Truyện Ma: Chó Đội Nón Mê

Thảo luận trong 'Sách Truyện' bắt đầu bởi Goo.gl, 18 Tháng sáu 2022.

  1. Goo.gl

    Goo.gl Moderator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    126

    Truyện ma: Chó chống gậy đội nón đi 2 chân


    Quê em là làng Bắc Biên, nằm ngay bờ bên kia sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên. Bà ngoại có 4 người con: mẹ em là cả, dưới có cậu D. rồi đến cậu C. và dì T. (em xin phép được viết tắt vì nhiều lí do). Năm 86 cậu D sinh con đầu lòng, cái Linh, bà em cũng xin được trong làng về 1 đôi chó, đặt tên là Tin và Mic. Bà em yêu động vật lắm. Bà bảo coi như con Linh và 2 con này bằng tuổi nhau..

    Cứ thế 2 con chó ở với bà em, cho đến khi chuyện xảy ra năm 2001, năm đấy cái Linh tròn 15 tuổi. 15 năm sống với chủ, con Tin đặc biệt rất khôn và hiểu ý người. Nó hay tha thẩn chơi ngoài sân, hoặc trông đàn gà cho cậu D. Người ta bảo chó càng già càng thông minh. Có khi cậu em bảo vào lấy cái rổ trong bếp, nó cũng lững thững đi vào và tha ra cái rổ. Trái với con Tin, con Mic hay gầm ghè, và chỉ thích thui thủi 1 mình. Nó ít sủa, chỉ gừ trong cuống họng nhưng trông nhà cực tốt. Hình như có vía nó, chó mèo hàng xóm không bao giờ sang phá phách trong vườn nhà em. Bà và cậu D. tự hào về 2 con chó lắm.

    Năm đấy nước sông lên cao.

    Chiều tối, con Tin không về ăn cơm như mọi khi.. Sáng hôm sau cậu D em ra sông thì thấy nó nằm chết cạnh bờ tre. Cậu đưa nó về, và chôn ở gốc chuối trong vườn. Bà em buồn lắm. Cả buổi sáng chẳng nói năng gì.

    Giữa trưa trời nắng to, bà em tranh thủ mang cơm ra phơi. Bỗng có tiếng gậy gỗ gõ cọc... cọc... xuống đất, đều đặn từng tiếng một ở sân sau. Nghĩ bụng có khách, bà em vào nhà lấy cái nón định chạy ra thì thấp thoáng sau gốc cây, con Mic đang chống gậy, đi bằng 2 chân sau, đầu đội cái nón lá của bà... Nó đi từng bước một từ sân sau, hướng ra cổng.. Bà em mồm cứng đơ, chỉ lắp bắp được mấy tiếng "D. D... ra cứu mẹ". Cậu mợ em từ nhà dưới chạy lên, nhìn thấy con Mic, đứng khựng lại.. Con Mic đi từ từ, đứng bằng 2 chân sau, 2 chân trước nó kẹp lấy cái đầu gậy, đầu đội nón, lưỡi lè ra đỏ hỏn tiến dần ra cổng. Từ sân sau ra cổng khoảng hơn 10m, 3 người nhà em đứng như tượng đá, đến khi nó đến gần cổng thì cậu D. vùng ra đuổi theo. Bóng con Mic khuất sau cái cổng, cũng là lúc cậu em lao ra đến nơi nhưng nó đã biến mất Bà em lúc này mới hoảng hồn vào nhà thắp hương... Cả 3 người mặt cắt không còn giọt máu.

    [​IMG]

    Hình ảnh chó đội nón mê.

    Về kể lại chẳng ai tin. Lại bảo cả 3 bị hoa mắt.

    Đêm đấy mưa to. Nhà em sát bờ sông, năm 2001 chưa có kè, nước vào sâu đủ nghe cả tiếng vỗ í oạp. Sáng hôm sau cậu D. ra vườn thì chỗ chôn xác con Tin bị đào be bét, cái xác cũng chẳng còn. Xung quanh chi chít dấu chân chó.

    Đến giờ bà em vẫn bảo, 2 con đấy chưa đi đâu cả, vẫn ở trong vườn, nhưng nhà mình không nhìn thấy mà thôi...

    Truyền thuyết chó đội nón mê: Có thật không?


    Chó là loài vật quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ được nhắc đến nhiều trong công việc săn bắt, trông nhà, thú cưng... dân gian còn lưu truyền lại những điều lý thú và không kém phần rung rợn về chó. Một trong số đó là giai thoại về chó đội nón mê.

    [​IMG]

    Nuôi chó từ lâu đã trở thành một thú vui được nhiều người ưa thích. Đối với người Việt Nam, trước khi có các giống chó nước ngoài du nhập, thì chó cỏ là sự lựa chọn phổ biến nhất, hoặc với các "dân chơi" những cái tên như Bắc Hà, Phú Quốc, Mông Cộc... luôn được đánh giá cao. Ở nhiều vùng quê, người ta còn tin rằng đặt tên cho chó càng xấu càng dễ nuôi. Cũng vì chăm sóc cho chó chu đáo nên từ lâu trong dân gian đã có không ít quan niệm tốt – xấu trong cuộc sống liên quan đến loài vật này.

    [​IMG]

    Ngoài chó đen, con chó có cả 4 chân đều còn thừa ngón (tứ túc huyền đề) cũng được xem là một dấu hiệu tốt, giúp gia chủ làm ăn phát tài.

    Trong dân gian còn lưu truyền giai thoại kể về loài chó mực là khắc tinh của yêu ma. Ngày xưa, phụ nữ sinh nở thường lấy múa cho đen vẩy ở quanh buồng đẻ để trừ tà, không cho chúng đến quấy phá, đặc biệt là kỵ giặc Phạm Nhan. Tương truyền, Phạm Nhan là viên quan dưới thời nhà Nguyên, giỏi thuật phù thủy, thường làm bậy trong cung cấm nên bị vua Nguyên xử tử. Tuy nhiên, hắn được cho cơ hội đoái công chuộc tội, phải dẫn quân đi xâm lược nước ta. Khi bị Hưng Đạo Vương bắt sống trong trận Bạch Đằng, ngài phải dùng đến thần kiếm mới xử tử hắn được. Trước khi bị chém đầu, Phạm Nhan đòi ăn, Hưng Đạo Vương bèn đáp cho hắn ăn máu bà đẻ. Từ đó về sau, hồn của Phạm Nhan thường tòm đến sản phụ để hớp hồn họ. Theo một số kinh nghiệm dân gian, để trừ tà Phạm Nhan sản phụ còn cần ăn dồi, ăn thịt chó đen và chôn xương chó ở chân giường để việc trừ tà được linh nghiệm.

    Ngoài ra, sự phát tài còn được gắn với việc chó tự tìm đến nhà, vì người ta cho là tiếng sủa của chó khá gần âm với từ "giàu".

    Kiêng kị chó đội nón mê

    [​IMG]

    Không chỉ được gắn với vận may, đôi khi chó cũng có những kiêng kỵ. Theo quan niệm dân gian, cần tránh nuôi loại chó trắng, nhất là chó trắng có mũi màu đỏ. Sở dĩ có kiêng kỵ như vậy vì người ta cho rằng loại chó này là yêu khuyển trá hình, tuy ở thân chó nhưng hễ chủ vắng nhà thì nó sẽ nhảy lên nằm võng rồi tự đưa như người thường. Chẳng những vậy, vào những đêm trăng thanh vắng, chó trắng mũi đỏ cũng sẽ đội nón mê, chống gậy đi trên mái nhà bằng hai chân sau như người. Loài yêu khuyển này thường đi gặp yêu ma và kể rõ sự tình trong nhà , xúi giục lũ yêu ma quấy rầy nhà chủ, gây ra bệnh hoạn làm đâu ốm thành viên trong nhà.

    [​IMG]

    Chó "lê trôn" (chà, kéo hậu môn sát đất) cũng là điềm gở trong nhà, nếu chủ thấy phải bán đi ngay để trừ tai họa. Những con có chỉ đẻ một con hoặc toàn chó cái cũng được xem như điềm báo cho sự đau ốm hoặc tiêu hao tài sản của chủ nuôi.


    Xem thêm:

    Có nên nuôi chó trắng mũi đỏ?
     
    Zero, mudongnamaAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 10 Tháng một 2023
Đang tải...