Chia Sẻ Tổng Hợp Tất Tần Tật Về Triết Học Mác Lê Nin, Trắc Nghiệm Trọng Tâm Trong Giáo Trình Môn Triết Học

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Alex, 7 Tháng mười hai 2023.

  1. Alex

    Alex Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    80

    1. Điều kiện để triết học Mác Lê Nin ra đời:

    + Kinh tế xã hội

    + Tiền đề khoa học tự nhiên

    + Tiền đề về lý luận

    2. Triết học Mác ra đời vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế xã hội:

    + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và trở thành phương thức thống trị.

    +Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc

    3. Chủ nghĩa tư bản phát triển thành 3 giai đoạn:

    + Tự do cạnh tranh (Thời đại của Mác, đầu của Lê Nin)

    + Chủ nghĩa tư bản độc quyền (Thời đại của Mác, đầu của Lê Nin)

    + Chủ nghĩa đế quốc (Giai đoạn của Lê Nin)


    -> Kết thúc của hình thái của chế độ phong kiến, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, nhưng chưa có sự mâu thuẫn của giai cấp. Cho đến khi giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển sang chủ đề của đế quốc, sự mâu thuận giai cấp không thể hóa giải, đó là lúc thời đại Lê Nin trở nên mạnh mẽ. Triết học Mác và chủ nghĩa Mác hoàn toàn khác nhau. Triết học Mác là bộ phận nhỏ trong chủ nghĩa Mác Lê Nin.

    4. Trắc nghiệm

    Chủ nghĩa Mác Lê Nin ra đời trong kinh tế Xã Hội:


    A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố và phát triển

    B. Giai cấp vô sản ra đời và trở thành lực lượng chính trị xã hội độc lập (X)

    C. Giai cấp tư sản trở nên bảo thủ

    D. Tất cả các ý trên đều đúng


    Bộ phận nghiên cứu những quy luật vận động phát triển chung nhất của tự nhiên, của tư duy nhằm hình thành thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho những thức khoa học đã thực hiện cách mạng:

    A. Kinh tế chính trị Mác Lê Nin

    B. Triết học Mác Lê Nin (X)

    C. Đường lối cách mạng cộng sản

    D. Tư tưởng Hồ Chí Minh

    Điều kiện lịch sử xã hội lần đầu để chứng minh tính hiện thực lịch sử Mác Lê Nin trong lịch sử:

    A. Công xã Paris

    B. Cách mạng Tháng mười Nga (X)

    C. Cách mạng Tháng 8

    D. Chiến tranh lần thứ 2

    Giải đáp: Điều kiện để nhận biết tính lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin là sự ra đời và thời gian. Và đường lối chính trị. Chủ nghĩa Mác ra đời ở Châu Âu, năm 40 thế kỷ 19.

    + Đối với công xã Paris (1870) - Năm 70 thế kỷ 18, nổ ra trước thời điểm chủ nghĩa Mác Lê Nin ra đời.

    + Cách mạng tháng 8 năm 1945 diễn ra ở Việt Nam, Châu Á Phương Đông, vận dụng chủ nghĩa Mác Lê Nin, nhưng không hoàn toàn, vì chủ tịch Hồ Chí Minh cải tiến cho thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam.

    + Chiến tranh lần thứ 2 kết thúc 1945 nhưng là sự hiếu chiến, tham lam của chủ nghĩa tư bản.

    + Cách mạng Tháng mười Nga nổ ra bối cảnh lịch sử ở Châu Âu, vào năm 1917 ở thế kỷ 20, Lê Nin đã vận dụng chủ nghĩa Mác và mang lại cách mạng thành công.

    Khoa học nào là hạt nhân lí luận của thế giới quan?

    A. Triết học (X)


    B. Chính trị học

    C. Khoa học Tự Nhiên

    D. Pháp luật đại cương

    Chủ nghĩa Mác Lê Nin ra đời vào những năm nào?

    A. Thế kỷ 18, vào những năm 41

    B. Thế kỷ 19, vào những năm 41

    C. Thế kỷ 18, vào những năm 40

    D. Thế kỷ 19, vào những năm 40 (X)

    5. 3 phát minh lớn ở thế kỷ thứ 19 cung cấp chất liệu để triết học Mác Lê Nin ngày càng hoàn thiện hơn:

    + Định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng (Thừa nhận sự chuyển hóa lẫn nhau của giới tự nhiên vô cơ)

    + Thuyết tế bào (Thuyết vạch ra sự thống nhất giữa động vật và thực vật)

    + Thuyết tiến hóa

    -> Chức năng: Vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, những hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.

    6. Trắc nghiệm

    Thực chất của bước chuyển cách mạng trong triết học của Mác và Ăng Gen thực hiện nội dung nào sau đây:

    A. Thống nhất giữa triết học giữa Hê Gen và của Franis Bacon

    B. Phê phán chủ nghĩa siêu hình của Franis Bacon

    C. Phê phán triết học của Hê Gen

    D. Thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng (X)

    Giải thích: Triết học của Hê Gen là triết học biện chứng duy tâm. Franis Bacon là biện chứng siêu hình duy vật. Triết học Mác kế thừa tính duy vật trong chủ nghĩa siêu hình của Franis Bacon, không thể nào phê phán hoàn toàn của triết học siêu hình Franis Bacon. Triết học Mác cũng kế thừa tính biện chứng trong chủ nghĩa duy tâm của Hê Gen nên không thể nào phê phán hoàn toàn. Triết học Mác vốn là sự thống nhất giữa hai tính kề thừa trên là duy vật và biện chứng.

    Luận điểm cho rằng:

    "Tồn tại tức là được cảm giác" trong quan điểm triết học nào?

    Câu trả lời: "Tồn tại là cái được cảm giác" là câu nói của Berkeley - Nhà triết ở thế kỷ 17 - 18. Thuộc trường phái chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

    Triết học vào thời kỳ Hy Lạp Cổ Đại
    1. Nhà triết học thuộc trường phái duy vật tự phát (Ngây thơ chất phác)

    Thales _ Nước

    Heraclit - Lửa

    Anaximenes - Không khí

    Đemocritos - Nguyên tử - Đỉnh cao tư tưởng về vật chất cổ đại

    2. Đặc điểm chung của các nhà triết học Hy Lạp Cổ Đại: Đồng nhất vật chất nói chung của một dạng chủ thể hữu tình mang tính cảm tính.

    3. Hạn chế của các nhà Hy Lạp Cổ Đại: Duy vật tự phát - Là những phỏng đoán chưa có cơ sở của khoa học mang cảm tính.

    Triết học từ thế kỷ 17 - 18
    1. Phương pháp tư duy thống trị, quan điểm chi phối trong thế kỷ 17 - 18

    + Phương pháp siêu hình - Bộ máy khổng lồ không có sự ràng buộc liên kết.

    + Đồng nhất vật chất với khối lượng.

    2. Trắc Nghiệm

    Những tài liệu nào ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm, triết học thế kỷ 17 - 18:


    A. Quan sát trực tiếp

    B. Trình độ khoa học tự nhiên ở trình độ lý luận

    C. Khoa học tự nhiên thực nghiệm đặc biệt là cơ học (X)

    Giải thích: Cơ học phát triển thế kỷ. Sự vận động di chuyển là sự thay đổi vị trí đơn giản không gian. Thay đổi từ vị trí này sang vị trí khác. Đây là tư duy siêu hình. Nhưng chưa đạt được trình độ khoa học tự nhiên ở trình độ lý luận.

    Phát minh ra hiện tượng phóng xạ và điện tử bác bỏ quan niệm triết học nào về vật chất?

    A. Quan niệm siêu hình về vật chất (X)

    B. Quan niệm duy tâm về vật chất và cho nguyên tử không tồn tại

    C. Duy vật biện chứng về vật chất

    D. Chủ nghĩa duy tâm

    Đâu là quan niệm về vật chất của triết học Mác Lê Nin?

    A. Đồng nhất vật chất nói chung với thuộc dạng cụ thể của vật chất

    B. Coi có vật chất chung tồn tại, tách rời các dạng cụ thể của vật chất

    C. Coi các sự vật tồn tại riêng lẻ, tách rời nhau

    D. Không đồng nhất vật chất nói chung với dạng cụ thể của vật chất (X)

    Giải thích: Với quan niệm về vật chất của triết học Mác thì duy vật biện chứng phải có sự tồn tại, có sự liên hệ và không tách rời nhau. Đồng nhất vật chất nói chung với dạng cụ thể của vật chất là duy vật chất phác.

    Lê Nin bổ sung và phát triển Mác trong hoàn cảnh nào?

    A. Chủ nghĩa tư bản chưa ra đời

    B. Chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh

    C. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

    D. Chủ nghĩa tư bản độc quyền (X)

    -> Ở giai đoạn cuối chủ nghĩa tư bản độc quyền và đầu chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn Lê Nin bổ sung phát triển triết học Mác.


    "Coi sự vật cảm tính là cái bóng của ý niệm" đây là quan điểm của trường phái triết học nào?

    A. Duy tâm chủ quan

    B. Duy tâm khách quan (X)

    C. Duy vật siêu hình

    D. Chủ nghĩa duy tâm

    -> Coi sự vật là cái bóng của ý niệm là quan điểm tư duy thừa nhận ý thức có trước, vật chất có sau. Tuy nhiên "Sự vật cảm tính" là hình thức của duy tâm khách quan. "Coi sự vật là phức hợp những cảm giác của cá nhân" mới được gọi là duy tâm chủ quan.


    Quan điểm trước học nào cho rằng, thế giới thống nhất vì được con người nghĩ về nó như một cái thống nhất

    -> Duy tâm chủ quan.

    Đâu không phải là câu trả lời của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

    A. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất

    B. Coi mọi bộ phận của thế giới vật chất đều là sự chuyển hóa bên trong

    C. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, vô hạn, vô tận không do ai sinh ra cũng không bị mất đi

    D. Thế giới vật chất bao gồm những bộ phận riêng biệt nhau, xem xét sự vật hiện tượng cô lập, không một mối quan hệ (X)

    Giải thích: Nếu nói về bộ phận riêng biệt nhau, sự vật cô lập và không c1 mối quan hệ gắn kết, thì ta sẽ nghĩ đến hiện tượng siêu hình

    Chương II - Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng
    1. Nguồn gốc của ý thức - Gồm 2 nguồn góc

    + Tự nhiên (Bộ óc con người và hiện thực khách quan)

    + Xã hội (Lao động và ngôn ngữ)

    2. Trắc nghiệm

    Đối với nguồn gốc xã hội:


    A. Lao động (X)

    B. Thế giới khách quan

    C. Bộ óc

    D. Các giác quan con người

    Vật chất Lê Nin là thuộc tính chung nhất dùng để phân biệt để vật chất và cái không vật chất là?

    A. Tồn tại vô hạn

    B. Thực tại khách quan (X)

    Theo quan điểm duy vật thì bản chất của thế giới là gì.?

    Trả lời: Bản chất của thế giới là vật chất.

    Thế giới thống nhất ở đâu?

    Thống nhất ở tính vật chất của nó

    3. Hình thức vận động của vật chất

    Sắp xếp 5 hình thức vận động đi từ đơn giản đến phức tạp:


    Vận động cơ giới (Cơ học) - Thấp nhất

    Vận động vật lý

    Vận động hóa học

    Vận động sinh học

    Vận động xã hội - Cao nhất

    4. Trắc nghiệm

    Mọi sự thay đổi vào mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản đến tư duy được khái quát bằng khái niệm nào dưới đây?


    A. Phát triển

    B. Vận động (X)

    C. Tiến bộ

    D. Biến đổi

    Theo chủ nghĩa Mác Lê Nin, thì đứng im mang tính tương đối vì sao?

    A. Bởi vì nó chỉ xảy ra trong hình thức vận động trong một lúc nào đó

    B. Nó chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định chứ không phải là mọi mối quan hệ cùng một lúc

    C. Nó là biểu hiện của một trạng thái vận động là vận động trong sự ổn định tương đối biểu hiện thành một sự vật

    D. Tất cả đều đúng (X)

    Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì loại phản ánh nào mang tính năng động, tích cực sáng tạo?

    A. Phản ánh của dạng vô cơ

    B. Phản ánh của ý thức (X)

    Giải thích thêm: Phản ánh của dạng vô cơ có thể nói đến vài ví dụ như chim bay, tàu lượn, con lắc,... Những chuyển động - Vận động cơ học.

    Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin, thì thuộc tính cơ bản của vật chất là.?

    A. Thực tại khách quan (X)

    B. Thực tại chủ quan

    "Có sinh ra thì có mất đi" là thuộc tính gì?

    Câu trả lời: Thuộc tính của vật chất

    Thuyết Nicola là gì?

    Câu trà lời: Nicolaus Copernicus - Nhà bác học người Hà Lan - Phát minh ra thuyết Nicola được gọi là thuyết nhật tâm thay đổi thế giới quan thời trung cổ - Kiến thức thường thức. Chứng minh "Trái Đất xoay quanh mặt trời"

    Theo quan điểm của triết học Mác Lê Nin thì nguồn gốc của ngôn ngữ là .?

    A. Tự nhiên

    B. Nhu cầu trao đổi

    C. Lao động (X)

    Giải thích: Thông qua quá trình lao động thì con người mới có nhu cầu trao đổi ngôn ngữ.


    Phạm trù vật chất của Lê Nin _
    1. Phạm trù vật chất của Lê Nin là gì?

    Câu trả lời: Là một phạm trù triết học, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chún ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

    2. Trắc Nghiệm

    Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, để phản ánh khái quát về hiện thực khách quan và trao đổi tư tưởng con người cần yếu tố gì?


    A. Ngôn ngữ (X)

    B. Công cụ lao động

    C. Cơ quan cảm giác

    D. Hiện thực khách quan

    Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển vật chất là gì?

    A. Hiện thực khách quan

    B. Lao động thực tiễn xã hội (X)

    C. Phát động của tự nhiên

    D. Bộ óc của con người

    Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bản chất của ý thức là gì?

    + Bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người.

    Vật chất quyết định ý thức - Chủ nghĩa duy vật

    Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất - Chủ nghĩa duy tâm

    -> Vật chất và ý thức song song tồn tại với nhau, không phụ thuộc vào nhau nhưng có quan hệ biện chứng qua lại với nhau.

    Nhìn trong 2 câu ca dao sau thể hiện tính gì?

    1 _ "Thương nhau của ấu cũng tròn, ghét nhau quả bầu tròn cũng méo"

    2 _"Vẻ đẹp nó không nằm trên đôi má hồng của cô thiếu nữ mà nó nằm trong đôi mắt của gã si tình"


    A. Duy vật siêu hình

    B. Duy tâm chủ quan (X)

    C. Duy tâm chất phác

    D. Duy tâm khách quan

    "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" thuộc về phạm trù nào?

    A. Quy luật phủ định của phủ định

    B. Tất nhiên và ngẫu nhiên

    C. Khả năng và hiện thực

    D. Quy luật lượng và chất (X)

    Quan điểm duy vật biện chứng giữa không gian và thời gian, phương án sai?

    A. Có tính chất khách quan

    B. Có tính vĩnh cửu

    C. Tính vô hạn và vô tận

    D. Tính đa chiều, nhiều chiều (X)

    -> Thời gian chỉ có một chiều, có chiều tiến lên về phía trước. Không gian cụ thể là 3 chiều (Ngang, rộng, cao)


    3. Phép biện chứng tồn tại dưới 3 hình thức cơ bản:

    + Biện chứng duy vật chất phác

    + Biện chứng duy tâm (Hê gen)

    + Biện chứng duy vật

    4. Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ vật chất và ý thức?

    A. Phát hiện, phân tích, giải quyết mâu thuẫn

    B. Phải có quan điểm phát triển

    C. Phải nhận thức và cải tạo sự vật cần quan điểm toàn diện

    D. Xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phải có nhân tố chủ quan
    (X)

    Giải thích:

    + Phát hiện, phân tích, giải quyết mâu thuẫn -> Quy luật mâu thuẫn

    + Phải có quan điểm phát triển -> Nguyên lý phát triển

    + Phải nhận thức và cải tạo sự vật cần quan điểm toàn diện -> Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

    5. Nguyên lý cơ bản phép biện chứng duy vật - 2 nguyên lý

    + Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

    (Tính chất: Khách quan, phổ biến và đa dạng)

    + Nguyên lý về sự phát triển


    6. Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải làm gì?

    + Chỉ xem xét các mối liên hệ trong phạm vi tự nhiên, xã hội và tư duy.

    + Phải nhận thức sự vật hiện tượng trong mối liên hệ giữa các bộ phận yếu tố các mạch ở bên trong sự vật hoặc là giữa các sự vật hiện tượng với nhau.

    7. Quan điểm toàn diện đối lập với các quan điểm:

    + Quan điểm chiết trung

    + Quan điểm ngụy biện

    + Quan điểm phiến diện

    8. Theo quan điểm phát triển của triết học Mác là gì?

    A. Sự biến đổi liên tục về chất

    B. Sự tăng hay giảm về lượng

    C. Sự vận động theo tuần hoàn khép kín

    D. Sự vận động có tính định hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện (X)

    9. Không tuân theo quan điểm phát triển sẽ phạm phải sai lầm gì?

    -> Bảo thủ và tình kỳ

    10. Quy luật đơn giản trong phép biện chứng duy vật - 3 quy luật

    + Quy luật lượng - chất: P
    hản ánh quá trình "Cách thức" của sự phát triển

    + Quy luật mâu thuẫn: Chỉ ra nguồn gốc động lực của sự phát triển

    + Quy luật phủ định của phủ định: Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển


    Câu hỏi nhanh về quy luật lượng - Chất
    1. Mỗi sự vật hiện tượng thường?

    A. Có nhiều chất (X)

    B. Có một chất

    C. Có hai chất

    D. Không xác định được chất

    2. Nhận biết độ và điểm nút:

    _ Độ: Phạm trù triết học chỉ về lượng chưa đủ để chỉ sự phát triển về chất

    Ví dụ: Từ 0 độ C đến 100 độ C, nước vẫn ở thể lỏng

    _ Điểm nút: Khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng đã đủ để thay đổi về chất

    Ví dụ: Điểm nút dưới mức 0 độ C, nước thành băng. Điểm nút trên 100 độ C, nước bốc hơi trở thành khí.

    3. Vận động có nguồn gốc từ đâu?

    A. Vận động có nguồn gốc từ ý niệm tuyệt đối

    B. Vận động do thực tế

    C. Vận động do tinh thần

    D. Vận động do bên trong (X)

    4. Trình độ nào của ý thức tư tưởng có thể giúp con người hoạt động đúng và thành công?

    A. Giác ngộ lý tưởng

    B. Tình cảm lý trí

    C. Hệ tư tưởng

    D. Lý luận khoa học (X)

    5. Lê Nin đã đưa ra những khoa học về vật chất trong những hoàn cảnh:

    + Những phát minh mới nhất cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 làm đảo lộn những quan điểm cổ truyền về vật chất (Phát hiện ra điện tử, tia X, hiện tượng phóng xạ,...)

    +Chủ nghĩa duy tâm chủ quan lợi dụng và xuyên tạc những phát minh học tự nhiên để phê phán, bác bỏ duy vật.

    + Chủ nghĩa duy vật lâm vào khủng hoảng

    6. Thuyết nguyên tử của Đê Mô - Thuyết nguyên tử

    -> Người được Lê Nin coi là ông tổ của phép biện chứng trong thời kỳ triết học Hy Lạp cổ đại là ông Hê ra (Heraclitus) với câu nói "Không ai tắm trong một dòng sông" - Sự vận động biến đổi

    Nội dung phép biện chứng duy vật bao gồm
    + Vật chất ý thức - 2 nguyên lý - 3 quy luật

    + 6 cặp phạm trù (Cái riêng và cái chung - nguyên nhân và kết quả - Tất nhiên và ngẫu nhiên - Nội dung và hình thức - Bản chất và hiện tượng - Khả năng và hiện thực)

    + Lí luận nhận thức


    Chương III - Chủ nghĩa duy vật lịch sử

    1. Phương thức sản xuất _

    + Lực lượng sản xuất (Người lao động và tư liệu sản xuất)

    + Quan hệ sản xuất (Quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối)

    -> Quan hệ sản xuất có 3 mối quan hệ, trong đó mối quan hệ sỡ hữu quyết định hai quan hệ còn lại.

    2. Cấu trúc hình thái kinh tế xã hội:


    + Quy luật của sự vật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất

    + Quan hệ của sự vật giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

    -> 3 yếu tố cấu thành hình thái kinh tế xã hội: Lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng. Vì cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất. Do đó cơ sở hạ tầng và quan hệ sản xuất là một. Kết cấu của hạ tầng gồm nhà máy, bến cảng, thông tin liên lạc,...


    3. Cấu trúc phương thức sản xuất bao gồm:

    + Lực lượng sản xuất

    + Quan hệ sản xuất

    4. Tính chất của lực lượng sản xuất

    + Tính cá nhân (Tư liệu sản xuất nằm trong tay 1 người)

    + Tính xã hội (Tư liệu nằm trong tay tất cả mọi người)


    5. Cơ sở hạ tầng của xã hội 3 gồm những yếu tố:

    1. Quan hệ sản xuất của tài dư (Xã hội cũ) - Chế độ phong kiến

    2. Quan hệ thống trị - Tư bản chủ nghĩa

    3. Quan hệ mầm móng của xã hội tương lai - Chủ nghĩa cộng sản

    Trong nền sản xuất xã hội thì sản xuất cơ bản nhất, quyết định sự tồn tại của con người là..?

    A. Sản xuất tinh thần

    B. Sản xuất ra bản thân con người

    C. Sản xuất vật chất (X)

    D. Tất cả đều đúng


    6. Phương thức sản xuất là.... Mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.


    -> Cách thức con người tiến hành ở những thời đại khác nhau

    7. Trong nhân tố lực lượng sản xuất, nhân tố giữ vai trò quyết định là...

    -> Lao động sản xuất.

    8. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, thì yếu tố cách mạng nhất là...

    -> Công cụ lao động.

    Tồn tại ý thức xã hội, nhà nước cách mạng xã hội và giai cấp.
    + Sự phân chia xã hội thành giai cấp bắt đầu bằng kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ.

    + Vai trò của sự đấu tranh giai cấp là động lực cho sự tiến bộ của lịch sử.

    + Nhà nước đầu tiên: Nhà nước chủ nô (Chiếm hữu nô lệ)

    + Yếu tố phổ biến kiến trúc thượng tầng, thì yếu tố quan trọng nhất là nhà nước và tư tưởng chính trị.


    + Nguyên nhân sâu xa cho sự xuất hiện giai cấp, nhà nước và cách mạng xã hội là: Mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

    + Nguyên nhân trực tiếp để giai cấp xuất hiện là: Chế độ tư hữu.

    Trắc nghiệm

    1. Lực lượng sáng tạo ra lịch sử, quyết định sự phát triển của lịch sử là ai?


    A. Tầng lớp trí thức

    B. Quần chúng nhân dân (X)

    C. Giai cấp thống trị

    D. Lãnh tụ

    2. Lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là... Của quá trình đó.

    A. Nhân tố quyết định

    B. Hình thức biểu hiện

    C. Hình thức xã hội (X)

    D. Nhân tố trụ cột

    3. Tiền đề lí luận _ 3 tiền đề

    + Triết học cổ điển Đức

    + Kinh tế chính trị học tư sản chủ nghĩa Anh

    + Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp

    -> Theo quan điểm duy vật biện chứng, xu hướng của sự phát triển mô phỏng theo con đường khoa học. Thời đại hiện tại, khoa học đang trở thành nhân tố lực lượng sản xuất trực tiếp

    4. Theo quan điểm của Mác Lê Nin thì nhận thức cảm tính theo 3 hình thức:

    + Cảm giác

    + Tri giác

    + Tưởng tượng

    5. Thực tiễn là...

    A. Hoạt động xã hội

    B. Hoạt động lí luận

    C. Hoạt động vật chất (X)

    D. Hoạt động sản xuất

    6. Tính chất chân lý gồm:

    + Khách quan

    + Lịch sử cụ thể

    + Tương đối

    + Tuyệt đối

    -> Mở rộng: Tiêu chuẩn của chân lý là thực tiễn

    Tóm tắt nội dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử

    + Sự phù hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

    + Sự phát triển hình thái kinh tế xã hội

    + Ý thức, cách mạng xã hội - Giai cấp nhà nước và đấu tranh giai cấp
     
    HomeStory thích bài này.

Chia sẻ trang này

Đang tải...