Suy nghĩ về chữ tín trong cuộc sống Mở bài: Sự giả dối luôn mang lại những tổn hại to lớn đối với cuộc sống. Một khi niềm tin vơi cạn thì mọi lời nói hay, mọi hành động tốt đẹp cũng trở thành vô nghĩa. Người xưa rất coi trọng chữ tín trong đời sống của mình. Nó được xem là một trong năm đức tình (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín) cần có ở mỗi con người. Thân bài: Khổng Tử, một người thầy vĩ đại đã từng nói: "Vô tín nhi bất lập" (người không có chữ tín không thể có chỗ đứng ở trên đời). Quả thực, biết giữ chữ tín là việc vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi con người. Có người xem chữ tín là phẩm chất hàng đầu, cần phải có trước tiên, nó cũng quan trọng như sinh mệnh của mỗi con người. Tín có nghĩa là gì? Tín có nghĩa là chữ tín, là sự tin tưởng, lòng tin tưởng vững chắc vào một cái gì đó. Tín có nghĩa là sự tin cậy lẫn nhau, không thất hứa, luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa. Người biết giữ chữ tín luôn biết trọng lễ nghĩa, thực hiện nghiêm khắc những gì mình đã hứa, dám chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm và luôn khiến người khác hài lòng, tin tưởng. Tại sao sống phải biết giữ chữ tín? Sống biết giữ chữ tín là sống đúng với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Đó là một phẩm chát tốt đẹp được gìn giữ và trân trọng qua biết bao thế hệ và ngày càn được tỏa sáng hơn. Cuộc sống rất cần có chữ tín. Ai cũng biết trọng danh dự, luôn giữ chữ tín trong công việc và trong lời nói thì xã hội sẽ ổn định, cái xấu, cái ác bị loại bỏ, niềm tin tưởng tăng lên. Chữ tín gắn kết con người lại với nhau cùng hướng đến những lợi ích tốt đẹp nhất. Sống và làm việc có uy tín sẽ khiến người khác vô cùng tin tưởng, phấn đấu cùng ta làm việc và hướng đến kết quả tốt đẹp nhất. Nếu không biết giữ chữ tín, không những công việc bị đổ vỡ mà tình người cũng mất theo. Mọi lợi ích bắt đầu từ sự tin tưởng lẫn nhau. Sống biết giữ chữ tín thể hiện một nhân cách cao cả, một lối sống trọng tình trọng nghĩa. Đó cũng là cách sống mà biết bao con người đã lựa chọn để có thể thành công trong cuộc sống này. Lòng tin bắt nguồn từ một xã hội hướng đến cái thiện mà ở đó chữ tín phải trở thành kim chỉ nam trong các quan hệ ứng xử ở mọi lĩnh vực. Có lòng tin là có tất cả, mất lòng tin thì có khi trắng tay vì chẳng mấy ai còn muốn đến với ta. Người không biết trọng chữ tín, luôn ích kỉ, vụ lợi cá nhân sẽ không được người khác tin tưởng, yêu thương và giúp đỡ. Họ thường bị mọi người chê trách và xa lánh dẫn đến thất bại trong cuộc sống. Những người như thế thật đáng chê trách. Muốn giữ gìn và phát huy chữ tín trong cuộc sống ta cần phải làm gì? Muốn giữ gìn và phát huy chữ tín trong công việc và trong đời sống, trước hết là phải sống chân thực, ngay thẳng. Bởi khi sống trung thực và ngay thẳng ta mới biết coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. Cuộc sống muốn nhận về lòng tin thì phải cho đi lòng tin. Ta tin tưởng ở mọi người tất sẽ được mọi người tin tưởng. Lòng tin tưởng không thể đánh đổi bằng tiền bạc. Nó chỉ có được khi ta tin vào chính nó mà thôi. Sống phải biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau. Chính lười hứa gây được ở người ta sự tin tưởng. Nhưng người ta chỉ thật sự tin tưởng khi lời hứa đó được thực hiện. Bởi thế, đừng bao giwof thất hứu và đừng hứu nếu mình khồng làm được. Lời một khi nói ra thì có trời đất chứng giám, cho nên, đừng vì tùy hứng mà lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn. Dành được niềm tin của người khác đã khó nhưng giữ được niềm tin ấy còn khó hơn nhiều lần. Khổng Tử từng dạy: "Ở nhà phải hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài tôn kính người hơn tuổi, cẩn thận giữ điều tín, gần gũi thân cận với người nhân đức, được như vậy mà còn dư sức thì học tập tri thức nữa". Điều tín là phẩm chất mà người hết sức giữ gìn. Sống không có chữ tín thì sự tồn tại cũng trở nên vô nghĩa, dẫu có cố gắng cũng chẳng làm được điều gì lớn lao. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, biết giữ đúng lời hứa và luôn đúng hẹn. Thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình là đã biết giữ chữ tín đối với mọi người. Nếu làm được nhiều điều tốt đẹp hơn trách nhiệm của mình thì chữ tín ấy càng được khẳng định. Phê phán những người không xem trọng chữ tín: Trong cuộc sống, có nhiều người không coi trọng chữ tín. Họ thường nói nhiều, hứa hẹn nhiều nhưng không thực hiện. Họ sống bằng cuộc đời lừa dối, lợi dụng lòng tin của mọi người để mưu lợi cho bản thân, không xem trọng tình nghĩa. Họ chà đạp lên nhân cách, nhân phẩm và lòng tự trọng của người khác. Bởi thế, họ thường mọi người khinh ghét, xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách. Bài học nhận thức: Trên đời này có gì cao quý bằng chữ tín. Nó là sợi chỉ kết nối con người lại với nhau, tin tưởng lẫn nhau cùng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tín nghĩa là một nhân cách đáng quý của con người mà chúng ta có dùng tiền cũng không mua được. Đường đường chính chính làm người thì nên làm việc một cách rõ ràng rành mạch. Đừng bao giờ để người khác mất lòng tin vào ta hay hoài nghi ở ta điều gì. Bởi khi người khác tin ta, đó chính là giá trị của ta trong lòng người đó. Kết bài: Người xưa nói: "Thất tín là thất bại lớn nhất của đời người" . Bởi khi không còn chữ tín thì niềm tin cũng mất, tình cảm cũng tiêu tan, không còn có điều gì tốt đẹp còn tồn tại nữa trong mối quan hệ giữ người và người. Lúc đó chỉ còn là sự hoài nghi, thù ghét lẫn nhau mà thôi. Văn mẫu: Ý nghĩa của việc giữ chữ tín Từ xưa tới nay, uy tín luôn là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội, vì vậy chữ tín trong cuộc sống có vai trò rất quan trọng. Từ thực tiến trong cuộc sống, ông cha ta đúc rút rằng: Khi có lòng tin là có tất cả, để mất lòng tin có khi trắng tay vì sẽ chẳng còn ai muốn đến với ta. Chữ tín trong cuộc sống được thể hiện trong nhiều khía cạnh rộng lớn Trọng chữ tín là việc luôn giữ đúng hẹn, đúng lời hứa với người khác. Trong cuộc sống việc coi trọng chữ tín là rất cần thiết. Sự coi trọng chữ tín được thể hiện theo nhiều khía cạnh. Với gia đình, người thân trong nhà thì chữ tín ở đây được thể hiện ở việc không chỉ giữ đúng lời hứa mà còn là sự chuẩn mực và sống có trách nhiệm với mọi người trong gia đình. Gia đình là hạt nhân của xã hội nên nếu bạn luôn giữ chữ tín và coi trọng tình thân, giữ gìn các mối quan hệ tôt đẹp với mọi người thì ngoài xã hội bạn sẽ có được lợi thế rất lớn. Gia đình bạn, những người có mối quan hệ với bạn đều được hưởng tiếng thơm. Đó là tài sản quý giá bạn có thể dành cho con cái sau này. Với xã hội, chữ tín được thể hiện rất rõ trong việc bạn luôn giữ đúng các cam kết với bạn bè, với mọi người xung quanh. Ngoài ra, chữ tín còn được thể hiện thông qua việc bạn luôn giữ các chuẩn mực đạo đức trong xã hội, không làm các việc trái với luật pháp, luôn giữ mình trong sạch. Với việc kinh doanh buôn bán thì chữ tín đúng là quý hơn vàng. Chữ tín trong kinh doanh thể hiện ở việc bạn luôn thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết với đối tác. Bạn kinh doanh buôn bán luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm với khách hàng và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ về bảo hành sau bán hàng Trong các tích chuyện ngày xưa, người xưa thường đề cập rất nhiều về chữ tín. Các bậc tiền nhân kim cổ để lại tiếng thơm muôn đời đều là những người được kể lại trong các tích chuyện về lòng trung tin và sự uy tín. Đức khổng tử có dạy: "Nhân nhi vô tín - Bất tri kỳ khả dã", ý nói rằng người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể trở thành người được không? Có thể nói rằng chữ tín từ xa xưa đã rất được coi trọng, là điều căn bản tạo nên bản chất một con người. Sự ứng đối mật thiết của "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" với thân thể người Đức Khổng Tử trong tư tưởng "Trung Dung" của mình đã đưa ra sự ứng đối mật thiết giữa "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" với các bộ phận trên cơ thể con người. Như Nhân: Là sự nhân từ nhân ái, theo ngũ hành thuộc vào hành mộc và được đối ứng với lá gan Nghĩa là chính nghĩa là sự biết ơn trả ơn, theo ngũ hành thuộc kim và được đối ứng với lá phổi. Lễ là sự lễ phép, lễ độ, là chuẩn mực giao tiếp, theo ngũ hành thuộc hỏa ứng đối với trái tim và máu. Trí là trí tuệ, kiến thức, theo ngũ hành thuộc thủy và ứng đối với thận. Tín là sự tin tưởng là uy tín, theo ngũ hành thuộc thổ và được đối ứng với tỳ (lá lách) và vị (dạ dày). Vì vậy theo sách trung y cổ xưa nói con người sinh ra rồi mất đi và khi sống trên đời thì dựa vào hai yếu tố cơ bản để tồn tại và phát triển: Một lá "Tiên Thiên chi bản" - là cái gốc của sự sống, chỉ thận, hai là "Hậu Thiên chi bản" - là cái thư hai để sinh tồn, chỉ tỳ vị. Theo đó thận là Tiên Thiên chi bản tức là không có cách nào dùng thuốc để bồi bổ và chữa trị được mà chỉ có thể tiết chế sắc dục thủ đức tu thân để bảo dưỡng nà thôi. Vì vậy thận thì phải dưỡng chứ chữa trị thì chỉ vô ích. Tỳ vị là Hậu Thiên Chi bản, tức là tất cả dinh dưỡng cần thiết của toàn bộ cơ thể đều do tỳ vị chuyển hóa đến để nuôi dưỡng mà tồn tại và phát triển. Vậy nên con người để tồn tại và phát triển thì cần giữ mình sống trong đạo nghĩa. Một khi không tiết chế được dục vọng hay sống buông thả thì sẽ làm tổn thương đến "Tiên Thiên chi bản" - là thận. Khi thận yếu thì thủy - nước cạn kệt sẽ dẫn đến cây cối - mộc đối ứng là lá gan sẽ khô héo và chết. Lúc đó tất cả các tạng phủ trong cơ thể người sẽ vì vậy mà suy kiệt, tàn lụi. Trong cuộc sống con người phải cẩn trọng giữ chư tín vì nếu như bị mất tín thì "Hậu Thiên chi bản" - tức tỳ vị (lá lách và dạ dày) tất sẽ bị tổn thương suy kiệt, từ đó sẽ dẫn đến bệnh tất và khó giữ được tính mạng. Chữ tín là cầu nối giữa con người với nhau, là nền tảng để con người sống chân thành hòa thuận với nhau Tín - Nghĩa luôn đi cùng với nhau, có tin tưởng nhau thì mới hình thành nên ơn nghĩa. Giữ chữ tín là tạo nên sự tin tưởng mật thiết, khi đó niềm tin cao cả mới được hình thành và tạo ra các mối quan hệ bền chặt - Con người có tin tưởng nhau thì mới gắn bó được với nhau, chân thành từ đó mới được tạo ra. Khi sự chân thành được tạo lập thì cuộc sống sẽ được hòa thuận và tươi đẹp hơn. Từ những suy luận sâu xa ấy có thể nói: Chữ tín là cầu nối giữa con người với nhau, là nền tảng để con người sống chân thành hòa thuận với nhau. Chữ tín và sự thành công trong kinh doanh Với người làm kinh doanh chữ tín có giá trị rất lớn, khi đã giữ được uy tín với các đối tác thì ta sẽ hợp tác được với họ rất bền lâu, và nếu bội tín một đồng thì ta sẽ mất nhiều hơn một đồng, còn nếu bội tín mà không biết dừng lại thì sẽ mất đi đối tác cũng như một chuỗi các mối quan hệ. Đó không chỉ là sự mất mát về tiền bạc, lâu dài thì đó còn là sự mất mát về nhân cách nữa. Các mối quan hệ được xác lập dựa trên sự tin tường thì rất bền chặt. Sự uy tín được hình thành chủ yếu thông qua việc chúng ta giữ đúng lời hứa giữ đúng cam kết đối với người khác, khi đó người khác sẽ đặt lòng tin vào chúng ta. Sự tin tưởng trong kinh doanh là vô cùng quan trọng, chúng ta không thể làm được gì khi đối tác mất đi niềm tin với chúng ta, việc bội tín không chỉ làm tha hóa nhân cách của chúng ta mà còn gây ra tác hại cho nhiều người khác. Trong kinh doanh muốn phát triển được thì cần nhiều mối quan hệ hợp tác, khi chúng ta giữ được uy tín thì sẽ giữ được khách hàng, chữ tín đó sẽ được nhân lên nhiều lần khi khách hàng tin tưởng giới thiệu chúng ta với những người khác nữa. Một con người hay một tổ chức có sinh tồn và phát triển được đều phải coi trọng chữ tín - Vì chữ tín là cái gốc của mọi mối quan hệ tốt đẹp. Suy rộng ra một xã hội hay một quốc gia khi nảy sinh thù hằn, xung đột hay chiến tranh đều xuất phát từ các mẫu thuẫn về lợi ích và sự mất niềm tin vào nhau, con người không sống hòa thuận với nhau. Vậy nên một xã hội, một dân tộc, hay một quốc gia muốn tồn tại và phát triển đều cần phải đề cao các giá trị "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Đó là các giá trị cốt lõi hình thành nên nhân loại chúng ta.