Truyện Cổ Tích

Thảo luận trong 'Sách Truyện' bắt đầu bởi Lemonn, 27 Tháng năm 2022.

  1. Lemonn

    Lemonn Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    468
    Sự Tích Cây Thì Là

    Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên chi cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên.

    Thôi thì, các loại cây giành nhau đến trước được đặt tên theo đúng ý của mình muốn. Có cây thì dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan, có cây lại õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên, có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là Thông. Các loại rau cỏ cũng vậy, cũng chen chúc nhau, nài nỉ những cái tên thật đẹp như Quế, Dấp Cá, Tía Tô, Húng, v. V..

    Cho đến cuối ngày, khi ông Trời đã mệt, có một nhành cây nho nhỏ hớt hơ hớt hải chạy đến, chỉ xin tên gì cũng được. Nhành cây đó xin lỗi ông Trời đã đến trễ, vì nó phải chăm sóc bà của nó đang bị bệnh. Ông Trời thấy lòng hiếu thảo của nó thì cảm động lắm nên không phạt nó, nhưng ông không thể nghĩ ra được tên gì khác, cho nên ông ngập ngừng:

    – Tên của con là.. thì là.. thì là..

    Nhành cây nghe vậy, mừng quá hét toáng lên:

    – Ôi tôi có tên rồi! Tôi là Thì Là!

    Nó vui quá nên vội vàng cám ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe bà của nó, và để xem sức khỏe của bà. Nó nào biết đâu rằng chữ "thì là" không phải là tên ông Trời dự định đặt cho, mà là sự ngập ngừng chưa nghĩ ra được cái tên cho nó.

    Từ đó, muôn loài gọi nó là cây Thì Là, hay là Thìa Là. Tuy rằng cái tên đó rất bình dân, nhưng không một loài nào dám chế diễu, bởi vì lòng hiếu thảo của nó đã hơn tất cả các loại cây khác rồi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng bảy 2022
  2. Lemonn

    Lemonn Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    468
    Sự Tích Con Chuồn Chuồn

    Ngày ấy trong một khu rừng có cái đầm nước thật to, mỗi con vật được phân công một việc. Riêng Chuồn Chuồn được mọi vật giao nhiệm vụ trông coi thời tiết. Khốn nỗi, Chuồn Chuồn làm được chăng hay chớ, chẳng chăm chỉ, đã vậy lại còn lười. Mọi vật lo nhất là chỗ trú thân. Hàng ngày Tò Vò cố kiếm đất để xây những tổ đất thật to. Ve Sầu thì đi tìm những hốc cây chắc chắn. Còn Kén Tằm thì cố sức nhả tơ làm những tổ kén dầy không sợ gió bão.. Trong khi ấy, Chuồn Chuồn vẫn mải rong chơi, không để ý làm tổ. TòVò thấy vậy. Cũng đôi lần nhắc nhở Chuồn Chuồn:

    – Chuồn Chuồn ơi! Phải chú ý làm tổ thôi, chứ đến lúc có gió bão làm sao mà tránh.

    Chuồn Chuồn trả lời rất chủ quan:

    – Tò Vò có đôi cánh nhỏ, bay kém sợ gió bão mới phải làm tổ. Chứ như tôi đây, cánh nhiều này, mắt nhìn rộng này, bay khắp nơi được này.. chẳng có gì phải sợ cả. Bão đến là tôi biết liền, bay tránh chỗ khác vẫn còn kịp.

    Nói rồi, Chuồn Chuồn lại bay nhởn nhơ coi như không nghe thấy những lời khuyên của bạn bè.

    Khuyên mãi mà Chuồn Chuồn không nghe, các con vật xung quanh đầm nước ấy không để ý đến Chuồn Chuồn nữa. Chúng đi tìm nhưng chỗ trú ẩn tốt nhất phòng khi có bão đến.

    Vài hôm sau, đúng vào cái buổi Chuồn Chuồn được phân công bay lên cao theo dõi gió, mây có gì lạ để báo cho mọi vật biết thì Chuồn Chuồn lại cụp cánh ngủ mê mệt dưới cánh hoa sen, sau một ngày rong chơi mê mải.

    Đúng thời khắc ấy, gió bão nổi lên.

    Bão lớn kéo đến thật bất ngờ, mây đen trên bầu trời cuồn cuộn k1éo đến, chẳng mấy chốc cả bầu trời đen kịt. Gió thổi từng cơn, từng cơn rồi ào ào như muốn quét tất cả mọi vật trên mặt đất. Mưa mỗi lúc một nặng hạt, rồi sầm sập, sầm sập như thác đổ. May cho Tò Vò đã có một cái tổ chắc chắn nên nó trú trong đó không hề hấn gì. Kén Tằm cũng có một cái tổ to bám chắc vào một cành cây, nên mưa gió có lớn cũng không làm cho cái tổ đó rơi xuống đất. Còn Ve Sầu nằm rất yên ổn trong một hốc cây lớn. Trong khi đó..

    Khổ thân cho Chuồn Chuồn, khi gió bão đến, nó vẫn còn ngủ không biết trời đất. Phải mãi một lúc sau gió, mưa to quá, Chuồn Chuồn mới tỉnh ngủ. Quá hoảng sợ, Chuồn Chuồn vội cất cánh bay lên tìm chỗ trú. Nhưng tìm ở đâu bây giờ? Khi những chỗ trú tốt nhất mọi con vật đã làm tổ, hơn nữa gió bão mịt mù không tìm ra phương hướng, Chuồn Chuồn cứ bay loạng quạng, đôi cánh của Chuồn Chuồn bị nước mưa đánh cho tơi tả. Cứ bay nữa thì chết, Chuồn Chuồn ghé vội đậu lên một cành cây, cất tiếng cầu cứu:

    – Các bạn ơi! Cứu tôi với.. cứu tôi với..

    Đang nằm trong tổ tránh mưa, nghe thấy tiếng kêu cứu của Chuồn Chuồn, Tò Vò bật dậy, nghĩ: "Phải cứu bạn Chuồn Chuồn thôi!". Rồi Tò Vò vội bay ra khỏi tổ bất chấp lúc ấy trời đang mưa to, gió đang thổi mạnh. Ve Sầu cũng nghe thấy tiếng kêu cứu của Chuồn Chuồn, nó thò đầu ra khỏi hốc cây quan sát, thấy hành động dũng cảm của Tò Vò, Ve Sầu cũng bay theo.

    Tò Vò và Ve Sầu dìu được Chuồn Chuồn vào chỗ trú, làm những động tác hồi sức làm cho Chuồn Chuồn tỉnh lại. Nhớ sự cứu giúp kịp thời của Ve Sầu và Tò Vò, Chuồn Chuồn đã qua được tai nạn nguy khốn. Chuồn Chuồn nhìn hai bạn với sự hàm ơn, nói thật lòng:

    – Các bạn đã vì mình mà không sợ nguy đến tính mạng. Mình biết ơn các bạn lắm.

    Ve Sầu nói:

    – Giá như mà bạn nghe lời chúng tôi, chịu khó một tý, làm một cái tổ thật tốt thì đâu gặp phải chuyện như thế này.

    Chuồn Chuồn chớp chớp mắt có vẻ ân hận. Tò Vò nói giọng buồn buồn:

    – Cũng giá như.. Chuồn Chuồn chịu khó quan sát thời tiết, dự báo trước được gió bão thì đâu đến nỗi..

    Đến lúc này Chuồn Chuồn mới thấm thía những sai lầm của mình và hứa với tất cả sẽ không bao giờ mắc lại những sai lầm ấy nữa.

    Vì thế bây giờ chúng ta thấy Chuồn Chuồn rất chăm chỉ việc dự báo thời tiết hết ngày này qua ngày khác, đến độ người ta phải đặt thành câu ca dao:

    Chuồn Chuồn bay thấp thì mưa

    Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

    Còn riêng việc tìm chỗ để làm tổ, Chuồn Chuồn không làm được. Mọi chỗ tốt làm tổ không còn. Vì thế Chuồn Chuồn vẫn cứ đi tìm.

    Cũng chính vì thế mà bây giờ các em thấy Chuồn Chuồn không bao giờ đậu lâu được một chỗ, cứ đi tìm kiếm cả ngày, lúc thì ở đầm sen, lúc lại ở bờ ao..

    Chuồn Chuồn còn đi tìm chỗ làm tổ cho mình vất vả lắm. Chẳng biết bao giờ mới có!
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng bảy 2022
  3. Lemonn

    Lemonn Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    468
    Sự Tích Hoa Nhài

    Từ thuở xa xa, tất cả các loài hoa đều có màu trắng. Nhưng một ngày kia có một họa sỹ đã đến khu vườn mang theo một hộp to đựng các loại mực màu và một nắm bút lông. Chàng nói với các loài hoa và các khóm hoa:

    – Tất cả hãy lại gần ta và nói cho ta biết ai thích màu gì.

    Lập tức các đám hoa và cây cối trong vườn bèn đứng vào chỗ theo hàng lần lượt, bởi vì loài nào cũng muốn chọn cho mình thứ màu rực rỡ nhất. Chỉ có Nhài là đứng gần họa sỹ hơn cả. Nó nói rằng, nó muốn hoa của nó phải có màu vàng vàng như màu của tóc của thần Mặt Trời mà nó hằng yêu mến.

    – Mi dám cả gan len lên trước nữ hoàng Hoa Hồng? – họa sỹ đẩy Nhài sang một bên.

    – Tôi không hề len lách, tôi từng đứng ở đây nhiều năm rồi, – Nhài tức giận đáp lại.

    – Nhưng mi cần phải hiểu rằng, ai là ngời có quyền được đứng lên hàng đầu – Họa sỹ giải thích – Mi phải chịu hình phạt đứng cuối và muốn gì thì phải xin ta.

    – Ngài nhầm rồi, thưa ngài, tôi sẽ không cầu xin ai hết – Nhài trả lời và vẫn đứng yên tại chỗ cũ.

    Họa sỹ trò chuyện rất lâu với các chị Hoa Hồng. Các bà hoàng kiêu hãnh này không chọn cho mình được một thứ màu nào cả! Họ muốn cả màu đỏ thắm, màu vàng, màu hồng rồi màu da cam. Họ chỉ chê màu xanh lá thôi, bởi đó là thứ màu quá xuềnh xoàng, quê kiểng. Ðể màu xanh lá không khỏi uổng phí, họa sỹ bèn đem quét lên hoa Lu Ly và hoa Xa Cúc, mặc dù hai loài hoa này rất mê màu đỏ thắm. Nhưng họa sỹ cứ khăng khăng rằng, với các anh chị nhà quê này thì màu xanh lá là hợp hơn cả.

    Hoa Anh Túc mỉm cười thật nhã nhặn với họa sỹ và họa sỹ đã phóng tay phết màu thật dày lên người nó. Hoa Cẩm Chướng thì hết lời phỉnh nịnh họa sỹ và nó đã được đền bù một cách xứng đáng. Họa sỹ lưu lại ở khu vườn mấy hôm liền, và chàng đã ban phát cho các loài hoa đủ loại màu sắc khác nhau.

    Hoa Ngu Bàng lá rộng thì lại tỏ ra rất mực khiêm tốn. Khi được hỏi thích loại màu gì, nó chỉ đáp cụt lủn: "Màu gì cũng được!". Họa sỹ bèn bôi màu xám cho nó rồi hỏi nó có hài lòng không, nó chỉ nói: "Tôi biết, tất cả các màu mực có sắc rực rỡ, chàng đã gần cạn. Nếu ai cũng thích rực rỡ như nữ hoàng Hoa Hồng thì không còn ai nhận ra được vẻ đẹp riêng của từng loài hoa nữa!"

    Những nàng Păngxê bé xíu vây quanh họa sỹ và chào mời rất lịch thiệp. Ðối với họa sỹ, chúng chẳng khác những đứa em gái bé bỏng, và chàng đã dùng sắc màu biến chúng thành những bông hoa nho nhỏ vui nhộn.

    Hoa Tử Ðinh Hương lại muốn trả ơn họa sỹ theo cách riêng của nó, nếu chàng không tiếc màu cho nó:

    – Về mùa Xuân, chàng có thể bẻ cành của tôi và đem tặng người yêu của mình được đấy. – Tử Ðinh Hương nói – Cành của tôi càng được bẻ nhiều thì tôi càng khoe sắc lộng lẫy.

    – Mi nói năng bất nhã lắm, vậy mi phải mang màu trắng, – họa sỹ giận dỗi gạt Tử Ðinh Hương sang một bên. Nhưng rất may là nó đã được các chị gái của mình ban tặng cho những thứ màu tuyệt vời.

    Hoa Bồ Công Anh dâng lên họa sỹ một cốc Xmêtana (váng sữa).

    Hoa Nhài chỉ biết tròn mắt nhìn họa sỹ chuyển giao cơ man nào là màu vàng, loại màu mà Nhài vốn yêu thích, cho Bồ Công Anh.

    Trong lúc mải mê với màu vàng, họa sỹ bỗng sực nhớ tới Nhài, loại hoa đầu tiên mà chàng đã gặp.

    – Thế nào cô bạn? – Họa sỹ nhếch mép cười với Nhài – Thứ màu này còn ít lắm, nhưng nếu mi tỏ ra biết điều, ta sẽ cho tất.

    – Ta không cần cầu xin. – Nhài đáp.

    – Vậy là sao? – Thái độ bướng bỉnh của Nhài khiến họa sỹ bực mình – Thôi được, nếu mi không dám nêu yêu cầu của mình thì mi hãy phục xuống đất, cho dù phải chịu còng lưng.

    – Tôi thích õng ẹo chứ không muốn còng lưng! – Nhài kiêu hãnh đáp lại.

    Họa sỹ vì quá tức giận đã trút tất cả màu vàng còn lại vào mặt Nhài và hét:

    – Mi là cái thá gì mà không chịu cầu xin và hạ mình! Vậy vĩnh viễn với mi sẽ chỉ là màu trắng!

    Vì thế Hoa Nhài mảnh dẻ vẫn mang những cánh trắng muốt mà chúng ta vẫn thấy ngày nay.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng bảy 2022
  4. Lemonn

    Lemonn Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    468
    Sự tích cây khế

    Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. Người anh tham lam chiếm hết cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân.

    Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em bỗng sai quả lạ thường, cành nào cũng trĩu quả ngọt, vàng ruộm. Người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi mừng thầm tính chuyện bán khế lấy tiền đong gạo.

    Một hôm, có con chim phượng hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế, người em vác gậy đuổi chim và nói.

    Này chim! Ta chỉ có duy nhất một cây khế này, và ta đã khó nhọc chăm sóc đến ngày hái quả. Nay nếu chim ăn hết ta chẳng có gì để bán đi mua gạo. Vậy nếu chim muốn ăn hãy mang trả ta vật gì có giá.

    Chim vừa ăn vừa đáp:

    Ăn một quả, trả cục vàng



    May túi ba gang, mang theo mà đựng

    Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để chim ăn. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong chim bảo người em lấy túi ba gang đi lấy vàng. Chim bay mãi, bay mãi qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em đi khắp đảo nhìn ngắm thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim phượng hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, người em trở về nhà.

    Từ đó, người em trở nên giàu có, người em mang thóc, gạo, vàng bạc giúp đỡ những người nghèo khổ. Người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy cây khế ngọt, người em cũng đồng ý đổi cho anh. Thế là người anh chuyển sang nhà người em. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu quả, chim phượng hoàng lại tới ăn. Người anh giả vờ khóc lóc, chim bèn nói:

    Ăn một quả, trả cục vàng



    May túi ba gang, mang theo mà đựng

    Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau chim phượng hoàng đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh đã vội vàng vơ lấy vàng bỏ vào túi, lại còn giắt thêm đầy vàng bỏ vào người. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa mà vàng thì nhiều nên nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh vẫn khăng khăng ôm lấy túi. Chim phượng hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng bảy 2022
  5. Lemonn

    Lemonn Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    468
    Hổ Và Mèo

    Tương truyền, ngày xưa, Hổ tuy to xác, mạnh mẽ, nhưng lại vụng về, vô năng, thành ra quanh năm ốm đói. Hổ bèn quyết tâm đi tầm sư học đạo, thao rèn võ nghệ

    Hổ nghe danh trong vùng có võ sư Mèo, võ nghệ cao cường, kĩ thuật phi phàm, lại là họ hàng gần, bèn quyết định đến bái sư. Thế là Mèo bắt đầu truyền dạy cho Hổ võ công, những ngón đòn vồ, cào, tát..

    Chẳng bao lâu sau, Hổ ta đã sớm thành thục các món võ công. Kết hợp giữa sức mạnh siêu quần vốn có, cộng với võ nghệ cao thông mới lĩnh hội được, Hổ nhanh chóng trở thành bá chủ rừng xanh, bách chiến bách thắng, không kẻ nào là không run sợ. Tuy nhiên, sau lưng, Hổ vẫn thấy muôn thú dị nghị rằng Mèo mới là đệ nhất cao thủ, còn Hổ chỉ là hàng đệ tử. Thế nên Hổ quyết tranh cao thấp với Mèo một trận

    Hổ bèn thách sư phụ cũ ra giao đấu. Mèo tuy có thân thủ cao thâm, nhưng vóc dáng nhỏ bé, tuổi tác lại cao, sao địch nổi Hổ mạnh mẽ hung tàn? Bởi thế nên, trận đấu mới bắt đầu, sư phụ Mèo đã vận thân thủ.. trèo phóc lên cây.

    Hổ cũng dùng chiêu tương tự, leo lên cây theo Mèo. Nhưng khi lên Hổ vừa lên đến nơi, định lao ra vồ lấy sư phụ để trở thành đệ nhất thiên hạ, thì lão sư Mèo nhẹ nhàng, vọt người lên rồi tiếp đất.

    Đến lúc này, Hổ mới tá hỏa nhận ra, Mèo mới chỉ dạy cho y chiêu Trèo lên, chứ không hề dạy cho Tiếp đất. Thì ra lão Mèo từ đầu đã thấy được ác tâm của ác đồ, nên giấu chiêu này không dạy. Kết quả là giờ Hổ ta vắt vẻo trên cây, không tài nào xuống đất, nói gì đến giao đấu tiếp với sư phụ. Cuối cùng Hổ liều mạng nhảy bừa xuống, kết quả là ngã đập mặt xuống đất, trọng thương nặng nề.

    Từ đó, Hổ không còn dám động chạm đến Mèo, và cũng không bao giờ trèo cây nữa
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng bảy 2022
  6. Lemonn

    Lemonn Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    468
    Ông tiên ăn mày

    Người trong thôn là Nguyễn Ất, hồi nhỏ mồ côi cha mẹ, phải sống với anh. Anh là Giáp, tính tham lam keo kiệt. Chị dâu cũng thô bạo xấu xa. Khi Ất trưởng thành, ra ở riêng, thì gia tài của cha để lại bị anh chiếm cả. Ất chỉ được chỗ ruộng xấu và gian nhà nót thôi. Chàng phải đi làm thuê kiếm củi nuôi thân, đã ngoài hai mươi tuổi, vì nghèo quá vẫn chưa lấy được vợ. Người anh chẳng đoái nhìn đến em, mà em cũng không xin xỏ gì anh.

    Ở thôn bên cạnh, có một phú ông. Ất thường hay làm mướn cho nhà ấy, lâu dần thành quen. Phú ông có mảnh đất hoang, Ất xin ra ở đó, rồi đem bán chỗ cơ ngơi cũ của mình mà đi. Từ đó, lại càng xa Giáp hơn, cả năm cũng không gặp mặt nhau.

    Ất tuy nghèo nhưng ưa làm điều việc thiện, gặp ai khốn khó, thường cấp đỡ cho. Một hôm Ất đi làm mướn về muộn, thấy một người nằm giữa cửa nhà mình, lay gọi, thì người đã rên rỉ không dậy được. Lấy đèn soi, thấy người ấy, già nua gầy còm, mặt đầy dỉ mắt, dỉ mũi, tanh tưởi hôi hám, nhớt rãi nhổ đầy đang còng queo trước cửa. Ất nâng dậy và hỏi nguyên do. Người đó nói là người thôn bên, nghèo đói, bệnh tật phải đi xin ăn, chiều tối đến đây, mệt mái, buồn ngủ, xin mượn một chỗ để nằm nghỉ một đêm. Ất mở cửa đỡ vào, cho uống nước thang, người ấy hơi tỉnh. Rồi Ất đi trải chiếu xếp gối cho nằm. Nấu nướng xong Ất lại gọi dậy cùng ăn. Người già tuy ốm mà ăn rất khỏe, ăn đến hàng đấu mà vẫn kêu đói, Ất nhường cho ăn cả. Ăn xong, người đã xoa bông nói: "No rồi, con Lão bất hiếu, không nuôi lão, lão mà có đứa con như ông thì lão toại nguyện rồi". Nói xong nằm dài ra ngủ, tiếng ngáy như sấm, tỉnh dậy thì luôn miệng khạc nhổ, lục đục suốt đêm, mà Ất không hề cáu giận.

    Sáng sớm hôm sau, cụ già dậy, Ất lại sắp cơm nhưng cụ già ngăn lại, nói "Ông ưa làm việc thiện, không đáng phải chịu nghèo, một bữa cơm cho, không thể không báo đáp". Rồi lấy chân hứng lên mũ quay lại bảo Ất lấy cán gáo đánh vào mũi mình. Ất không chịu, cụ già bảo mãi, Ất đánh vài cái máu từ mũi cụ già chảy ra, ất sợ quá ngừng tay, cụ già lại bảo "cứ đánh nữa đi". Máu ngừng chảy, thì vàng tràn đầy chén. Cụ già nói "Giữ lấy vàng thì sẽ giàu có, hãy gắng làm việc thiện, chí có đổi lòng. Ất kinh ngạc, phục xuống vái lạy, đến khi ngẩng đầu lên thì cụ già đã đi mất rồi.

    Ất được vàng, nhưng vẫn giữ kín đến nhà phú ông vay tiền, nói là để đi buôn, rồi bỏ vàng vào túi lên kinh đô bán vàng. Mỗi năm ba bốn bận, bán hết nửa số vàng được tới tiền vạn. Rồi chàng từ biệt phú ông trở về quê quán, chuộc lại chỗ đất xưa dần dần mua ruộng, làm nhà, nuôi con hầu đầy tớ, phá ngôi nhà cũ xây lại, giàu có nhất làng. Ất lại tới nhà anh, bàn chuyện xin lấy con nhà giàu sang. Khi Ất mới về, đến thăm anh chị, hai người đón tiếp rất lạnh nhạt. Đến khi thấy người em giàu có, hai người tới xem thì túp lều nát đang xây thành tòa nhà lớn sắp xong, lại mua đất nhà xung quanh làm vườn. Nhân công, đầy tớ vận chuyển gỗ đá nườm nượp không ngớt. Anh chị kinh ngạc hỏi nguyên do, Ất kể lại đầu đuôi câu chuyện. Anh chị tấm tắc khen ngợi, dò hỏi kỹ hình dạng tuổi tác cụ già, và luôn luôn để ý tìm tòi.

    Hơn một năm sau, hai người từ đồng về nhà, gặp một cụ già đội mũ vàng, mặc áo rách, khập khiễng đi qua. Vợ chồng Giáp tranh nhau dìu vào nhà, ép ngồi lên trên, chẳng còn kịp hỏi xem đi đâu, giết gà nấu cơm, mổ cá làm gái tiếp đãi rất hậu. Cụ già bối rối không dám nhận, hai vợ chồng Giáp lại càng cung kính khoản đãi, và nói" Nếu được cả lỗ mũi của Tiên ông thì đệ tử ăn cả đời không hết ". Cụ già không hiểu nói gì chỉ biết từ chối, nói mình không phải là tiên thôi.

    Sớm hôm sau, cụ già từ biệt ra đi cũng chẳng có gì tặng lại cả, Giáp giữ ngay lại, đem nồi đặt trước mặt cụ già dùng dùi đục đánh vào mũi. Cụ già sợ hãi né tránh. Giáp nói" Tiên ông không biết, đệ tử không xin nhiều vàng, chỉ xin đầy nồi này thôi ". Nói rồi sai vợ giữ chặt tay cụ già, dùng dùi phang thật lực vào mũi, máu chảy lênh láng. Giáp cả mừng bảo vợ" Đúng như lời chú em nói Vàng sắp đến đấy". Đánh liền mấy dùi, cụ già gẫy cả răng, kêu gào cứu mạng. Hàng xóm xung quanh chạy đến đầy nhà không hiểu tại sao, hỏi vợ chồng Giáp, thì cả hai đều sợ, không trả lời. Hỏi cụ già mới rõ. Nhưng vẫn không biết rõ tại sao khi đầu thì hai người cung kính là thế, mà đến sau lại thô bạo như vậy.

    Cụ già làm người bán tương ở thôn bên. Giáp ngày thường tham lận, cả làng đều ghét. Có người chạy đi báo cho người con cụ già. Người con theo đến, thấy cụ già bị Giáp đánh, nổi giận lập tức kéo cụ già và cả hai vợ chồng Giáp lên gặp quan. Quan theo luật đánh đòn thật nặng hai vợ chồng Giáp, bắt đền tiền cụ già theo đúng luật pháp.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng bảy 2022
  7. Lemonn

    Lemonn Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    468
    Sự tích chị Hằng Nga

    Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

    Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

    Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.

    Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

    Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

    Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục "bái nguyệt" vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng bảy 2022
  8. Lemonn

    Lemonn Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    468
    Abcdefghik
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng bảy 2022
  9. Lemonn

    Lemonn Member

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    468
    Ba Lưỡi Rìu

    Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.

    Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.

    Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:

    - Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?

    Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:

    - Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!

    Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

    - Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.

    Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

    - Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không?

    Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:

    - Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu khác cơ.

    Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:

    - Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?

    Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:

    - Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ.

    Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:

    - Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!

    Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:

    - Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.

    Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:

    - Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.

    Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng bảy 2022
Từ Khóa:
Đang tải...