Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng nghĩa là gì? Ông bà mình đã nói "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" để thấy rằng việc sinh con gái đầu lòng là phước phần và cũng là niềm tự hào của nhiều cha mẹ. Con gái có thể đỡ đần cha mẹ những việc nhỏ trong nhà, sống tình cảm, nhẹ nhàng và hơn ai hết là người gần gũi cha mẹ nhất khi họ về già. Có con gái đầu lòng, cha mẹ có thể yên tâm giao cho con việc trông em, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.. mà không phải lo lắng. Chẳng phải phụ nữ luôn là người chăm sóc, quán xuyến gia đình tốt hơn nam giới đó sao? Quan trọng nhất, trong mắt phần lớn các ông bố, bà mẹ thì con gái bao giờ cũng dễ nuôi dạy hơn con trai. Ý nghĩa của câu: Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng Tuộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng Câu tục ngữ nói về sự ích lợi của việc sinh cn gái đầu lòng, con gái rất đảm dang có thể làm hết việc nhà và có thể đỡ đần cha mẹ công việc nhà. Câu tục ngữ khuyên chúng ta về kinh nghiệm sinh con. Tuy nhiên, đối với những người mang quan niệm cổ hủ, coi trọng con trai hơn con gái thì họ lại cho rằng sinh con gái đầu lòng không giúp ích được gì cho cha mẹ, chỉ thiệt thòi vì sau cùng đứa con gái ấy sẽ đi lấy chồng và phục vụ nhà chồng chứ không còn phụng dưỡng được cha mẹ khi về già. Hiếm hoi con gái đầu lòng Làm dâu người khác chẳng trông cậy gì Cầu trời sinh được nam nhi Sau này nói dõi tông chi họ hàng Trời cười, Trời mắng: Rõ ràng Nữ nhi không có sinh nam thế nào Sao không suy nghĩ thấp cao Nhà ngươi xưa ở chỗ nào chui ra? Con gái đầu lòng so với ruộng sâu.. trân trọng hay coi thường? Câu đúc kết này tưởng đơn giản thế mà có hai cách hiểu, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau.. Nhưng, vì nó xuất hiện từ cái thời mà quan niệm "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" vẫn còn rất nặng nề, nên cách hiểu nào cũng chứa đựng mặt tối: Đó là sự coi thường vai trò người phụ nữ. Nhiều người bảo rằng ruộng sâu, trâu nái vốn là cơ nghiệp mơ ước của nhà nông, vậy mà phải đứng sau con gái đầu lòng. Vậy thì vai trò của con gái đầu lòng được đề cao quá rồi còn gì. Có phải vậy không nhỉ? Ngày xưa đi học, cô giáo viết lên bảng: "Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng" rồi giảng giải: Ruộng sâu không phải tát nước và làm cỏ, cấy lúa thì nhàn và trâu nái thì đẻ được ra con mang lại kinh tế cho gia đình, còn con gái đầu lòng thì giúp được bố mẹ nhiều việc. Đó là những cái gì tốt được mang ra so sánh với nhau. Lớn lên có đọc, có hiểu thì hiểu thêm rằng có thể lúc đó chưa có nhà trẻ để giữ trẻ như bây giờ, mọi việc trông giữ trẻ phải phó mặc cho người già không thể làm ra đồng làm những việc nặng nhọc hay phó mặc cho đứa lớn trông đứa nhỏ, không những thế còn phải giúp bố mẹ được những công việc vặt như rửa bát, quét nhà, chụm củi nấu cơm.. Thử hỏi ai làm tốt hơn con gái những việc đó? Lũ con trai còn nhỏ tính thường hiếu động, mải chơi dẫn đến quên việc bố mẹ dặn dò. Nhưng, hiểu rồi lại thấy thương cảm phận con gái vì hóa ra chỉ được đề cao ở góc độ được việc, chứ đâu phải ở góc độ tự thân. Đây lại là một cách hiểu khác, trước hết là "ruộng sâu". Hiểu theo nghĩa đen tức là ruộng trũng, ruộng thấp hơn các ruộng khác. Ruộng trũng, thấp hơn các ruộng khác thì đương nhiên chẳng thể là ruộng tốt. Nếu cứ chọn ruộng sâu mà canh tác, cả hai vụ chiêm, mùa đều mưa, cây lúa đang lên bông, trong khi ruộng nhà người ta thì được tưới tắm tươi tốt, còn nhà mình thì ruộng sâu, nước ngập, ôi thôi! Giờ đến mệnh đề thứ hai, "trâu nái" hiểu theo nghĩa đen là trâu có bầu. Đối với người nông dân, trâu có bầu trước mắt là tai họa cái đã, dù rằng từ hai đến.. ba năm sau sẽ có thêm sức cày. Trâu bầu bí không làm việc được, lại chẳng mượn được trâu nhà ai nên vụ đó đói là cái chắc. Thế hóa ra "con gái đầu lòng" còn tệ hơn cả "ruộng sâu, trâu nái" vốn đã rất tệ à? Đối với gia đình nông dân, không cái gì quan trọng bằng nhân lực. Gia đình nào có đông anh em trai, công to việc lớn nhoáng cái là xong. Nếu mà sinh con gái, mà lại con gái đầu lòng nữa, thì "con gái, nuôi cho nó bằng chị bằng em, đúng lúc nó biết làm thành thạo, biết lo thì lại thành con nhà người. Nhờ vả gì, chắc cũng chỉ là" bát canh cần "nếu con lấy chồng gần, còn xa xôi thì..", cả vợ cả chồng, cả bố mẹ chồng, bố mẹ vợ đều nghĩ thế mà rầu rĩ. Hóa ra, ý nghĩa tận cùng của câu tục ngữ này là thực tế và tàn nhẫn, hẳn là như vậy? Nhìn ra xung quanh, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn làm nhiều gia đình khốn khổ. Ở Trung Quốc, ngày 17/11/2010, một tấn thảm kịch xảy ra khi một người mẹ quẳng đứa con do mình dứt ruột đẻ ra mới được 6 tháng tuổi từ tầng ba xuống đất, sau đó người mẹ cũng nhảy lầu tự vẫn. Sự việc xảy ra vào khoảng 8h20 tại thôn Hòa Trường Đầu, Bình Sơn thuộc khu Long Cương, Thâm Quyến, Trung Quốc. Bé gái 6 tháng tuổi 5 ngày qua sốt cao liên tục, cơn sốt đó lại lây cả sang người mẹ. Bế đứa con khóc ngặt trên tay, người mẹ này cảm thấy bất lực bèn bế con ra ban công tầng ba và thả cho đứa bé rơi tự do, ngay sau đó người mẹ này cũng gieo mình tìm đến cái chết. Xung quanh cái chết đau lòng của hai mẹ con chị Dương, nhiều hàng xóm sống cùng khu này cho rằng rất có thể do chị phải chịu áp lực quá lớn về việc phải sinh con trai nên mới xảy ra cơ sự. Khi phóng viên hỏi có chuyện nạn nhân cảm thấy áp lực về sinh con trai hay không, người chị dâu im lặng gật đầu. "Cô ấy lúc nào cũng muốn sinh con trai, nhưng đứa đầu tiên là con gái, đành vỡ kế hoạch đứa thứ hai, nhưng vẫn là con gái." Xem thêm: Đăng bài viết kiếm tiền tại nhà Hướng dẫn kiếm tiền trên Binance Hướng dẫn kiếm tiền trên Remitano