187
    Tôn sư trọng đạo là gì?

    Tôn sư trọng đạo là một câu thành ngữ nổi tiếng phản ánh một quan niệm truyền thống đã có từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam đó chính là việc học sinh phải biết vâng lời và kính trọng các thầy cô giáo, người dạy mình không phải chỉ là văn hóa mà là mọi kiến thức trong cuộc sống, ai dạy cho bạn cái gì thì người đó có thể coi là thầy.

    Sư mang ý nghĩa trong từ giáo sư nghĩa là thầy.

    Đạo là việc học, đạo lý, kiến thức là những thứ mà người thầy truyền giảng.

    Tôn sư & trọng đạo là sự đề cao vai trò của người thầy cũng như việc học hành, kiến thức là quan trọng. Trong quan niệm truyền thống, đó cũng là thể hiện sự tôn kính trước học vấn của thầy, trước sự đức độ của thầy. Tôn sư trọng đạo theo đó là sự phản ánh tinh thần đề cao vai trò người thầy giáo trong xã hội và sự hiếu học, coi trọng kiến thức của nhân dân.

    Từ thời xưa ông bà ta đã dặn: Không thầy đố mày làm nên.

    Tôn sư không nghĩa là thầy luôn luôn đúng, vì điều đó còn tùy thuộc vào sức khỏe, trạng thái tâm lý của thầy giáo, sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh mà đã tác động đến hoạt động giáo dục tuy nhiên chúng ta phải biết ơn họ vì họ chính là người đã giáo dục và hướng dẫn chúng ta, giúp chúng ta nên người. Vì thế, trong giáo dục, học trò vẫn có thể tranh luận với thầy, phản biện lại thầy về kiến thức chân lý mà vẫn giữ nguyên đạo lý và sự tôn sư.

    [​IMG]

    Đối với các bạn học sinh sinh viên thì tôn sư trọng đạo là:

    Tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc, mọi nơi.

    Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.

    Phải tôn sư trọng đạo là vì:

    Nó là một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy và giữ gìn.

    Là một nét đẹp trong tâm hồn mỗi người, làm cho các mối quan hệ ngày càng gắn bó.

    Để rèn luyện tôn sư trọng đạo, ta cần:

    Chăm học, chăm làm, lễ phép với thầy cô.

    Thường xuyên quan tâm thăm hỏi giúp dỡ thầy cô khi cần thiết.

    Luôn nghĩ về công lao của thầy cô, mong muốn đền đáp công lao đó.

    Việc làm thể hiện thiếu tôn sư trọng đạo:

    Gặp thầy cô không chào

    Nói không thưa

    Cãi lại thầy cô giáo

    Ra vào không xin phép

    Không làm bài tập. Không làm bài cũ

    Cảm nhận về việc thiếu tôn sư trọng đạo:

    Tôn sư, trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người. Không tôn trọng truyền thống của người Việt Nam nếu chúng ta làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc giáo dục nhân cách của các thế hệ trẻ sau này, lớp người đi sau không còn biết tôn trọng người đi trước.
     
Từ Khóa:
Đang tải...